Kinh nghiệm thực tế tại đơn vị công tác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu của chuyên đề

1.4.4. Kinh nghiệm thực tế tại đơn vị công tác

Với kinh nghiệm thực tế của bản thân đã công tác hơn ba năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đặc biệt với bốn năm làm việc trong lĩnh vực tín dụng doanh nghiệp cho thấy tín dụng là xương sống là vấn đề sống còn của một tổ chức tín dụng. Tín dụng đóng vai trò chủ đạo và luôn là lĩnh vực tiên phong trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu lợi nhuận. Trong hoạt động tín dụng nói chung thì các ngân hàng thường phân chia ra hai mảng là tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp. Việc ưu tiên phát triển tín dụng cá nhân hay doanh nghiệp là do định hướng của mỗi ngân hàng, điều này phụ

28

thuộc vào rất nhiều yếu tố như chu kỳ kinh tế, giai đoạn phát triển của tổ chức tín dụng đó, cũng như mục tiêu kỳ vọng cần đạt được là gì trong kế hoạch chiến lược. Trên thực tế đối với tín dụng doanh nghiệp luôn đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là nhóm thành phần kinh tế vô cùng quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa với việc tồn tại dưới nhiều loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty hợp danh.. .trong các doanh nghiệp nói riêng thì tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa lên đến hơn 90%. Bên cạnh đó, theo nhiều thống kê thì tỷ lệ doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này luôn chiếm trên 60% tổng doanh số cho vay của hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Bằng trải nghiệm của bản thân đã trải qua rất nhiều các vị trí công tác khác nhau từ chuyên viên quan hệ khách hàng đến hỗ trợ tín dụng khách hàng và trưởng nhóm khách hàng doanh nghiệp tác giả nhận thấy đa phần các khách hàng doanh nghiệp quan tâm đến khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng như thế nào. Việc này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ chính sách của nhà nước và chính phủ, các quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước Việt Nam và cả của chính các tổ chức tín dụng đó. Việc tăng trưởng tín dụng chính là việc tìm kiếm và tiếp cận nhiều khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn và đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng để từ đó số tiền phát vay ra ngày càng nhiều hơn, bền vững và đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó với việc những năm gần đây ngành ngân hàng tăng trưởng rất nóng bằng việc hàng loạt ngân hàng TMCP được cấp phép chấp thuận hoạt động thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên rất gay gắt. Các ngân hàng ban hành hàng loạt các chính sách vay vốn ưu đãi dành cho các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa như lãi suất thấp, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo cao, áp dụng chính sách tín dụng tín chấp không có tài sản đảm bảo, giải ngân vốn vay linh hoạt và hàng loạt các dịch vụ chăm sóc

29

khách hàng. Chính vì vậy muốn tăng trưởng tín dụng trước hết ngân hàng cần có những giải pháp nghiên cứu các chính sách thực thi riêng cho từng đối tượng khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm duy trì sự ổn định và bền vững đối với lượng khách hàng cũ và thu hút sự chú ý của các khách hàng mới tới thương hiệu và uy tín của ngân hàng. Đồng thời vấn đề nhân sự và công nghệ cũng là những yếu tố then chốt để có thể giúp việc bán hàng cũng như vận hành một cách tốt nhất.

30

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Thái Nguyên

a. Đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có tổng dân số là 1,158.43 nghìn người với diện tích tự nhiên là 3,526.20 km2, chiếm khoảng 1.08% diện tích và 1.31% dân số cả nước năm 2010. Về mặt hành chính, sau khi chia tỉnh (theo quyết định của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX) Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 02 thành phố Thái Nguyên và Thành phố Sông Công, 01 thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ,Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.

Tỉnh Thái Nguyên giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi Bắc Bộ với vùng đồng

31

bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên.

Nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên là một trong những cửa ngõ thuận lợi của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mối liên kết về du lịch, dịch vụ với các địa phương lân cận trong và ngoài vùng (Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang...). Tỉnh có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi để giao lưu kinh tế và văn hoá với các địa phương khác. Tốc độ tăng trưởng cao của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020 theo dự báo sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các địa phương khác trong vùng, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của vùng.Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ, đặc biệt với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động.

b.Đặc điểm kinh tế chính trị xã hội

- Dân số khoảng1,15 triệu người, tập trung đông nhất ở thành phố Thái Nguyên với 244,160 người và ít nhất ở thị xã Sông Công với 49,447 người. Mật độ dân số trung bình trong tỉnh là 322 người/km2, mật độ dân số cao nhất ở thành phố Thái Nguyên là 1,378 người/km2 và thấp nhất ở huyện Võ Nhai là 76 người/km2 mật độ dân số này thuộc loại cao so với các tỉnh miền núi Bắc Bộ.

