Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện

Một phần của tài liệu Công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện

Quy định về hồ sơ giao nộp kết quả kiểm kê đất đai được xem là bước hoàn tất của quá trình kiểm kê, là yêu cầu về những nội dung bắt buộc cẫn phải có khi gửi kết quả trình lên cấp trên. Đây là quy định giúp đơn vị thực hiện kiểm kê rà soát lại những nội dung, tránh sự thiếu sót hay không thống nhất giữa các địa bàn trong cùng một tỉnh hay giữa các tỉnh với nhau khi gửi báo cáo kết quả kiểm kê đất đai về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.2.5. Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện trạng sử dụng đất

Theo Điều 7 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:

- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các biểu kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện do Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt biểu kiểm kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân cấp tỉnh.

- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt biểu kiểm kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước do Tổng cục Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký báo cáo kết quả kiểm kê đất đai trình Thủ tướng Chính phủ, ký quyết định công bố kết quả kiểm kê đất đai của cả nước.

21

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 đề cập trọng tâm đến hai nội dung chính là: Cơ sở lý luận và Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai.

Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai được xây dựng trên nền tảng các nội dung bao gồm: Khái niệm chung; Thời gian thực hiện; Vị trí, vai trò của kiểm kê trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; Hệ thống phân loại đất đai; Hình thức kiểm kê đất đai; Phương pháp kiểm kê đất đai và cuối cùng nêu khái quát công tác kiểm kê đất đai từ kỳ kiểm kê đất đai năm 2005 đến kỳ kiểm kê đất đai năm 2010 (áp dụng Luật Đất đai 2003) đến kỳ kiểm kê đất đai năm 2014 và đến nay là kỳ kiểm kê đất đai năm 2019 (áp dụng Luật Đất đai 2013).

Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm kê đất đai ở nước ta áp dụng Luật Đất đai năm 2013, Luật Thống kê năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Như vậy, có thể thấy, căn cứ vào tình hình thay đổi trên thực tế mà cơ sở lý luận, pháp lý về kiểm kê đất đai của Nhà nước sẽ có sự sửa đổi, bổ sung hay thay đổi nhằm kịp thời ban hành các văn bản bám sát với thực tế để việc quản lý, sử dụng đất được chặt chẽ, nghiêm ngặt, đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý. Đồng thời có cơ sở xác thực để hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam và đem lại tính chính xác cao nhất trong công tác kiểm kê đất đai.

22

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN

PHƯỜNG NINH HIỆP, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA 2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phường Ninh Hiệp là phường trung tâm của thị xã Ninh Hòa có tuyến đường Quốc lộ 1A và Quốc lộ 26 đi qua là nơi giao lưu thuận tiện với các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Miền Trung, thành phố Nha Trang và huyện Vạn Ninh. Ranh giới phường Ninh Hiệp tiếp giáp với các xã phường có vị trí như sau:

- Phía Bắc giáp phường Ninh Đa, xã Ninh Đông. - Phía Nam giáp xã Ninh Quang.

- Phía Đông giáp phường Ninh Đa, Ninh Giang, Ninh Hà. - Phía Tây giáp xã Ninh Bình, Ninh Đông, Ninh Quang.

23

(Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa, năm 2019) Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính phường Ninh Hiệp

24

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Toàn khu vực dốc dần từ Bắc xuống Nam, có 02 dạng địa hình chủ yếu. - Dạng địa hình đồi núi nằm ở phía Bắc của phường là núi Đông Đài, khu vực này hiện đang trồng rừng và cây bụi.

- Dạng địa hình đồng bằng và có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đây là dạng địa hình thuận lợi cho bố trí sản xuất nông nghiệp cũng như cho bố trí khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường.

2.1.1.3. Khí hậu

Phường Ninh Hiệp là vùng đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 26,60C:

+ Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 và 8. + Nhiệt độ cao tuyệt đối năm: 39,50C.

+ Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau (khoảng 14,60C). - Lượng mưa trung bình khoảng 1.271 mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 80%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9, 10, 11, độ ẩm thấp nhất trong năm là 36%.

- Lượng bốc hơi trung bình là 1.424 mm/năm. - Nắng: số giờ nắng trung bình khoảng 2.200 h/năm.

2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế a. Ngành trồng trọt

Phường Ninh Hiệp sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa, phần lớn là lúa 2 vụ do có điều kiện thuận lợi về đất đai và nguồn nước.

b. Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi không phải là thế mạnh của phường, chủ yếu phát triển nhỏ lẻ ở hộ gia đình. Tình hình chăn nuôi biến động nhiều do dịch cúm gia cầm, giá cả thị trường không ổn định nên ngành này kém hiệu quả.

c. Kinh tế dịch vụ và thương mại.

Là phường trung tâm của thị xã nên ngành thương mại và dịch vụ của phường rất phát triển, các hộ tham gia lĩnh vực này chủ yếu nằm dọc 2 bên đường quốc lộ 1 và các trục đường chính. Các loại hình kinh doanh dịch vụ chủ yếu là vận tải, ăn uống, giải khát, và buôn bán các vật dụng thiết yếu hàng ngày và sửa chữa các thiết bị tiêu dùng.

25

2.1.2.2. Điều kiện xã hội

Công tác y tế, dân số, giáo dục: Trạm y tế đã triển khai tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, tiêm VAT phòng bệnh uốn ván, tiêm phòng vắc xin phòng sởi cho học sinh đạt 100% số trẻ suy dinh dưỡng. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được quan tâm triển khai khá tốt tỷ lệ sinh giảm. Chất lượng giáo dục - đào tạo chuyển biến đáng kể, hàng năm tỷ lệ học sinh phổ thông thi đỗ tốt nghiệp các cấp luôn đạt tỷ lệ cao. Mạng lưới trường phổ thông, mầm non sắp xếp ổn định, phù hợp chất lượng kỹ thuật các trường thường xuyên được cải tạo, nâng cấp.

2.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Đường giao thông

- Trên địa bàn phường hệ thống giao thông chính tương đối hoàn chỉnh. Các trục đường thường xuyên được nâng cấp và mở mới hầu như tất cả các tuyến đường đều được bê tông và nhựa hóa đi lại tương đối dễ dàng, thuận tiện cho quá trình lưu thông.

- Hạ tầng xã hội từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân và làm thay đổi tích cực bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị.

Xây dựng các công trình công cộng

Hệ thống các công trình công cộng như: UBND phường, trạm y tế, trường học, … được xây dựng hoàn chỉnh và đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong địa bàn.

2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội

* Thuận lợi

- Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của phường phát triển tốt. Về cơ bản đã phát huy được lợi thế của từng khu dân cư, từng ngành. Bước đầu khai thác tốt nội lực kết hợp với huy động các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển. Nền kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá ổn định. Thu nhập người dân tăng, khả năng đầu tư, nhu cầu và mối quan tâm về đất ngày càng nhiều, áp lực lên đất đai ngày càng lớn.

- Các hoạt động về văn hóa xã hội, thể thao, y tế, giáo dục đều có chuyển biến tích cực. Cơ sở, trang thiết bị cho các lĩnh vực trên không ngừng được tăng cường và mở rộng, tạo sự phát triển ngày càng sâu rộng cả về chất và lượng. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng.

- Hạ tầng cơ sở, nhất là mạng lưới giao thông, thủy lợi, điện và bưu chính viễn thông phát triển tương đối đồng bộ, đóng vai trò quan trọng tạo mối liên kết nhằm khai thác lợi thế để phát triển một nền kinh tế tổng hợp và bền vững.

- Lực lượng lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của phường thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai.

