Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Long An

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CN LONG (Trang 25)

4.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

“Ngày 21/12/1991, Sacombank chính thức được thành lập trên cơ sở giấy phép thành lập và hoạt động số 006/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 05/12/1991, theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0301103908 cấp ngày 13/01/1992 và các Giấy phép điều chỉnh do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh ban hành. Với mục tiêu ban đầu là hợp nhất Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.

Năm 2006, Sacombank tiến hành niêm yết cổ phiếu với mã STB trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Từ năm 2008, triển khai chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động sang thị trường Đông Dương thông qua việc mở chi nhánh tại Lào (năm 2008) và Campuchia (năm 2011). Năm 2015, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã chính thức được sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín theo Quyết định số 1844/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 9 năm 2015 của NHNN Việt Nam.

Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các

1 6

giấy tờ có giá khác; cung ứng các dịch vụ thanh toán; tham

gia thị trường tiền tệ;

tư vấn ngân hàng, tài chính; mua bán trái phiếu chính phủ,

trái phiếu doanh nghiệp;

kinh doanh vàng; dịch vụ quản lý tiền mặt, bảo quản tài sản,

cho thuê tủ, két an

toàn; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác; đại lý bảo hiểm;

môi giới tiền tệ và các

dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Hơn 25 năm qua, Sacombank luôn đi đầu trong đổi mới cơ chế, thu hút các định chế tài chính quốc tế rót vốn vào Việt Nam. Ngoài ra, Sacombank cũng là đơn vị tiên phong trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động ra khu vực Lào và Campuchia. Tính đến tháng 04/2017, Sacombank đã có tổng cộng 564 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có 11 điểm giao dịch tại Campuchia và Lào.” (Báo cáo thường niên 2016, Ban biên tập Báo cáo thường niên Sacombank, 2016, trang 3)

4.1.2 Giới thiệu về Sacombank - CN Long An

Trong những năm đầu cùa thế kỷ 21, với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế nói chung cùng với sự thay da đổi thịt của thị trường tài chính, các ngân hàng ngày càng lớn mạnh và nhu cầu mở rộng quy mô và tổ chức là điều cần thiết. Hòa vào làn sóng đó, Sacombank - CN Long An chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 21/05/2004. Văn phòng chi nhánh tọa lạc tại: 167-169, Hùng Vương, Phường 2, TP. Tân An, Long An. ĐT: (072) 831 592 - 831 586.

Đây là khu vực đầy tiềm năng với hoạt động kinh doanh luôn diễn ra sôi nổi đồng thời đây cũng là nơi tập trung nhiều phòng giao dịch của các ngân hàng khác, điều này tạo nên nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải nổ lực và vạch ra chiến lược phù hợp để ngày càng phát triển.

4.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank - CN Long An4.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 4.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

1 7

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank - CN Long An

4.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Ban Giám đốc

- Giám đốc chi nhánh: Là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm vể hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tiếp nhận và hướng dẫn cán bộ, nhân viên của ngân hàng những nhiệm vụ của cấp trên bàn giao. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình. Có quyền sắp xếp, bổ nhiệm,

1 8

khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên của chi nhánh

ngân hàng do giám đốc

quản lý.

- Phó giám đốc: Hỗ trợ cho giám đốc, theo dõi hoạt động hằng ngày của

các phòng, xử lý những công việc có tính chất ngoài phạm vi của trưởng phòng.

❖Phòng kinh doanh

- Quản lý, thực hiện chỉ tiêu kinh doanh.

Nghiên cứu thị trường, đối thủ để phân tích, phân khúc khách hàng, nhu cầu thị hiếu nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp.

Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng, quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo các biện pháp cải tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần.

Xây dựng và đầu mối tiếp nhận, thực hiện chỉ tiêu kinh doanh được giao; phân phối, theo dõi và báo cáo việc thực hiện của Chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc.

Chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc thực hiện kế hoạch kinh doanh được giao, chất lượng hồ sơ cấp tín dụng và chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho Khách hàng.

Hỗ trợ các Đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh. Quản lý trạng thái ngoại hối tại Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng. Phản hồi các thông tin kịp thời và báo cáo định kỳ kết quả kinh doanh tại Chi nhánh cho Ban giám đốc Chi nhánh, các Phòng nghiệp vụ Ngân hàng theo quy định.

