5. Kết cấu của chuyên đề
3.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng DNNVV tại chi nhánh Agribank
Tốc độ tăng dư nợ qua 3 năm 2017-2019 có sự biến động khác nhau. Năm 2018 có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2019, mức tăng so với năm trước của 2018 là 66 tỷ đồng còn năm 2019 chỉ tăng có 64 tỷ, tốc độ tăng cũng giảm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức bình quân tăng trưởng tín dụng cho thấy sự quan tâm của Agribank trong tháo gỡ vướng mắc, khó khăn tiếp cận vốn của DNNVV.
3.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng DNNVV tại chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
3.3.2.1.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đối với cho vay DNNVV
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng cho vay đối với DNNVV của chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên. Ta có bảng số liệu sau:
54
Bảng 3.12: Vòng quay vốn tín dụng cho vay DNNVV
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2017 Năm 2018 Năm 2019 DS thu nợ DNNVV Tr đồng 2.795 2.987 3.226 Dư nợ bình quân DNNVV Tr đồng 1.282 1.366 1.431 Vòng quay vốn tín dụng cho vay DNNVV Vòng 2,18 2,19 2,25
( Nguồn - báo cáo kết quả tín dụng chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên năm 2017-2019)
Năm 2017 số vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV đạt 2,18 vòng. Năm 2018 số vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV tăng nhẹ so với năm 2017 là 0,01 vòng.
Năm 2019 số vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV tiếp tục tăng 0,06 vòng tương ứng với tốc độ giảm là 0,16%.
Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng đối với cho vay DNNVV có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Hệ số vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Xu hướng tăng lên của hệ số này đã phản ánh tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân, các DNNVV có xu hướng chuyển dịch sang vay vốn ngắn hạn, tốc độ luân chuyển vốn cao hơn.
3.3.2.2 Tình hình nợ xấu cho vay DNNVV ( nợ phân loại nhóm 3+4+5)
Khi phân tích tình hình và chất lượng cho vay DNNVV thì cần phải nghiên cứu nợ xấu của khối doanh nghiệp này. Nếu như chỉ mở rộng cho vay là một mặt tích cực của vấn đề thì tình hình nợ xấu sẽ phản ánh mặt kia của vấn đề đó. Nếu muốn xét chất lượng cho vay thì ta cần phải quan tâm tới mọi mặt kể cả tích cực lẫn tiêu cực, có như vậy mới đánh giá toàn diện vấn đề.
75
2. Kiến nghị
- Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất: Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật quản lý kinh tế, chính trị, xã hội, cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển các DNNVV, cụ thể:
Về chính sách thuế: Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế VAT đầu vào, thuế thu nhập, thế xuất nhập khẩu, thuế đất cho các DNNVV mới thành lập. Việc làm này tạo động lực khuyến khích phát triển các DNNVV. Mặt khác, nếu mức thuế áp dụng cho các DNNVV quá cao sẽ làm nảy sinh các tiêu cực như việc trốn thuế, gian lận thuế thông qua việc khai giảm các hoá đơn mua hàng, khai thông hoá đơn bán hàng dẫn đến thất thu thuế cho nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra Nhà nước cần hỗ trợ địa phương xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở: Giao thông, điện nước, cầu cống mương máng... nhằm tạo nền tảng vật chất hạ tầng thuận lợi cho các DNNVV.
Thứ hai: Nhà nước cần khuyến khích hơn nữa việc hình thành và phát triền các tổ chức hỗ trợ các DNNVV.
Với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thực hiện vai trò định hướng và hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển. Thực hiện vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế nhà nước còn cần đến sự giúp sức của các tổ chức kinh tế xã hội trọng và ngoài nước, nhất là hỗ trợ các DNNVV. Các tổ chức này có thể hỗ trợ các DNNVV về các mặt như mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu, đào tao nhân lực, công nghệ kỹ thật... Sự hỗ trợ này giúp các DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng với thị trường.
Nhà nước cần có thêm các chiến lược mở rộng hợp tác đầu tư tranh thủ nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các DNNVV. Đồng thời khuyến khích các DNNVV tham gia vào các tổ chức, hiệp hội đại diện co mình để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hội nhập và phát triển.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng thông tin phòng ngừa rủi ro.
76
hạn chế rủi ro. Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều, quan hệ kinh tế thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp thì nhu cầu thông tin khách hàng càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn hơn bao giờ hết. Do đó, đòi hỏi tất cả các thông tin tín dụng phải thỏa mãn: Tính cập nhật, chính xác và đầy đủ.
