Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng của các bộ phận

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY NINH (Trang 29)

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

-

- Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV - CN Tây Ninh -

2.1.3.2 Chức năng hoạt động của các bộ phận

- Giám đốc:

- - Trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban và có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.

- Có quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.

- Phó giám đốc:

- Làm nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung

của toàn chi nhánh, các nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chánh, thẩm định vốn, công tác tổ chức tín dụng.

- Phòng quan hệ khách hàng:

- Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:

- + Xác định thị trường, khách hàng mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng những sản phẩm tín dụng, dịch vụ khách hàng.

- + Hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy định, quy trình tín dụng, cập nhật hồ sơ, thông tin khách hàng.

- Công tác tín dụng:

- + Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và quy trình tín dụng.

- + Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo nợ vay.

- + Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và xử lý nợ vay khi khách hàng không đáp ứng

- Phòng kế hoạch tổng hợp:

- Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương về đối tác và đối thủ cạnh tranh của CN.

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng, chịu trách nhiệm quản lý hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán và trạng thái ngoại hối của CN.

- Phòng giao dịch khách hàng:

- Trực tiếp bán sản phẩm và dịch vụ tại quầy giao dịch với khách hàng.

- Quản lý tài khoản, mở tài khoản, xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng như nhận tiền gửi, thanh toán, thu đổi mua bán ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và quốc tế.

- Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, phong cách giao dịch... để phản ánh với lãnh đạo.

- Phòng quản Ịý rủi ro:

- Giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tìm ẩn đối với danh mục tín dụng của CN và thực hiện công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

- Đề xuất các phương án và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu, xem xét trình lãnh đạo về việc giảm lãi suất, miễn lãi và quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý. - Phòng tổ chức - Hành chánh:

- Tham mưu cho Giám Đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. - Lập kế hoạch và tuyển dụng nhân sự, quản lý thực hiện chế độ tiền lương và bảo

- Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng. Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới và chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới. - Phòng tài chính kế toán:

- Thực hiện báo cáo kế toán đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo Ngân hàng BIDV.

- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của CN, theo dõi, quản lý tài sản, vốn và các quỹ của CN.

- Định kỳ phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng, khả năng sinh lời của từng sản phẩm và hoạt động kinh doanh của CN.

- Phòng quản trị tín dụng:

- Kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng.

- Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn chuyển giao cho phòng quan hệ khách hàng xử lý.

- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ:

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất - nhập quỹ. Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc...) của ngân hàng và khách hàng.

- Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu - chi tiền mặt phục vụ cho khách hàng theo quy định.

2.1.4 Quy trình cho vay tiêu dùng và sản phẩm cho vay tiêu dùng2.1.4.1 Quy định cho vay tiêu dùng 2.1.4.1 Quy định cho vay tiêu dùng

- Hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện chủ yếu dựa trên quy định cho vay

nói chung. Dưới đây là điều kiện chung:

- Cá nhân, hộ gia đình có đủ năng lực pháp lý và hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật.

- Sinh sống/thường xuyên làm việc trên cùng địa bàn CN cho vay hoặc địa bàn lân cận các CN cho vay.

- Có thu nhập ổn định và đảm bảo đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Có TSĐB phù hợp với quy định của từng sản phẩm (nếu có) và chấp thuận các quy định về mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm tiền vay.

- Mục đích vay vốn rõ ràng, hợp pháp và có đầy đủ chứng từ chứng minh.

- Không có nợ nhóm 3 trở lên tại BIDV và các TCTD khác trong 12 tháng gần nhất. - Ngoài các điều kiện chung nói trên, đối với mỗi sản phẩm cho vay khác nhau thì

khách hàng phải đáp ứng thêm những điều kiện tương ứng. Các điều kiện đó được quy định rõ ràng trong các quyết định về sản phẩm cho vay tiêu dùng.

2.1.4.2 Quy trình cho vay tiêu dùng

- Bước 1: Tiếp thị tới khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của BIDV

- Tất cả CBQHKH có trách nhiệm tiếp thị sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới khách hàng (sản phẩm tín dụng bán lẻ, sản phẩm huy động vốn, sản phẩm bảo lãnh...) và bán chéo sản phẩm dịch vụ khi khách hàng có nhu cầu.

- Phương thức tiếp thị:

- + Trực tiếp tiếp thị đối với một nhóm khách hàng thuộc cùng một tổ chức hoặc khách hàng lớn, khách hàng VIP, khách hàng đem lại thu nhập lớn và thường xuyên cho ngân hàng...

- + Tiếp thị phổ thông qua các hình thức tổ chức sự kiện, tờ rơi, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại trụ sở ngân hàng.

