Hình 1.1: Quy trình quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng
(Nguồn: TB-1807 Hướng dẫn triển khai tín dụng năm 2015 - Khu vực HCM)
Nhận xét: Với các bước trên, NH hoàn toàn có thể hạn chế được những rủi ro tín dụng trước, trong và phát sinh sau quá trình cho vay nếu tuân thủ toàn bộ quy trình. Việc thẩm định, đánh giá và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà NH sẽ gặp phải và tất yếu, sẽ giảm bớt nợ xấu cho NH.Tuy nhiên, đối với một khoản vay, trong quá trình thực hiện, NH luôn phải trích lập những khoản dự phòng rủi ro khi có tín hiệu rủi ro từ đối tượng đi vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •
Trên cơ sở lý luận đã nêu trên, chương 1 của đề tài cập nhập những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng, đồng thời đưa ra những yếu tố, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Ngoài ra, chương 1 của đề tài cũng đưa ra quy trình quản lý nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Dựa vào những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng, qua chương sau chúng ta sẽ đi sâu vào đánh giá, phân tích thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hồ Chí Minh để rồi đưa ra những nhận xét cũng như kiến nghị nhằm phát triển và nâng cao hệ thống tín dụng tại Chi nhánh, đồng thời phòng ngừa tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng tại đây.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH HÒ CHÍ
MINH