5. Kết cấu của luận văn
3.2.7. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện
môi trường tại các làng nghề và giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn
Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề
Huyện Đại Từ chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2017 – 2019.
Trong năm 2017 đã tiến hành kiểm tra 62 cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại, thẩm định ký cam kết bảo vệ môi trường cho 19 cơ sở sản xuất kinh doanh. Năm 2019, đã tiến hành kiểm tra, thẩm định ký xác nhận đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường cho 412 cơ sở. Huyện duy trì, thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát môi trường. Xây dựng mô hình điểm cộng đồng dân cư tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường tại xóm Thắng Lợi, xã Yên Lãng.
Ngoài ra, huyện Đại Từ thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Thực hiện việc ủy quyền cho Chủ tịch UBND các xã, thị trấn xác nhận đăng ký hồ sơ BVMT đối với 1 số dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dich vụ chăn nuôi quy mô hộ gia đình trên địa bàn các xã, thị trấn.
Chỉ đạo, hướng dẫn các xã đăng ký về đích nông thôn mới và các xã đăng ký hoàn thành tiêu chí môi trường trong năm 2017. Tập trung chỉ đạo hoàn thiện các hạng mục công trình tại Khu Bãi chứa và xử lý rác thải huyện như: Xây dựng trạm xử lý nước rỉ rác và hố chôn lấp rác thải số 2, sửa chữa, cải tạo lò đốt rác, điều chỉnh mở rộng tại bãi chứa và xử lý rác thải huyện...
Hướng dẫn các xã, thị trấn kiểm tra xác nhận hồ sơ bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình, xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang, xây dựng hệ thống kênh mương thoát nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh; giữ gìn vệ sinh môi trường trong khu dân cư, đến nay 22/30 xã, thị trấn tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường
47
đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình, 30/30 xã, thị trấn đã xây dựng hương ước vệ sinh đường làng ngõ xóm; xây dựng được 997 bể chứa vỏ bao bì chất bảo vệ thực vật tại các cánh đồng và các nương, đồi chè trên địa bàn toàn huyện…
Trong năm 2017 – 2019, UBND huyện đã hỗ trợ đầu tư 290 xe thu gom rác đẩy tay cho các xã để tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, hỗ trợ xây dựng 150 bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV; 45 thùng chứa rác thải sinh hoạt tại các khu vực công cộng của 02 xã đăng ký hoàn thành chương trình NTM năm 2017, 02 xã đăng ký hoàn thành chương trình NTM năm 2018.
Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn
Công tác quốc phòng quân sự địa phương được triển khai thực hiện tốt: Duy trì chặt chẽ chế độ trực sẵn sàng chiến đấu đảm bảo quân số, VKTB theo quy định. Phối hợp đảm bảo tốt an ninh chính trị, tăng cường tuần tra, canh gác, bảo đảm ANCT - TTATXH trên địa bàn, đặc biệt là các khu vực trọng điểm, nhạy cảm. Chỉ đạo các lực lượng vũ trang tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, PCCC... trên địa bàn huyện. Tổ chức sắp xếp quản lý, chi trả phụ cấp trách nhiệm phúc tra quân dự bị, huy động nguồn DBĐV cho các đơn vị huấn luyện đảm bảo kế hoạch. Tổ chức Lễ ra quân huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng năm 2019 được chuẩn bị chu đáo, triển khai đúng kế hoạch; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc huyện xây dựng kế hoạch đảm bảo cho tác chiến phòng thủ huyện. Tổ chức tọa đàm gặp mặt thanh niên lên đường nhập ngũ và Lễ giao nhận quân năm 2017, 2018, 2019, giao đủ quân số 702 thanh niên lên đường nhập ngũ an toàn, đúng quy định. Tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ xã, thị trấn năm 2017, 2018, 2019.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện nhìn chung ổn định, các loại tội phạm được ngăn chặn, kiềm chế. Lực lượng công an huyện và các xã, thị trấn đã tập trung đấu tranh truy quét các loại tệ nạn xã hội, đảm ATGT, trật tự an toàn xã. Thực hiện tốt công tác nắm tình hình và
48
triển khai các biện pháp để chủ động có phương án phòng ngừa, đấu tranh với các tội phạm giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Tiếp tục duy trì thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn với xây dựng Nông thôn mới.
