7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
* Thuận lợi
- Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của phường phát triển tốt. Về cơ bản đã phát huy được lợi thế của từng khu dân cư, từng ngành. Bước đầu khai thác tốt nội lực kết hợp với huy động các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển. Nền kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá ổn định. Thu nhập người dân tăng, khả năng đầu tư, nhu cầu và mối quan tâm về đất ngày càng nhiều, áp lực lên đất đai ngày càng lớn.
- Các hoạt động về văn hóa xã hội, thể thao, y tế, giáo dục đều có chuyển biến tích cực. Cơ sở, trang thiết bị cho các lĩnh vực trên không ngừng được tăng cường và mở rộng, tạo sự phát triển ngày càng sâu rộng cả về chất và lượng. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng.
- Hạ tầng cơ sở, nhất là mạng lưới giao thông, thủy lợi, điện và bưu chính viễn thông phát triển tương đối đồng bộ, đóng vai trò quan trọng tạo mối liên kết nhằm khai thác lợi thế để phát triển một nền kinh tế tổng hợp và bền vững.
- Lực lượng lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của phường thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai.
26
* Hạn chế
- Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, lao động lành nghề phục vụ nhu cầu của sản xuất công nghiệp, dịch vụ còn thiếu, trong khi quá trình công nghiệp hóa, đã được phát triển đòi hỏi một lực lượng lớn lao động có tay nghề cao.
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua cùng với những dự báo về gia tăng dân số, xu thế công nghiệp hóa và phát triển hạ tầng cơ sở đòi hỏi một quỹ đất không nhỏ, tất yếu sẽ gây ra những áp lực rất lớn đến sử dụng đất, làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới.
Những thuận lợi và hạn chế về mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội nêu trên đòi hỏi việc quản lý, phân bổ quỹ đất hay quy hoạch sử dụng đất tại địa phương phải đảm bảo tính hợp lý, việc sử dụng đất phải tiết kiệm nhưng vẫn ổn định được chất lượng đời sống vật chất- tinh thần cho người dân, kinh tế- xã hội trên địa bàn vẫn đảm bảo tính bền vững. Đồng thời, trên cơ sở những thuận lợi, hạn chế đó, cơ quan quản lý đất đai tại địa phương sẽ biết cách phát huy năng lực quản lý của mình bằng việc tận dụng những thuận lợi sẵn có để khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Để làm được điều đó đòi hỏi công tác quản lý đất đai tại địa phương phải luôn được tăng cường, siết chặc, áp dụng tốt các chủ trương, chính sách quản lý đất đai phù hợp với tình hình sử dụng đất trên địa bàn. Có những cách tối ưu đối với thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người người sử dụng đất thực hiện các giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai.