Định hướng nâng cao vai trò cho người dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 100 - 101)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Định hướng nâng cao vai trò cho người dân

- Nâng cao vai trò của người dân trong các mô hình phát triển nông thôn mới trước hết gắn liền với lợi ích của người dân, thực hiện một cách có hiệu quả chủ trương dân chủ cấp cơ sở và thực thi có hiệu quả các hoạt động của mô hình. Chỉ thị 30-CT/TW ngày 12/8/1998 của Trung ương Đảng về thực hiện dân chủ cấp cơ sở, Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là cách tiếp cận, đánh giá đúng tình hình ở cơ sở, thể chế hoá, pháp quy hoá những nội dung, nguyên tắc, phương châm cho sinh hoạt dân chủ ở nông thôn, Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về danh sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Đây là cách tiếp cận, là sự đánh giá đúng tình hình ở cơ sở. Đây là hành lang pháp lý cho các hoạt động phát triển nông thôn, nâng cao dân chủ cấp cơ sở, nhất là nâng cao vai trò của người dân trong tham gia xây dựng và phát triển nông thôn.

- Việc nâng cao vai trò của người dân trong các mô hình dựa trên nguyên tắc: mô hình xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực và cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy sự đóng góp của người dân và cộng đồng; các hoạt động cụ thể ở từng mô hình thí điểm do chính người

92

dân của thôn, bản tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định thông qua cộng đồng. Chính quyền các cấp chỉ đóng vai trò hướng dẫn kỹ thuật, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phê duyệt kế hoạch phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện vai trò làm chủ thông qua cộng đồng; các mô hình thí điểm được triển khai phải đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, hài hòa với môi trường, góp phần bảo tồn giá trị truyền thống của địa phương.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân tham gia chương trình.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình,...) phát hành các tờ rơi, hoặc các hình thức khác như xây dựng thành các nội dung sinh hoạt trong các câu lạc bộ,...

- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền tác động và làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng đối với phát triển nông thôn nhằm khơi dậy phong trào tự vận động phát triển trong cộng đồng dân cư nông thôn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)