3.2.8. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội tại địa phương đã phát huy tốt vai trò trong thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể:
+ Mặt trận Tổ quốc huyện: Đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn UB MTTQ các xã thực hiện tốt 05 nội dung của cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở Khu dân cư” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Gắn việc xây dựng nông thôn mới với thực hiện quy chế dân chủ; bảo đảm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trật tự an ninh của địa phương, đây cũng là những tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, chủ động và làm nòng cốt trong việc vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cộng đồng, chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới của địa phương. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong việc xây dựng nông thôn mới, những nơi có khó khăn, vướng mắc MTTQ đã chủ động phối hợp với chính quyền, đoàn thể, tổ hòa giải làm tốt công tác tư tưởng, bảo đảm giữ ổn định ngay từ cơ sở nên trong những năm qua, khi thực hiện xây dựng nông thôn mới không xảy ra khiếu kiện, thắc mắc lớn tại địa phương.
+ Huyện đoàn Đại Từ: đã tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hành động “Tuổi trẻ Đại Từ chung tay xây dựng Nông thôn mới”, chỉ đạo Đoàn các xã, thị trấn thành lập được 30 đội thanh niên xung kích tình
49
nguyện tuyên truyền và tham gia bảo vệ môi trường, tích cực tuyên truyền vận động thanh niên, bà con nhân dân hiến đất làm đường và xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương.
+ Hội Cựu chiến binh huyện: Từ cấp huyện đến cơ sở, Hội CCB thường xuyên quan tâm và tham gia tích cực vào việc tuyên truyền đến các đồng chí hội viên và các tầng lớp nhân dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Kết quả trong giai đoạn 2017 - 2019, Hội đã thành lập 387 tổ an ninh tự quản, vận động được 82 hội viên và gia đình hội viên hiến 25.650m2 đất để làm đường giao thông nông thôn.
+ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện: Đã xây dựng và triển khai kế hoạch “Phụ nữ Đại Từ chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” thu hút thu hút trên 28.000 lượt chị em hội viên phụ nữ tham gia; thành lập được 10 câu lạc bộ “gia đình 05 không, 03 sạch” Hội đã phối hợp tổ chức 22 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho 635 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ;
+ Hội Nông dân huyện: Trong những năm qua, Hội Nông dân đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất cho người nông dân trong xây dựng nông thôn mới... Trong năm, đã phối hợp tổ chức được 321 lớp tập huấn cho 15.210 lượt hội viên nông dân; xây dựng 01 mô hình “Hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường”.
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực cho cán bộ, công chức cấp xã: Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn huyện được quan tâm, chú trọng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức (nhất là cán bộ chủ chốt) ở các cơ quan, đơn vị, địa phương có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao.
50
- Kết quả cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công: UBND huyện thường xuyên chỉ đạo, tạo điều kiện, cơ hội tham gia ý kiến của người dân, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã. Công khai, minh bạch kế hoạch, thiết kế xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa các công trình, sổ ghi chép các khoản thu – chi do người dân đóng góp.
+ UBND huyện đã thành lập Ban tiếp công dân huyện, xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, công khai nội quy, lịch tiếp công dân tại trụ sở Tiếp công dân. Chỉ đạo các xã thị trấn thường xuyên duy trì, bố trí nơi tiếp công dân tại trụ sở UBND cấp xã. Nâng cao thái độ, tinh thần, trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân. Kịp thời giải quyết, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của nhân dân.
+ Kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân các cấp. Xây dựng quy chế hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị.
+ Giải quyết kịp thời, đúng quy định các TTHC cho tổ chức, công dân, đặc biệt TTHC trong các lĩnh vực: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tư pháp - hộ tịch, chính sách – xã hội..., không gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, công dân khi đến giải quyết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
+ Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính công theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp.
+ Về cung ứng dịch vụ công: Đã đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ công trong các cơ quan hành chính nhà nước: Rà soát, điều tra hộ nghèo, lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế; Các dịch vụ công trong giáo dục tiểu học công lập: Thu, quản lý và sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách, đóng góp của phụ huynh; mức thu học phí trong các năm học 2017 – 2019. Đồng thời triển khai các nội dung liên quan đến công tác giữ vững ổn định an ninh trật tự: Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, tiếp tục thực hiện các chương
51
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy.