Tuy nhiên, trên thực tế tình hình thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế, lượng thông tin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động tín dụng cả về số lượng lẫn chất lượng. Để chấn chỉnh và tăng cường hiệu quả hoạt động của thông tin phòng ngừa rủi ro, NHNN cần đưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích, hoặc bắt buộc các NHTM tham gia vào trung tâm để thực hiện chức năng cung cấp số liệu số dư (tiền gửi, tiền vay) cũng như biến động dư nợ của khách hàng một cách đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật, chính xác.
Bên cạnh đó, cần mở rộng thành viên của trung tâm bao gồm cả các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn từ đó thu thập được những thông tin về quan hệ kinh tế thương mại, thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho việc Marketing Ngân hàng, mở rộng hoạt động tín dụng(CIC). Từng bước hoàn thiện mô hình hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng, có quy chế hoạt động phù hợp, thống nhất đảm bảo thực hiện có hiệu quả vai trò chức năng và nhiệm vụ trung tâm. Ngoài ra, không ngừng cải tiến công nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình, các phần mềm ứng dụng nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác thông tin tín dụng hiện nay.
- Kiến nghị với Agribank Việt Nam
AgribankViệt Nam là cơ quan chủ quản của chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên, cũng cần có các biện pháp phối hợp với Agribank tỉnh Thái Nguyên tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế, đồng thời phát huy được những thế mạnh của chi nhánh để không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh.
Một số kiến nghị đối với Agribank:
* Định hướng hoạt động cho đầu tư phát triển DNNVV tại Agribank. Trên cơ sở nghiên cứu chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước,
77
Agribank cần đưa ra các định hướng phát triển tín dụng DNNVV, các chính sách hỗ trợ bên cạnh lãi suất, tăng cường tháo gỡ các vướng mắc trong tín dụng DNNVV. Đảm bảo công bằng cho hoạt động tín dụng DNNVV.
* Quan tâm phát triển mạnh hơn nữa chiến lược Marketing trong toàn hệ thống nhằm nâng cao uy tín hình ảnh, thu hút khách hàng, đồng thời tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thi trường.
* Củng cố hoàn thiện mạng lưới thu thập thông tin, chuẩn hóa nghiệp vụ, quy định về thu thập thông tin. Cập nhật các kênh thông tin mới.
* Agribank cần thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình hiện đại hoá hệ thống Agribank, nâng cao chất lượng thẩm định DNNVV, đặc biệt quan tâm và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giao dịch viên và cán bộ kinh doanh vì đội ngũ này có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
* Tăng cường biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro. * Xây dựng chính sách ưu đãi DNNVV.
* Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức phát triển DNNVV, nhất là các tổ chức cấp cao, cấp lãnh đạo, tạo điều kiện tiếp cận DNNVV, thông tin thẩm định, phát triển mạng lưới hệ thống.
* Nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, chăm sóc khách hàng và triển khai trong toàn hệ thống, thực hiện phát triển các chi nhánh trong toàn hệ thống theo hướng ngân hàng đa năng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
* Agribank Việt Nam thực hiện phối hợp chặt chẽ hơn với NHNN tổ chức hiệu quả chương trình thông tin tín dụng CIC, mở rộng và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng giúp chi nhánh Agribank tỉnh Thái Nguyên phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Tiến (2011), giáo trình ngân hàng thương mại. NXB Thống Kê.
2. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2012), Các nhân tô tác động đên
tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam 2011: Bằng chứng định lượng. 3. Phan Thị Thu Hà (2002), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
4. Tô Ngọc Hưng (2009), Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.
5. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Kiều (2008), Giáo trình Tín dụng và tham định tín dụng, NXB Tài chính.
7. Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ, NXBGD.
8. Nguyễn Quốc Nghi (2010), "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ", Tạp chí ngân hàng, số 23.
9. Nguyễn Văn Lê (2014), luận án tiến sỹ kinh tế, tăng trưởng tín dụng ngân hàng đôi với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tê vĩ mô bất ổn.
10.Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc Hội thông qua ngày 16/06/2010, sửa đổi năm 2017.
11.Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ quy định về hướng dẫn luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
12.Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên, Báo cáo hoạt động kinh doanh của các NHTM hàng năm 2018, năm 2019.
13.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày
79
trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
14.Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2017, năm 2018, năm 2019.
15.Tài liệu lưu hành nội bộ khác của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
16.Thủ tướng chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐCP về việc ” Trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ” , Hà Nội.
17.Crowley J. (2008), Tăng trưởng tín dụng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi
và khu vực Trung A.
18.Website: http: www. cafef.vn 19.Website: http:www.Vnexpress.net