Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân

Trong giai đoạn 2017 – 2019 huyện Đại Từ đã tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân bao gồm: Kế hoạch thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; kế hoạch thực hiện đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ chè; công tác chỉ đạo sản xuất thường xuyên, kịp thời vụ; việc ứng dụng, chuyển giao KHCN vào sản xuất được quan tâm và có những chuyển biến tích cực, do đó đã góp phần tăng giá trị sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2019 tăng 3,8% so với năm 2017; giá trị sản phẩm/01ha đất nông nghiệp đạt 112 triệu đồng/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt 67.594 tấn, đạt 109% so với kế hoạch.

Ngoài ra, huyện tiếp tục ưu tiên bố trí các nguồn vốn tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng kinh phí năm 2017 gần 13.000 triệu đồng (trong đó Ngân sách huyện: 8.000 triệu đồng; Nguồn trợ cấp ngân sách tỉnh: 4.903 tỷ đồng) để tập trung đầu tư, hỗ trợ (sản xuất, kinh doanh tiêu thụ chè, hỗ trợ các trang trại, các mô hình, dự án về chăn nuôi, thủy sản, hỗ trợ sản xuất lúa lai, mô hình trồng cây dược liệu, hỗ trợ cho công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm và Bảo vệ thực vật); năm 2019 tổng kinh phí hơn 6.000 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để tập trung đầu tư, hỗ trợ (hỗ trợ phát triển cây chè, sản xuất chè đông, hỗ trợ sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ sản xuất,

43

thâm canh cây ăn quả có múi, hỗ trợ các trang trại, hỗ trợ cho công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm và Bảo vệ thực vật,...).

Đặc biệt, huyện quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ các trang trại, gia trại chăn nuôi duy trì và phát triển sản xuất, thúc đẩy, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, các loại hình hợp tác, liên kết trong quá trình sản xuất; tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp liên kết đầu tư vào phát triển sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản. Trong năm 2017 toàn huyện đã cấp mới Giấy chứng nhận cho 02 trang trại, thành lập mới được 07 HTX; 07 tổ hợp tác; được công nhận thêm 05 làng nghề, làng nghề truyền thống. Trong năm 2019, cấp mới giấy chứng nhận cho 03 HTX, 1 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Chứng nhận sản phẩm OCOP cho 08 sản phẩm chè: 05 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 03 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)