Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu của chuyên đề

3.1.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV

3.1.1.1. Khái quát hoạt động SXKD cua DNNVV

Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu đang đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua; thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá dầu thô giảm mạnh do nhu cầu sử dụng hạn chế; thất nghiệp tăng cao. Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2020. Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ - Iran, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và trên bán đảo Triều Tiên đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Theo thống kê mới nhất của tổng cục thống kê, trong 6

37

tháng đầu năm 2020 có khoảng 52.227 doanh nghiệp ở Việt Nam giải thể hoặc ngừng hoạt động tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019, trong số đố doanh nghiệp vừa và nhỏ giải thể chiếm hơn 90% tổng số.

3.1.1.2 Những khó khăn của DNNVV gặp trong quá trình hoạt động SXKD

- DNNVV ít vốn và khả năng tiếp cận vốn hạn chế

Tình trạng ít vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của DNNVV Việt Nam.

- Tình trạng công nghệ lạc hậu

Hiện nay, máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp có đến 70% thiết bị máy móc thuộc thế hệ những năm 60- 70, trong đó có hơn 60% đã hết khấu hao, gần 50% máy móc cũ được tân trang lại để dùng, việc thay thế chỉ đơn lẻ từng bộ phận, chắp vá thiếu đồng bộ. Tình trạng máy móc có tuổi thọ trung bình trên 20 năm chiếm khoảng 38% và dưới 5 năm chỉ chiếm có 27%. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chưa đến 1 % tổng doanh thu... Trình độ thiết bị công nghệ trong các DNNVV ngoài nhà nước chỉ bằng 5% mức trang bị kỹ thuật trong các doanh nghiệp công nghiệp lớn... Thực trạng này đang đặt ra những thách thức lớn đối với năng lực cạnh tranh của khu vực DNNVV, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

- Năng lực quản trị doanh nghiệp yếu

Đối với các DNNVV Việt Nam, trình độ, năng lực tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị doanh nghiệp có hạn chế rất lớn, nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh mà vẫn chủ yếu kinh doanh dựa trên kinh nghiệm, kinh doanh theo phi vụ. Các chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn nhiều yếu kém: tầm hoạt động và mạng lưới phân phối sản phẩm hẹp; hoạt động xúc tiến thương mại còn giản đơn, sơ lược và không có hiệu quả thiết thực; chi phí

38

cho hoạt động xúc tiến thương mại chỉ dưới 1% doanh thu (so với tỷ lệ 10% đến 20% của doanh nghiệp nước ngoài).

- Hạn chế trong tiếp cận nguồn nguyên vật liệu giá cạnh tranh và chưa có thương hiệu doanh nghiệp

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. Công nghiệp chế tạo vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp. Nhiều sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm có sự tăng trưởng cao (hàng da giày, dệt may, chế biến thực phẩm, ô-tô, xe máy) đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, giá cả các loại nguyên vật liệu này trên thế giới tăng cao thời gian qua, làm cho nhiều nhóm sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu khá cao, chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm. Đối với các DNNVV tình hình còn xấu hơn, do các doanh nghiệp này quy mô nhỏ, vị thế yếu, nếu không có hình thức liên kết hợp tác thích hợp để mua nguyên vật liệu thì sẽ luôn ở thế bất lợi trong đàm phán về giá cả.

- Chất lượng lao động thấp

Thách thức rất lớn của DNNVV là chất lượng nhân lực thấp. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý. Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Điều đó thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp, trong khi hầu hết lao động trong các DNNVV lại chưa qua đào tạo và thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)