3.2.9. Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tập huấn, nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ, cộng đồng, người dân, trong 03 năm 2017 – 2019 đã tổ chức được 52 lớp cho các xã, với nội dung tập trung vào triển khai Bộ tiêu chí và hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu, xóm nông thôn mới kiểu mẫu; gia đình nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020; Đồng thời hướng dẫn các xã thực hiện công tác rà soát đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí theo quy định của Bộ tiêu chí mới và rà soát, lựa chọn, đăng ký xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu.
Công tác kiểm tra, giám sát tại địa phương: Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, tập trung vào việc xây dựng, ban hành, triển khai các nghị quyết, đề án, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp về xây dựng nông thôn mới; việc khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn lực được hỗ trợ thực hiện chương trình xây dựng NTM tại các xã trên địa bàn huyện.
52
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình NTM
ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung chỉ tiêu
Kết quả huy động năm 2017 Kết quả huy động năm 2018 Kết quả huy động năm 2019 TỔNG SỐ 264.087,7 312.730,0 211.495,0 I NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 186.800,0
1 Ngân sách Trung ương 26.345,7 53.704,0 37.451,4
1.1 Đầu tư phát triển 25.057,0 52.404,0 34.394,0
1.2 Sự nghiệp 1.288,7 1.300,0 3.057,4
2 Ngân sách địa phương 46.851,0 106.877,0 11.666,0
2.1 Tỉnh 10.000,0 70.480,0 8.466 2.2 Huyện 35.851,0 35.197,0 2.400 2.3 Xã 1.000,0 1.200,0 800 3 Vốn lồng ghép 119.592,0 100.649,0 137.682,6 II HUY ĐỘNG ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI DÂN, DN 24.695,0 1 Ủng hộ đóng góp của doanh nghiệp 3.044,0 1.500,0 5.000,0 2 Đóng góp của người dân 68.255,0 50.000,0 19.695 2.1 Tiền mặt 1.772,0
2.2 Ngày công và hiện vật
quy đổi 17.923
(Nguồn: UBND huyện Đại Từ và tổng hợp của tác giả) Nguồn lực huy động để thực hiện chương trình nông thôn mới chủ yếu từ: Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương, vốn lồng ghép và đóng
53
góp của người dân, doanh nghiệp. Trong đó, đa số là nguồn từ ngân sách nhà nước (gồm Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương), lượng vốn lồng ghép chiếm khoảng 40-50% tổng vốn, và sự đóng góp một phần nhỏ từ phía người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.
* Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí về xã NTM của huyện Đại Từ giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí về xã NTM giai đoạn 2017 – 2019
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số xã đạt 19 tiêu chí 11 15 18
Số xã đạt 15-18 tiêu chí 2 6 7
Số xã đạt 10-14 tiêu chí 15 7 3
(Nguồn: UBND huyện Đại Từ) Để đạt được các kết quả trên đây là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Ban thường vụ Huyện ủy; UBND huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tích cực chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, đến nay kết quả thực hiện đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đến năm 2019 đã có:
- Số xã đạt 19 tiêu chí: 18 xã (La Bằng, Hà Thượng, Mỹ Yên, Cù Vân, Bản Ngoại, Tiên Hội, Tân Thái, Ký Phú, Vạn Thọ, , Khôi Kỳ, Phú Xuyên, Phú Lạc, Tân Linh, Bình Thuận, Hoàng Nông, Lục Ba).
- Số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí: 07 xã (Cát Nê, Yên Lãng, Minh Tiến, Đức Lương, Na Mao, Phúc Lương, Quân Chu).
- Số xã đạt từ 10-14 tiêu chí: 03 xã (Văn Yên, Phú Thịnh, An Khánh). Ngoài ra, huyện Đại Từ đã chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ các xã; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Chủ động thực hiện phân bổ ứng trước xi măng cho các xã triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn. Việc triển khai xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu được thực hiện khá tích cực, kết quả thực hiện các tiêu chí đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra.
54
Các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị đã tập trung, quan tâm, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực, các tiêu chí xây dựng NTM; chỉ đạo phát triển sản xuất, từng bước định hướng cho nhân dân phát