Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn tài liệu từ các báo cáo, các bảng, biểu thu thập từ văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới của tỉnh, phòng nông nghiệp, phòng thống kê huyện Đại Từ, Cục thống kê tỉnh, UBND huyện Đại Từ và Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, các Tổ chức đoàn thể chính trị xã hội của huyện, xã. Ngoài ra còn tham khảo các đề tài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong và ngoài nước; qua các cổng thông tin điện tử, mạng Internet,... được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được điều tra thông qua mẫu phiếu điều tra khảo sát xây dựng trước để thu thập thông tin về tình hình tham gia của người dân vào xây dựng mô hình nông thôn mới tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và thực hiện điều tra phỏng vấn vào tháng 6 năm 2020.

Tác giả tiến hành điều tra các cán bộ tại văn phòng điều phối NTM huyện Đại Từ, các cán bộ thuộc Ban chỉ đạo, Ban quản lý và cán bộ chuyên trách xây dựng NTM các xã Minh Tiến, xã Văn Yên và xã Cát Nê; và các hộ nông dân tại các xã Minh Tiến, xã Văn Yên và xã Cát Nê.

28

của huyện Đại Từ thực hiện trọng điểm chương trình xây dựng mô hình NTM giai đoạn 2017 – 2019 để cán đích NTM vào năm 2020. Ngoài ra, so sánh với 28 xã trong chương trình xây dựng mô hình NTM, 3 xã Minh Tiến, Văn Yên, Cát Nê mang các đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau song đều có vai trò, vị trí quan trọng chiến lược trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Xã Minh Tiến đăng ký lộ trình về đích nông thôn mới vào năm 2019, xã Văn Yên và Cát Nê đăng ký về đích vào năm 2020 trong quy hoạch phát triển nông thôn mới của huyện. Có thể thấy sự tương đồng và khác biệt của ba xã địa bàn nghiên cứu có thể có những tác động khác nhau đến nhận thức cũng như sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, tác giả chọn ba xã Minh Tiến, Văn Yên và Cát Nê làm địa điểm nghiên cứu đề tài này.

Để tìm hiểu vai trò của người dân vào xây dựng mô hình NTM tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, đề tài sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn. Căn cứ vào thời gian và quy mô nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn 30 mẫu.

Phiếu phỏng vấn bao gồm hai phần chính:

- Phần I nêu các thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính;

- Phần II Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết. Một số câu hỏi được thiết kế theo thang hỏi Likert với 5 mức độ: 1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường/Trung lập; 4- Đồng ý và 5 - Hoàn toàn đồng ý.

Để phân tích và diễn đạt số liệu tác giả sử dụng điểm số bình quân với 5 mức đánh giá như sau:

Giá trị khoảng cách = Maximum – Minimum = (5-1) = 0,8

29

Bảng 2.1: Ý nghĩa của điểm số bình quân

Thang đo Phạm vi Ý nghĩa

5 4,20-5,0 Tốt/rất đồng ý

4 3,40-4,19 Khá/đồng ý

3 2,60-3,39 Trung bình

2 1,80-2,59 Yếu/không đồng ý

1 1,0-1,79 Kém/rất không đồng ý

- Nội dung phỏng vấn người dân tham gia thực hiện mô hình nông thôn mới bao gồm:

+ Các thông tin chung về hộ

+ Sự tham gia, mức độ tham gia của hộ trong xây dựng mô hình NTM + Đánh giá của các hộ về sự tham gia

+ Các ý kiến, nguyện vọng đóng góp để tăng cường sự tham gia

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)