32

- Thu nhập bình quân đầu người trên cả tỉnh năm 2015 ~ 86 triệu đồng/năm, năm 2016 ~93 triệu đồng/năm.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2015 đạt bình quân 13,1%. Và kế hoạch của tỉnh 05 năm tiếp theo từ năm 2015 đến 2020 đạt bình quân tăng trưởng 10%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp và xây dựng chiếm 53% ; Dịch vụ chiếm 36%; Nông - lâm - thủy sản và một số lĩnh vực khác chiếm 11%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm dự kiến sẽ tăng khoảng 15% - Tỉnh đã quy hoạch được 06 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp với diện tích 2.638 ha, thu hút được 178 dự án trong và ngoài nước đi vào hoạt động ở trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp này

2.1.Nội dung nghiên cứu

Đề tài này đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng là DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là gì?

- Những giải pháp nào để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng là DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp được thu thập qua các tài liệu, báo cáo của Agribank, của ngân hàng nhà nước, báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Những số liệu này đã được Ngân hàng nhà nước, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, và các doanh nghiệp xử lý, phân tích và tổng hợp, độ tin cậy của số liệu ở mức cao.

2.2.2Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Từ các số liệu sơ cấp thu thập được, tác giả tiến hành chọn lọc, tổng hợp các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và cần thiết để tiến hành phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu.

33

Từ các số liệu thứ cấp thu thập được là số liệu tuyệt đối tác giả thực hiện tính toán ra số liệu tương đối như tỷ trọng, tốc độ, số bình quân...để có thể đánh giá vấn đề dưới nhiều khía cạnh.

2.2.3Phương pháp thống kê kinh tế

Sử dụng phương pháp thống kê để hệ thống hóa các số liệu theo từng năm, từng mốc thời gian, thống kê số liệu theo từng ngành, từng lĩnh vực, trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ thu thập được.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình. mô tả ý nghĩa của từng chỉ số phản ánh quy mô, chất lượng, hiệu quả và biến động của hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, từ đó chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng và dự báo được xu hướng phát triển.

2.2.5Phương pháp phân tích và so sánh

Là phương pháp dùng một giá trị làm mốc để quy chiếu các giá trị khác với giá trị đã được chọn làm mốc. Sau khi tính toán số liệu tiến hành so sánh số liệu qua các năm, từ đó đánh giá sự tăng hay giảm, tốt hay xấu, thu hẹp hay mở rộng các chỉ tiêu như dư nợ cho vay, doanh số cho vay, chất lượng tín dụng, hay số lượng khách hàng DNNVV qua các năm nghiên cứu.

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Các chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ

Tăng trưởng tín dụng có thể được đo bằng nhiều chỉ số định lượng, phản ánh chính xác mức tăng lên qua từng thời kỳ. Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng lên của tổng mức dư nợ, doanh số cho vay:

* Chỉ tiêu dư nợ cuối kỳ: Là tổng số tiền còn nợ của tất cả các khách hàng vay vốn tại một thời điểm nhất định, thông thường sử dụng thời điểm cuối năm tài chính để chốt số liệu. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô dư nợ của ngân hàng và được ghi nhận trên bảng tài sản của bảng cân đối kế toán.

34

của tất cả các khách hàng vay vốn trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường sử dụng niên độ là một năm tài chính để đánh giá. Nếu chỉ tiêu này càng cao cho biết vòng quay vốn của ngân hàng nhanh, tốc độ luân chuyển vốn lớn và phân nào phản ánh số lượng khoản vay có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn.

* Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = --- x 100% Dư nợ năm trước

* Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)

(DSCV năm nay - DSCV năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = ... x 100% DSCV năm trước

- Cả hai chỉ tiêu trên dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng (tỷ lệ tăng trưởng DSCV tương tự như tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi).

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

* Số lượng khách hàng được vay vốn:

(Số KHĐVV năm nay - Số KHĐVV năm trước) Tỷ lệ tăng trưởng số KHĐVV (%) = --- x 100%

Số KHĐVV năm trước

- Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.

35

* Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ... x 100 Tổng dư nợ

- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

- Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

- Khi phân tích các chỉ tiêu trên đây, tác giả so sánh số liệu từng chỉ tiêu so với các năm liền kề trước đó (ít nhất là 3 năm, tốt nhất là 5 năm) để thấy được sự tăng trưởng, cũng như hiệu quả tín dụng của ngân hàng qua các năm (phương pháp so sánh liên hoàn).

* Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tổng nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu( % ) = ... x 100 Tổng dư nợ

- Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

- Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

36

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV 3.1.1.1. Khái quát hoạt động SXKD cua DNNVV 3.1.1.1. Khái quát hoạt động SXKD cua DNNVV

Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu đang đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)