26

* Hạn chế

- Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, lao động lành nghề phục vụ nhu cầu của sản xuất công nghiệp, dịch vụ còn thiếu, trong khi quá trình công nghiệp hóa, đã được phát triển đòi hỏi một lực lượng lớn lao động có tay nghề cao.

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua cùng với những dự báo về gia tăng dân số, xu thế công nghiệp hóa và phát triển hạ tầng cơ sở đòi hỏi một quỹ đất không nhỏ, tất yếu sẽ gây ra những áp lực rất lớn đến sử dụng đất, làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới.

Những thuận lợi và hạn chế về mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội nêu trên đòi hỏi việc quản lý, phân bổ quỹ đất hay quy hoạch sử dụng đất tại địa phương phải đảm bảo tính hợp lý, việc sử dụng đất phải tiết kiệm nhưng vẫn ổn định được chất lượng đời sống vật chất- tinh thần cho người dân, kinh tế- xã hội trên địa bàn vẫn đảm bảo tính bền vững. Đồng thời, trên cơ sở những thuận lợi, hạn chế đó, cơ quan quản lý đất đai tại địa phương sẽ biết cách phát huy năng lực quản lý của mình bằng việc tận dụng những thuận lợi sẵn có để khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Để làm được điều đó đòi hỏi công tác quản lý đất đai tại địa phương phải luôn được tăng cường, siết chặc, áp dụng tốt các chủ trương, chính sách quản lý đất đai phù hợp với tình hình sử dụng đất trên địa bàn. Có những cách tối ưu đối với thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người người sử dụng đất thực hiện các giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai.

2.2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Hòa, tỉnh Khánh Hòa

2.2.1. Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai

2.2.2.1. Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kỳ kiểm kê đất đai 2014

Hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai 2014 tại phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa gồm có:

- Bản đồ ảnh hàng không chụp tháng 11/2004, tỷ lệ 1/5000 do Công ty đo đạc ảnh địa hình thực hiện. Hệ tọa độ, độ cao Nhà nước VN-2000, kinh tuyến trục 108015’.

- Bản đồ địa chính đo vẽ năm 2005, tỷ lệ 1/500, 1/1000 phường Ninh Hiệp - Bản đồ kiểm kê rừng năm 2007.

- Kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/5000.

- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

27

- Các báo cáo, số liệu về tình hình quản lý đất đai (giải tỏa, tranh chấp, lấn chiếm, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất và cho thuê đất …) trên địa bàn phường từ năm 2010 - 2014.

- Tài liệu quy hoạch sử dụng đất phường Ninh Hiệp năm 2014 (giai đoạn 2011 - 2020).

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. - Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 phường Ninh Hiệp - thị xã Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa được xây dựng trên cơ sở số liệu, bản đồ đảm bảo tính pháp lý, tương đối đầy đủ để phục vụ cho công tác kiểm kê. Những nội dung trong bản đồ được thu nhỏ từ bản đồ giải thửa đo vẽ năm 1996 và các bản vẽ trích đo trong những năm 2010 đến 2014, có chỉnh lý và bổ sung. Ranh giới hành chính xã được sử dụng theo Nghị định 364/NĐ- CP và thể hiện trên bản đồ nền tỷ lệ 1/10000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp.

Tuy nhiên về hạn chế: Do tỷ lệ bản đồ nhỏ nên không thể hiện được hiện trạng các thửa cụ thể mà chỉ thể hiện được hiện trạng của từng khoanh đất theo từng loại đất và từng đối tượng sử dụng đất.

Các số liệu thống kê và bản đồ hiện trạng năm 2014 được xây dựng trên cơ sở số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 so sánh đối chiếu với bản đồ địa chính đo năm 2005 đã được cập nhật chỉnh lý biến động và các loại bản đồ trích đo giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.

2.2.2.2. Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kỳ kiểm kê đất đai 2019

Hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai 2019 tại phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa gồm có:

- Bản đồ địa giới hành chính theo Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án " Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới

Một phần của tài liệu Công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)