Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 39)

5. Kết cấu của chuyên đề

1.4.3. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Nghiên cứu kinh nghiệm triển khai chính sách hỗ trợ tín dụng cho DNNVV của một số quốc gia cho thấy, ở các nền kinh tế dù phát triển hay đang phát triển thì vai trò của DNNVV là hết sức quan trọng. Chính phủ các nước có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm trợ giúp những khó khăn, bất lợi của khu vực DN này. Trong đó, hỗ trợ và tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn tín dụng được coi là vấn đề then chốt. Đối với Việt Nam, có thể học hỏi một số kinh nghiệm phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và đặc điểm của DNNVV Việt Nam như sau:

Thứ nhất, đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNNVV trong phát triển kinh tế. Thực tế, trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉ có DN lớn mà phải quan tâm phát triển DNNVV, bởi hệ thống DN này có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.

Thứ hai, thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNNVV trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DNNVV vượt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, chất lượng sản phẩm… theo hướng khuyến khích DNNVV phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần được thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống DNNVV.

Thứ ba, hỗ trợ tín dụng không nên triển khai một cách đại trà, cần có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm. Để chọn lọc được đúng đối tượng, các tiêu chí chọn lựa cần được thực hiện công khai, minh bạch và hiệu quả.

27

Thứ tư, việc hỗ trợ doanh nghiệp DNNVV tiếp cận tín dụng cần được nhìn nhận như một cấu phần trong hệ thống hỗ trợ tổng thể cho DNNVV. Nếu việc hỗ trợ tín dụng tiến hành riêng lẻ, không kèm theo các chương trình hỗ trợ khác như nâng cao năng lực, đào tạo, ưu đãi thuế, tài chính và các chương trình cải thiện môi trường kinh doanh thì hiệu quả sẽ tương đối giới hạn.

Thứ năm, cần có sự phối hợp, chia sẻ thông tin của các cơ quan hỗ trợ từ cấp trung ương đến địa phương như ngân hàng, các quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển DN, các tổ chức thẩm định, các hợp tác xã... Việc làm này đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro do thông tin bất đối xứng và lựa chọn nghịch.

Thứ sáu, trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, để hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn tài chính, tín dụng cần tích cực triển khai các giải pháp công nghệ mới nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của chương trình.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ, Nhà nước cần chỉ đạo và điều phối các cơ quan chức năng xây dựng các chính sách hỗ trợ cũng như luật hóa các chính sách này phù hợp với từng thời kỳ và đặc điểm của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 39)