7. Kết cấu của luận văn
2.2.6. Các vấn đề tồn tại trong công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Ninh
Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Tình hình kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2019 đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thời gian, quy trình thực hiện; Kết quả báo cáo kiểm kê đất đai đảm bảo tính đầy đủ, đồng thời phản ánh được diện tích từng loại đất, đối tượng quản lý và sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 được lập đúng theo quy định của Thông tư 27/2018/TT-BTNMT. Về cơ bản, việc sử dụng, quản lý đất đai trên địa bàn phường Ninh Hiệp phù hợp với đặc điểm, tính chất và điều kiện tự nhiên của phường.
Công tác kiểm kê đất đai phường Ninh Hiệp được triển khai từ sớm và thực hiện nghiêm túc (Thực hiện theo phương án số 7366/PA-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc kiểm kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019). Nguồn tài liệu phục vụ cho công tác kiểm kê đất đai năm 2019 có độ tin cậy cao hơn, chất lượng tốt hơn so với kỳ kiểm kê năm 2014. Công tác điều tra khoanh vẽ ngoại nghiệp, nội nghiệp được thực hiện tương đối tốt, từ đó kết quả thực hiện đạt yêu cầu theo Kế hoạch Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn phường Ninh Hiệp năm 2019.
Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề còn tồn tại trong công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường, cụ thể như sau:
- Mặc dù công tác kiểm kê đất đai năm 2019 trên địa bàn phường xác định rõ quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng tốt nhưng vẫn còn tình trạng hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng tồn tại trên địa bàn trong thời gian dài (Theo đúng hồ sơ pháp lý, mục đích sử dụng đất là đất giáo dục (DGD); đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao (DTT) nhưng trên thực tế từ 1 đến 2 năm chưa được đưa vào xây dựng).
- Thực tế vẫn còn nhiều hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn sử dụng đất không đúng mục đích đã đăng ký (Nhiều trường hợp các hộ dân xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm (CLN), đất trồng cây hàng năm (BHK) và đất lúa (LUC)). Mặc dù tại tại nguyên tắc số 3 trong nguyên tắc kiểm kê đất đai có quy định cho những trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính để kiểm tra, thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Nhưng trong quá trình thực hiện, nhiều trường hợp tồn tại nêu trên diễn ra tại địa bàn khiến cho quá trình làm việc của cán bộ địa chính hay cán bộ trực tiếp thực hiện công tác kiểm kê đất đai kéo dài hơn.
- Hiện trạng sử dụng đất chưa hoàn toàn phù hợp với quy hoạch. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất mang tính pháp lý và độ chính xác cao nên thực tế phải điều tra trên thực địa. Như vậy, kiểm kê đất đai theo hồ sơ pháp lý không thì chưa đủ điều kiện để kết luận đó là hiện trạng sử dụng đất hiện tại của địa phương.
- Một số trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đã được bàn giao trên thực địa nhưng chưa được cập nhật kịp thời vào hồ sơ địa chính (xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan:
51
nhân lực ít, đảm đương nhiều công việc, sơ xuất) dẫn đến việc cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai không kịp thời cho các trường hợp này, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả kiểm kê đất đai.
- Lực lượng kiểm kê đất đai chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về mặt số lượng, chất lượng và trình độ chuyên môn nên theo sự chỉ đạo của UBND thị xã Ninh Hòa, UBND phường Ninh Hiệp phải phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ địa chính để tổ chức triển khai công tác kiểm kê đất đai phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa. Cán bộ địa chính phường thường chỉ chịu trách nhiệm cung cấp chính xác, đầy đủ nhất những tài liệu, số liệu có liên quan và phối hợp khi cần thiết với Trung tâm Kỹ thuật- Công nghệ để công tác kiểm kê được thuận lợi.
- Việc cập nhật biến động đất đai hàng năm lên bản đồ, lập các biểu biến động hàng năm của đơn vị có trách nhiệm liên quan (cán bộ địa chính phường) chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời; Việc cung cấp tổng hợp các tài liệu, số liệu kiểm kê cho đơn vị tư vấn hay làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác kiểm kê đất đai.
