5. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Giải pháp cụ thể cho từng địa phương
* Đối với xã Minh Tiến
- Tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân tham gia tích cực hơn nữa vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, vai trò tiên phong của các tổ chức, đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới, tạo hứng khởi, khơi dậy tinh thần tập thể của người dân.
95
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao dân trí, chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tay nghề cho nông dân để họ tự sản xuất, kinh doanh trên chính quê hương mình.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả các thiết chế văn hóa, xây dựng đời sống và môi trường văn hóa lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục ở nông thôn, kịp thời phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
- Quan tâm hơn nữa đến các chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp nâng cao chất lượng cuộc sống.
* Đối với xã Văn Yên
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn quản lý cho các tổ chức hiệp hội đoàn thể, lồng ghép với các chương trình giáo dục để tăng cường công tác quản lý, phù hợp yêu cầu của tình hình thực tế.
- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn, trong đó chú trọng giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Đổi mới và hoàn thiện chính sách đối với nông dân, bảo đảm lợi ích, phát huy dân chủ và khơi dậy mọi tiềm năng của nông dân trong xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ họ chính là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới giúp người dân động, tự giác tham gia và tham gia một cách nhiệt tình, sáng tạo hơn nữa vào xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng cộng đồng chung, những lợi ích cụ thể họ được hưởng, họ có quyền làm chủ cộng đồng, chủ động hơn nữa trong việc tham gia bảo vệ những tài sản do chính công sức, tiền của mà họ đóng góp.
* Đối với xã Cát Nê
- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trang bị kiến thức cho nông dân, tạo điều kiện để nông dân phát huy vai trò làm chủ của mình.
96
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao dân trí, chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tay nghề cho nông dân để họ tự sản xuất, kinh doanh trên chính quê hương mình.
- Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, vai trò của các tổ chức xã hội (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh...) trong tổ chức thực hiện và vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh cho vay vốn để người dân phát triển sản xuất; có chính sách hỗ trợ người dân trong việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương; giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.