- Cung ứng sản phẩm dịch vụ và quản lý mối quan hệ với Khách hàng: Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị Khách hàng; quản lý và hỗ trợ kênh phân phối (Phòng nghiệp vụ, Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Nhóm/Tổ tại đơn vị) nhằm thực hiện kế hoạch tiếp thị.

Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo các sản phẩm dịch vụ.

1 9

Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn Khách hàng về sản phẩm dịch vụ, về các giải pháp tài chính phù hợp.

Cung ứng các sản phẩm dịch vụ và quản lý hoạt động cung ứng toàn Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng.

Thu thập, tổng hợp và phản hồi ý kiến nhằm cải tiến và phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.

Thực hiện công tác chăm sóc Khách hàng nhằm duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng trong công tác kinh doanh; chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của Khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Hướng dẫn, giới thiệu và tư vấn sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế phù hợp với nhu cầu Khách hàng.

Hướng dẫn Khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ thanh toán đầy đủ, hợp lệ theo quy định.

Tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ thanh toán quốc tế do Khách hàng xuất trình; xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo Mô hình thanh toán của ngân hàng.

Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định. Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế tại Đơn vị.

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngoại hối phù hợp với nhu cầu của Khách hàng.

Hướng dẫn Khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ kinh doanh ngoại hối, đầy đủ, hợp lệ theo quy định.

Tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ kinh doanh ngoại hối do Khách hàng xuất trình; xử lý nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối theo Mô hình thanh toán của Ngân hàng.

Quản lý và lưu trữ hồ sơ kinh doanh ngoại hối theo quy định.

2 0

Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

- Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng.

Xác minh tình hình thực tế về năng lực của Khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng.

Nghiên cứu hồ sơ phương án vay vốn và thẩm định tài sản đảm bảo của Khách hàng.

Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và các trường hợp cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng.

Thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho Khách hàng.

Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban lãnh đạo các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng lượng thẩm định; báo cáo và đánh giá chất lượng tín dụng cho toàn Chi nhánh.

Hướng dẩn, hỗ trợ các Đơn vị trực thuộc trong công tác thẩm định nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng toàn Đơn vị.

- Chức năng khác.

Thông báo cho Khách hàng về việc sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; hướng dẫn Khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.

Thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ thông tin và dữ liệu Khách hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh và xử lý giao dịch; quản lý, lưu trữ và chịu trách nhiệm bảo mật hồ sơ thông tin Khách hàng, hồ sơ tài liệu đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ của Khách hàng theo quy định của Ngân hàng và pháp luật.

Hỗ trợ, hướng dẫn về mặt nghiệp vụ, triển khai chương trình tập huấn nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ, huấn luyện kỹ năng chăm sóc Khách hàng, kỹ năng bán hàng cho nhân viên tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Thực hiện các công tác được phân công của Ban lãnh đạo. ❖ Phòng kiểm soát rủi ro

Quản lý tín dụng

2 1

- Hỗ trợ công tác tín dụng.

Thực hiện các thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định.

Tham gia áp tải, quản chấp, theo dõi quá trình xuất nhập hàng hóa cầm cố tại các kho hàng nhằm đảm bảo an toàn tài sản cầm cố trong hoạt động cấp phát tín dụng của Ngân hàng.

- Kiểm soát tín dụng và triển khai phán quyết tín dụng

Kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng và báo cáo kịp thời các vấn đề chưa đúng quy định (nếu có) cho Ban lãnh đạo Chi nhánh trước khi thực hiện triển khai phán quyết.

Hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng đảm bảo đúng quy định, lập thủ tục và thực hiện chức năng giải ngân theo Mô hình triển khai phán quyết tín dụng của Ngân hàng: hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ; tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo và các giấy tờ khác có liên quan; thiết lập các chứng từ giải ngân theo quy định Ngân hàng.

Kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình sử dụng vốn sau cho vay, tình hình tài sản đảm bảo đối với Khách hàng.

Lập thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo: kiểm soát tình hình dư nợ trước khi thực hiện việc giải chấp; lập các chứng từ giải chấp cho Khách hàng theo quy định Ngân hàng; hoàn trả bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo cho Khách hàng.

Kiểm soát tính tuân thủ quá trình cấp phát tín dụng tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; thực hiện công tác báo cáo tính tuân thủ và cảnh báo rủi ro tín dụng.

- Quản lý nợ.

Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo danh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng,...theo chính sách tín dụng của Ngân hàng; đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao tính an toàn.