- + Tiếp thị thông qua bên thứ ba có chức năng dưới hình thức hợp tác, cơ chế chi hoa hồng môi giới.

- Bước 2: Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín dụng và tiếp nhận hồ

- Phỏng vấn, nắm bắt thông tin về khách hàng: mục đích vay vốn, tình trạng nhân thân, khả năng và nguồn trả nợ của khách hàng, hình thức và TSĐB vốn vay ...

- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ.

- Bước 3: Đánh giá và phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng

- Đánh giá về thông tin thân nhân khách hàng, tình hình lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng và của nhóm khách hàng liên quan.

- Đánh giá về mục đích và kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng. - Đánh giá phân tích về năng lực tài chính của khách hàng.

- Bước 4: Đề xuất và quyết định cấp tín dụng

- Sau khi nghiên cứu, căn cứ vào đánh giá phân tích khách hàng và các điều kiện vay vốn, CBQHKH lập báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng theo mẫu của ngân hàng kèm theo hồ sơ vay vốn, có ý kiến độc lập về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho vay và trình Trưởng PQHKH có ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay.

- Trên cơ sở báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng của CBQHKH kèm hồ sơ vay vốn, Trưởng PQHKH xem xét kiểm tra, có ý kiến độc lập vào báo cáo đề xuất thẩm định, phê duyệt tín dụng và quyết định cho vay nếu khoản vay nằm trong thẩm quyền phán quyết hoặc trình lãnh đạo CN xem xét và quyết định cho vay.

- Bước 5: Ký kết HĐTD và hoàn thiện các thủ tục pháp lý

- Bước 6: Đề xuất và quyết định giải ngân

- CBQHKH hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân: bảng kê rút vốn, HĐTD.theo quy định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất giải ngân (Phó/Trưởng PQHKH) trước khi chuyển cho PQTTD.

- Trưởng PQTTD phân công CBQTTD nhận hồ sơ, chứng từ giải ngân từ PQHKH, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ giải ngân. Sau đó, trình cho lãnh đạo PQTTD ký kiểm soát và trình PGĐ phụ trách tác nghiệp phê duyệt quyết định giải ngân.

- Trên cơ sở quyết định giải ngân, CBQTTD nhập thông tin giải ngân vào hệ thống SIBS theo quy định và chuyển một bản gốc hồ sơ chứng từ cho phòng dịch vụ khách hàng cá nhân để thực hiện giải ngân cho khách hàng.

- Bước 7: Kiểm tra, giám sát khách hàng và khoản vay

- CBQHKH có trách nhiệm theo dõi, đánh giá khách hàng, khoản vay: kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra tình hình thực hiện cam kết, thực trạng tài sản bảo

- đảm tiền vay, khả năng trả nợ của khách hàng, kịp thời phát

hiện rủi ro tiềm ẩn và

phân loại nợ thông báo cho PQTTD. Trong quá trình đánh giá,

nếu phát hiện dấu

hiệu rủi ro, CBQHKH phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo

cáo cho Trưởng

PQHKH và cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng chỉ đạo, xử lý kịp thời.

- Căn cứ vào HĐTD và hệ thống SIBS, CBQTTD theo dõi, thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn cho PQHKH để phân công CBQHKH đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng quy định trong hợp đồng.

- Bước 8: Thu nợ gốc, lãi và phí

- Thu nợ tự động: Trong trường hợp HĐTD quy định ngân hàng được thu nợ gốc, lãi vay tự động khi đến hạn và nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng đủ tiền để trả nợ thì việc thu nợ sẽ được thực hiện tự động.

- Thu nợ thủ công:

- + CBQTTD thường xuyên theo dõi thông qua HĐTD, chương trình phần mềm để thông báo cho PQHKH đôn đốc thu hồi nợ từ khách hàng và lập đề nghị phòng dịch vụ khách hàng cá nhân thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí. theo đúng quy định tại hợp đồng.

- Trường hợp trên tài khoản tiền gửi của khách hàng đủ tiền trả nợ và trong HĐTD

có quy định ngân hàng được chủ động thu nợ gốc lãi vay thì CBQTTD lập đề nghị phòng dịch vụ khách hàng cá nhân thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí. theo đúng quy định tại hợp đồng và thông báo cho PQHKH.

- + Trường hợp khách hàng chủ động trả nợ đúng hạn hoặc trả nợ trước hạn hay trả nợ

một phần. thì CBQHKH lập đề xuất thu nợ trình Trưởng PQHKH phê duyệt và chuyển cho PQTTD rà soát, nhập thông tin vào hệ thống SIBS và chuyển cho phòng dịch vụ khách hàng cá nhân thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí. theo đúng quy định tại hợp đồng và đề nghị của khách hàng.

- