Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics ở công ty cổ phần giao nhận ngoại thương hoàng gia (Trang 38)

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được Công ty vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém cần giải quyết khắc phục.

- Xét về tổng thể: doanh thu và lợi nhuận có tăng, nhưng xét về chiều sâu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty chưa đạt chỉ tiêu, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí có xu hướng giảm.

- Từ nguyên nhân doanh thu tăng nhưng các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận chi phí lại giảm, cho thấy cùng với giá trị lợi nhuận đó Công ty lại bỏ ra nhiều chi phí hơn thời gian trước. Điều đó chứng tỏ có sự lãng phí và bất cập trong các khâu của quá trình vận chuyển đến công tác tổ chức và quản lý. Từ đó phải xem xét lại khâu trung gian, quá trình giao nhận vận tải và môi giới, chi phí trong quá trình làm đại lý…để có những điều chỉnh phù hợp mang lại kết quả tốt nhất để không nhưng doanh thu tăng mà các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cũng tăng.

Có thể nói năm 2013 là một năm nhiều khó khăn với nền kinh tế Việt Nam và thế giới, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty CP giao nhận ngoại thương Hoàng Gia. Bằng nhiều nỗ lực của ban giám đốc, các phòng ban và các nhân viên trong Công ty cũng đã hoàn thành một số chỉ tiêu, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LOGISTICS Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG HOÀNG GIA 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LOGISTICS Ở VIỆT NAM

3.1.1. Cơ hội

Nghiên cứu của các nhà kinh tế học cho thấy, chi phí về logistics chiếm 10% giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông trong nước và chiếm 40% đối với hàng hóa mua bán trên thị trường quốc tế. Trong khi đó Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành dịch vụ logistics, làm tăng GDP cho đất nước.

- Thứ nhất về chính sách hội nhập. Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Với việc trở thành thành viên chính thức của WTO đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Với việc Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do hóa dịch vụ logistics trong WTO và hội nhập Asean về logistics, bối cảnh đó đặt ra nhiều cơ hội cho ngành logistics ở Việt Nam. Trước hết là cơ hội được tiếp cận thị trường logistics rộng lớn với những ưu đãi thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, phát huy lợi thế địa lý – chính trị trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics. Hội nhập logistics tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển quan hệ đối tác, thị trường xuất khẩu được mở rộng góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng…

- Thứ hai là lợi thế về khu vực, Việt Nam có vị trí rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á. Bờ biển dài trên 3000km, có nhiều cảng nước sâu, sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khả quan để phát triển logistics.

- Thứ ba, quy mô thị trường dịch vụ logistics nhỏ khoảng 2 – 4 % GDP, nhưng tốc độ tăng trưởng cao 20 – 25%. Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ có mức tăng trưởng khá cao. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển dự kiến tăng như sau: năm 2015 dự kiến 500 – 600 triệu tấn, năm 2020 dự kiến 900 – 1.100 triệu tấn, năm 2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn.

- Thứ tư, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm và phát triển, hoạt động logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với đó là vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vồn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng. Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và sẽ đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng: hệ thống đường bộ cao tốc xuyên quốc gia, hành lang Hà Nội – Hải Phòng, hệ thống cảng biển, sân bay: sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép…

- Và cuối cùng là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp logistics Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tiêu biểu là việc Cục Hải quan đã tiến hành bắt buộc khai hải quan điện tử bằng phần mềm với tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3.1.2. Thách thức

- Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics nghèo nàn, manh mún, bố trí bất hợp lý và thiếu đồng bộ, hạn chế đến sự phát triển dẫn đến chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước. Hệ thống giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ đặc biệt chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức ngày càng lớn. Nhiều công trình giao thông trọng điểm như đường bộ cao tốc, đường sắt, hành lang phát triển khu vực,… thi công chậm tiến độ do nhiều yếu tố từ giải phóng mặt bằng, thiếu vốn, thủ tục hành chính ở địa phương làm chạm tiến độ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển logistics, làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp. Hay với những công trình giao thông, hạ tầng cơ sở đã hoàn thành thì chất lượng lại không đảm bảo, ảnh hưởng đến việc lưu thông làm tăng chi phí và thời gian lưu thông. Các cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong việc điều hành xếp dỡ container. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, đường không được thiết kế vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang lạc hậu, năng lực vận tải đường sắt không được vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. - Vấn đề thứ hai là tổ chức còn chồng chéo. Các cơ quan chủ quản hiện này đang

giảm dần việc quản lý doanh nghiệp logistics trực thuộc mà tập trung vào việc lập ra chính sách, cơ chế quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế phân cấp quản lý theo ngành dọc như Bộ Giao thông vận tải: Cục Hàng hải Việt Nam quản lý vận tải biển, Cục Hàng không dân dụng quản lý vận tải đường không, Bộ Công Thương quản lý giao nhận và kho vận. Sự phân cấp trên tạo ra sự chuyên biệt trong kinh doanh giao nhận và vận tải như hai lĩnh vực kinh doanh riêng rẽ.

- Thứ ba là vấn đề pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics, thể chế, chính sách Nhà nước với ngành logistics chưa rõ ràng, không đồng bộ, còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ ngành logistics non trẻ phát triển. Các quy định về dịch vụ chuyển phát nhanh hiện nay còn coi là dịch vụ bưu điện chứ chưa được coi là một loại hình dịch vụ logistics và còn chịu sự điều tiết của các nghị định, thông tư về bưu chính viễn thông. Đây là điều rất bất hợp lý. Các rào cản phi thuế quan trong logistics, Nhà nước chưa có chính sách mở rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hoạt động logistics tại Việt Nam. Còn phân biệt đối xử trong thuế và biểu phí cảng biển. Thủ tục thông quan còn nhiều khó khăn, phức tạp mất nhiều thời gian và chi phí.

- Thứ tư là vấn đề nguồn nhân lực cho hoạt động logistics hiện đang thiếu trầm trọng. Theo ước tính của VIFFAS nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên (khoảng 140) thì tổng số khoảng 4000 người. Đây là lực lượng chuyên nghiệp được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, Đội ngũ quản lý gồm các cán bộ chủ chốt điều động vào các công ty logistics chủ yếu. Đội ngũ này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên. Lực lượng trẻ chưa được tham gia trong hoạch định đường lối, chính sách. Đội ngũ công nhân lao động trực tiếp: đa số trình độ học vẫn thấp, ngoại ngữ kém, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp. Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyên môn…

- Về quy mô của các tổ chức logistics ở Việt Nam: nhìn lại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, giao nhận kho vận Việt Nam hiện nay, xét về quy mô của công ty, xét về tính chuyên ngành, đặc biệt các công ty TNHH hiện đang chiếm một tỷ lệ đáng kể về số lượng các công ty kinh doanh giao nhận kho vận nhưng

quy mô của họ đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang được cổ phần hóa nhưng xu thế cổ phần hóa hiện nay của các doanh nghiệp đi ngược lại quy luật “tích tụ vốn” và quy luật phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, kể cả những doanh nghiệp đã có lịch sử kinh doanh trên 30 năm, những doanh nghiệp Nhà nước trước đây đã đầu tư vốn, trang bị kỹ thuật, đất đai nhà kho, về chính sách tài chính nhân lực… chưa có doanh nghiệp nào có đủ năng lực đủ mạnh để tham gia cung ứng dịch vụ logistics hoặc cung cứng dịch vụ vận tải tổng hợp tại nước ngoài. Điều này chứng tỏ quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, trình độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ quốc tế còn yếu, khả năng tiếp thị quốc tế chưa có. Vì thế, không những chúng ta chưa mở rộng việc cung ứng dịch vụ ra nước ngoài mà chúng ta mất cả thị phần dịch vụ trong nước.

- Cuối cùng là vấn đề trình độ công nghệ logistics. Theo đánh giá chung thì trình độ công nghệ trong logistics ở Việt Nam so với thế giới vẫn còn yếu kém. Việc liên lạc giữa công ty giao nhận, logistics với khách hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ. Trong khi những nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia… đã áp dụng thương mại điện tử (EDI) cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện tử. Trong vấn đề vận tải đa phương thức, các hình thức tổ chức vận tải như đường biển, đường sông, đường bộ, đường không… vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải. Phương tiện vận tải vẫn còn lạc hậu, cũ kỹ nên năng suất lao động thấp. Trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến. Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế giới, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho.

3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY CP GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG HOÀNG GIA 3.2.1. Mục tiêu

3.2.1.1. Mục tiêu chung

- Phấn đấu giảm chi phí hoạt động logistics từ 1,5% đến 1,8%, tập trung vào cước vận chuyển và tùy thuộc từng mặt hàng và các tuyến Công ty có những quy định cụ thể.

- Giữ vững tốc độ tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận.

- Mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng tiềm năng cùng với đó Công ty phải hướng tới việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

- Sử dụng các phương thức marketing, xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh, uy tín của Công ty cũng như các loại hình dịch vụ cung cấp tới khách hàng.

- Tăng năng lực cạnh tranh của Công ty trong ngành. Xuất phát từ mục tiêu nay Công ty phải xây dựng chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn.

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể trong năm 2014

- Tổng doanh thu: 5.048.500.000 VNĐ bằng 115% năm 2013. - Tổng lợi nhuận trước thuế: 123.680.000 VNĐ bằng 120% năm 2013. - Tổng lợi nhuận sau thuế: 96.470.000 VNĐ bằng 120% năm 2013.

3.2.2. Phương hướng

Để Công ty có thể phát triển được một cách ổn định, toàn diện và trở thành doanh nghiệp giao nhận vận tải lớn và có uy tín ở Việt Nam; tiến tới vươn xa trên thị

trường quốc tế, ban giám đốc và các phòng ban đã phối hợp đề ra một số phương hướng như sau:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao về số lượng dịch vụ và khả năng chuyên môn hóa đối với từng loại dịch vụ. Bảo toàn và phát triển mục tiêu kinh doanh được giao, hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh.

- Chuyên môn hóa các loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, tranh thủ những thuận lợi, có

tầm nhìn chiến lược, xây dựng phương án kinh doanh và nghiên cứu thị trường, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Phát triển và mở rộng loại hình logistics hơn nữa, từng bước củng cố và phát triển lòng tin để xứng đáng là bạn hàng tin cậy của khách hàng trong và ngoài ngành. Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vận tải giao nhận, đa dạng hóa các mặt hình kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo cung ứng thường xuyên kịp thời, duy trì các mặt hàng, các loại hình kinh doanh truyền thống của Công ty để dần hướng tới phát triển toàn diện.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, logistics điện tử cùng với thương mại điện tử và quản trị logistics ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn.

- Tăng cường và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các đơn vị ban ngành như: Tổng cục hải quan, Thuế, Bộ giao thông vận tải… nhằm tranh thủ sự giúp đỡ trong việc ban hành quy chế, chính sách có lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

3.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LOGISTICS Ở CÔNG TY CỔPHẦN GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG HOÀNG GIA PHẦN GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG HOÀNG GIA

3.3.1. Duy trì và mở rộng thị trường

- Thường xuyên thu thập thông tin và phản hồi từ khách hàng, từ đó có tiếp thu và có những biện pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp, cải thiện chất lượng dịch vụ. - Đưa ra những ưu đãi với một số loại hình dịch vụ tương ứng với mỗi khách

hàng và đặc biệt là những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của Công ty.

- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường mới, không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, cần tìm hiểu và đánh giá được những đặc điểm nổi bật của thị trường cần phát triển trong tương lai.

- Tăng cường hoạt động marketing, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nhằm giới thiệu về dịch vụ của Công ty và thu hút khách hàng. Công ty cần tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, xúc tiến đầu tư nhằm tìm được những cơ hội kinh doanh mới để tự giới thiệu hình ảnh uy tín, chất lượng của Công ty với khách hàng tiềm năng.

- Qua những đánh giá ở phần 2.4.2, ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty là chưa hiệu quả, cụ thể là doanh thu và lợi nhuận có tăng, nhưng xét về tính hiệu quả thì không. Từ đó để thấy rằng trong các khâu của quá trình thực hiện dịch vụ đã phát sinh nhưng chi phí lớn hơn hoặc Công ty nên xem xét tính bền vững của khu vực thị trường đã và đang có kế hoạch thâm nhâm về khả năng thu hồi

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics ở công ty cổ phần giao nhận ngoại thương hoàng gia (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)