Thông báo nhắc nợ nội bộ cho các đơn vị thực hiện thu hồi nợ; theo dõi và báo cáo cho Ban lãnh đạo Chi nhánh tình hình diễn biến thu hồi nợ của Chi

2 2

nhánh và các Đơn vị trực thuộc nhằm kiểm soát chặc chẽ

tình hình nợ; đề xuất

các biện pháp giảm thiểu nợ xấu.

Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất về tình trạng nợ; danh mục cho vay và các báo cáo liên quan đến công tác quản lý nợ.

Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện. - Lưu trữ hồ sơ tín dụng.

Luu trữ bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy nhận nợ, giấy gia hạn nợ và các giấy tờ có liên quan khác.

Tổ chức luu trữ toàn bộ các bản sau hồ sơ cấp tín dụng đang luu hành, đã tất toán và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo cung cấp khi có yêu cầu.

Quản lý rủi ro hoạt động

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động kế toán, thanh toán tại Chi nhánh và Đơn vị trực thuộc.

Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tính tuân thủ trong thiết lập chứng từ kế toán, đề xuất các biện pháp xử lý các truờng hợp sai sót/sai phạm của nhân viên.

Tổ chức kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động thanh toán, xử lý giao dịch tại đơn vị và toàn Chi nhánh.

Tổ chức kiểm soát tính tuân thủ trong sử dụng, thanh toán chi phí điều hành, rủi ro thanh toán tại đơn vị và toàn Chi nhánh.

- Tổ chức công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân quỹ

Tổ chức kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động an toàn kho quỹ, công tác điều hành thanh khoản, quy trình thu chi nội bộ và với Khách hàng tại đơn vị và toàn Chi nhánh.

Kiểm soát tính tuân thủ trong các hoạt động nạp/thay tiền vào hệ thống ATM nhằm đảm bảo an toàn tài sản Ngân hàng.

Kiểm soát tính tuân thủ trong công tác quản lý, giao nhận Thẻ/PIN, quản lý ACAP, quản lý hồ sơ TSĐB, các loại chìa khóa sử dụng trong Kho quỹ/dịch vụ ngân quỹ,.. .nhằm ngăn ngừa các sai phạm, rủi ro phát sinh.

2 3

Tổ chức kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động an toàn kho quỹ, quy trình thu chi nội bộ và với Khách hàng tại đơn vị và toàn Chi nhánh.

- Tổ chức công tác kiểm soát rủi ro các hoạt động khác trong toàn Chi nhánh

Triển khai việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro trong tác nghiệp của nhân viên theo các quy định hiện hành của Ngân hàng.

Cảnh báo các rủi ro trong hoạt động có thể ảnh huởng đến an toàn tài sản Ngân hàng (an ninh, PCCC,...); ảnh huởng đến uy tính, thuơng hiêu của Ngân hàng.

Quản lý và bảo mật USER đăng nhập vào hệ thống, kiểm tra giám sát việc thực hiện của cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro lạm dụng.

Thực hiện chức năng kiểm soát và cảnh báo rủi ro hoạt động, rủi ro thanh toán, các rủi ro về đạo đức nghề nghiệp,.. .tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Kịp thời thông báo, cảnh báo các hiện tuợng rủi ro hoặc có thể gây rủi ro hoạt động trên cơ sở các thông tin nội bộ hoặc thông tin bên ngoài.

Đầu mối xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chuơng trình tự kiểm tra, chấn chỉnh.

Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra và thực hiện xử lý theo quy định Ngân hàng.

Báo cáo các vấn đề rủi ro, bất cập trong hoạt động; đề xuất giải pháp kiểm soát, phòng ngừa.

❖Phòng Kế toán và Quỹ. - Xử lý giao dịch.

Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi và các dịch vụ khác có liên quan đến giao dịch tài khoản.

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay.

Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối và chi trả chuyển tiền phi mậu dịch.

2 4

Thực hiện thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và thanh toán các loại thẻ quốc tế.

Thực hiện các nghiệp vụ về thẻ Sacombank.

Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến vốn cổ phần.

Thu chi tiền mặt phục vụ giao dịch Khách hang và giao dịch nội bộ theo quy định Ngân hang.

Lập các chứng từ kế toán có liên quan đến các tác nghiệp do Phòng đảm trách.

Quản lý các loại sao kê tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng,.. .của Khách hang. Thực hiện xử lý giao dịch các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối theo quy

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CN LONG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w