- Văn phòng lưu trữ hồ sơ giấy tại nơi làm việc của cán bộ địa chính phường Ninh Hiệp và phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa có diện tích hạn chế nên khi cần thiết hồ sơ để kiểm tra, sử dụng, việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
- Hạn chế về phần mềm kiểm kê. Trên địa bàn tỉnh của khu vực nghiên cứu chưa xây dựng được phần mềm tra cứu nhanh thông tin đất đai tiện lợi, tối ưu (ví dụ DNAI.LIS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai). Do đó, công tác ngoại nghiệp hay cập nhật cơ sở dữ liệu của cán bộ địa chính và cán bộ thuộc đơn vị thực hiện kiểm kê đất đai trở nên khó khăn, vất vả, tốn nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng phần mềm để tra cứu.
Tiểu kết chương 2: Nội dung chương 2 đã trình bày một cách khái quát về thực trạng đất đai trên địa bàn phường Ninh Hiệp, làm cơ ở để đánh giá các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. Từ đó, ta thấy được những thuận lợi, khó khăn hay những áp lực tác động lên việc sử dụng đất làm thay đổi cơ cấu đất đai trên địa bàn nghiên cứu. Đồng thời, chương 2 cũng đề cập từ khái quát đến chi tiết những nội dung liên quan đến hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai năm giai đoạn 2014-2019; Quy trình thực hiện; Tổ chức thực hiện và Kết quả thực hiện kiểm kê đất đai của phường Ninh Hiệp. Thông qua những nội dung này giúp ta thấy được những điểm mới, độ tin cậy và chính xác về tài liệu, số liệu giữa công tác kiểm kê đất đai năm 2019 so với năm 2014. Bên cạnh đó, công tác kiểm kê đưa ra nhận định khách quan về tình hình sử dụng, quản lý đất đai so với kỳ trước đã thật sự đạt được mục tiêu về sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hay chưa? Đặc biệt, thực trạng kiểm kê đất đai chính là thời điểm “vàng” để nhận ra những thiếu sót, những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục ngay trong công tác kiểm kê đất đai.
52
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI 3.1. Giải pháp về pháp lý
Công tác kiểm kê đất đai ra đời đóng vai trò quan trọng phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai. Kết quả kiểm kê là tài liệu cơ bản có giá trị pháp lý cho các ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực, giúp đề ra chính sách quản lý đất đai phù hợp nhất nên kết quả của mỗi kỳ kiểm kê cần được thống nhất, đầy đủ, phản ánh chính xác thực trạng sử dụng đất. Vì vậy Bộ, ngành, địa phương nên bổ sung ban hành các văn bản pháp lý quy định chi tiết, cụ thể hơn như:
Đối tượng kiểm kê đất đai: người nào được tiến hành kiểm kê đất đai, yêu cầu về trình độ chuyên môn của người kiểm kê đất đai.
Xây dựng các chỉ tiêu kiểm kê đất đai ổn định, phù hợp: chỉ tiêu về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý cần có sự phân biệt rõ ràng, dễ xác định.
Trách nhiệm của UBND các cấp và các cơ quan có liên quan trong thực hiện kiểm kê đất đai: Thường xuyên thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất để xử phạt các trường hợp sai phạm như tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm trốn nộp thuế nhà đất, hoang hóa gây lãng phí nguồn tài nguyên đất. Tiến hành rà soát, cập nhật, chỉnh lý biến động khoanh đất để hoàn thiện hồ sơ địa chính thống nhất với hiện trạng thực tế đang sử dụng phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Cần bổ sung quy định phối hợp giữa các cấp hỗ trợ xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn về cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất kịp thời nhằm thực hiện kiểm kê đất đai đúng tiến độ đề ra.
Chuyển giao trách nhiệm kiểm kê đất đai cho người sử dụng đất: vì người sử dụng đất là người nắm rõ hiện trạng sử dụng đất của mình, dưới hình thức điều tra bằng phương pháp hỏi tự báo. Nhà nước sẽ tổng hợp lại, đối chiếu hồ sơ địa chính, thực địa sử dụng để cho kết quả cuối cùng chính xác nhất. Các cơ quan quản lý đất đai cần có sự hợp tác với Nhà nước với đối tượng sử dụng đất. Đối tượng sử dụng đất tự kê khai các thông tin về thửa đất cho cơ quan chức năng tại địa phương định kỳ nhằm đối chiếu với hồ sơ địa chính để có nguồn dữ liệu chính xác, điều chỉnh, cập nhật thông tin biến động kịp thời để thẩm định độ chính xác của số liệu kiểm kê đất đai. Giải pháp này cũng hỗ trợ việc quản lý tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất mà chưa qua đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất của người dân, đảm bảo tính trung thực về chất lượng thông tin về đất đai.
Cần thực hiện nghiêm túc, có tính cảnh cáo, răn đe đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đối với các đối tượng quản lý, đối tượng sử dụng đất để nâng cao ý thức trong vấn đề tuân thủ quy định pháp luật đối với nguồn tài nguyên đất đai.
53
3.2. Giải pháp ứng dụng ảnh viễn thám trong kiểm kê đất đai
Sử dụng những công nghệ, phần mền ứng dụng để phục vụ cho công tác kiểm kê đất đai là giải pháp cần thiết và thiết thực. Trong hiện tại, sự phát triển của công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, giúp cho các công tác trong quá trình kiểm kê diễn ra nhanh hơn tiết kiệm được thời gian, nhân lực và độ chính xác cao. Và một trong các giải pháp giúp thực hiện công tác một cách tốt hơn là ứng dụng ảnh viễn thám vào kiểm kê đất đai.
3.2.1. Ảnh viễn thám và các phần mềm sử dụng trong đề tài
3.2.1.1. Ảnh viễn thám
Viễn thám (Remote sensing - RS) được hiểu là một khoa học và nghệ thuật để thu nhận thông tin về một đối tượng, một khu vực hoặc một hiện tượng thông qua việc phân tích tài liệu thu nhận được bằng các phương tiện không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, khu vực hoặc hiện tượng nghiên cứu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học, công nghệ viễn thám đã có những bước phát triển mạnh mẽ mang lại hiểu quả cao về chất lượng, thời gian trong lĩnh vực hiểu chỉnh, cập nhật và thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác nhau, trong đó có bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Ảnh viễn thám (hay ảnh vệ tinh) là ảnh số thể hiện các vật thể trên bề mặt trái đất được thu nhận bởi các bộ cảm biến trên vệ tinh. Ảnh viễn thám đặc trưng bởi dữ liệu không gian với hai dạng cấu trúc là dạng raster và dạng vector. Áp dụng công nghệ vệ tinh để thành lập bản đồ nhằm phục vụ công tác kiểm kê đất đai là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn và mang tính khoa học cao. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ viễn thám về thực chất là quá trình xử lý, phân tích ảnh kết hợp với các nguồn tài liệu khác có liên quan, cũng như khảo sát ngoại nghiệp để xác định các loại đất theo loại hình sử dụng, vị trí phân bố và thể hiện kết quả đó dưới dạng mô hình bản đồ.
Ảnh viễn thám được sử dụng trong đề tài được tải về từ Google Earth bằng phần mềm Universal Maps Downloader (UMD) và tiến hành chồng xếp với bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có để đối chiếu với kết quả kiểm kê của địa phương. Ảnh viễn thám được tải vào 14/02/2020. Kích thước ảnh viễn thám sau khi ghép: 34.3 MB. Độ phân giải ảnh VT: 15872 pixels x 20992 pixels. Độ chính xác: Zoom level 19. Độ phân giải và độ zoom này phù hợp nhất để giải đoán ảnh của khu vực được tải về, đồng thời đảm bảo ảnh đủ rõ nét cho việc quan sát của người xem, thời gian tải ảnh viễn thám nhanh, chất lượng đủ tốt để phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài của tác giả.
3.2.1.2 Phần mềm
a/ Phần mềm MicroStation V8i
Phần mềm MicroStation V8i ra đời sau nên có nhiều tính năng vượt trội hơn phiên bản Microstation SE như là cung cấp các công cụ làm bản đồ, quy hoạch, load file nặng tốt hơn, thao tác xử lý bản đồ nhanh hơn, chuyển đổi qua
54
lại các phần mềm được dễ dàng hơn, đọc và xử lý các file bản đồ được vẽ của AutoCAD, các bản đồ quá cũ được thành lập từ lâu (bản đồ phiên bản Microstation SE).
Trong việc nghiên cứu đề tài, phần mềm Microstation V8i có vai trò cho phép hỗ trợ chuẩn hóa BĐHTSDĐ phường Ninh Hiệp năm 2019, đồng thời đọc được file ảnh viễn thám (dữ liệu Raster) lấy từ nguồn Google Earth giúp việc chồng xếp BĐHTSDĐ lên ảnh viễn thám dễ dàng. Qua hình ảnh chồng xếp ta đối chiếu loại đất để phát hiện, khoanh vẽ lại các phần đất sai khác và tiến hành tính diện tích. Đây là chức năng mà phiên bản Microstation SE không thể thực hiện. b/ Phần mềm Google Earth Pro
Google Earth Pro là một phần mềm mô phỏng quả địa cầu. Nó tạo ra bản đồ thế giới dựa vào những hình ảnh chi tiết được chụp từ vệ tinh, những hình chụp trên không trung và hệ thống GIS. Google Earth Pro thể hiện một cách tổng quan về các khu vực trên Trái đất, mô phỏng địa hình theo hình ảnh không gian đa chiều bằng cách kết hợp tổng thể các ảnh viễn thám. Google Earth Pro có thể lưu dấu vị trí, hình dạng và toàn bộ thư mục và nội dung của thư mục vào ổ cứng máy tính. Tệp hoặc thư mục dấu vị trí được lưu dưới dạng tệp đơn lẻ trong định dạng KML hay KMZ mà chúng ta có thể mở bất kỳ lúc nào trong Google Earth Pro.
Trong đề tài này phần mềm Google Earth Pro giúp tham chiếu mảnh bản đồ lên ảnh vệ tinh. Hệ tọa độ địa lý được quy chuẩn về hệ quốc tế WGS84 với độ chính xác tới Centimet. Việc tham chiếu này nhằm xác định chính xác vị trí địa lý của phường từ đó xác định tọa độ góc trái trên và góc phải dưới để nhập vào phần mềm UMD rồi tiến hành download ảnh viễn thám.
c/ Phần mềm Global Mapper
Global Mapper là phần mềm trung gian giúp đưa file BĐHTSDĐ phường Ninh Hiệp lên Google Earth và chuyển đổi hệ tọa độ phù hợp cho cả bản đồ và ảnh. Để hiển thị bản đồ lên Google Earth cần phải đặt lại hệ quy chiếu WGS-84 (thay vì VN-2000) và chuyển file bản đồ đuôi *.dgn sang định dạng *.KMZ/KML. Bên cạnh, nó còn giúp đặt lại hệ tọa độ cho ảnh viễn thám (VN-2000 thay cho WGS84) và xuất file ảnh ra định dạng GeoTiff để có thể chồng xếp ảnh lên BĐHTSDĐ bằng Microstation V8i.
3.2.2. Quá trình thực hiện
3.2.2.1. Thu thập và xử lý ảnh viễn thám khu vực nghiên cứu
a. Tải ảnh viễn thám khu vực nghiên cứu
Để lấy ảnh viễn thám ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Cài đặt các phần mềm MicroStation V8i (SS3), Google Earth Pro, Global Mapper 20, Universal Maps Downloader.
Bước 2: Chuẩn bị và chuẩn hóa lại BĐHTSDĐ phường Ninh Hiệp năm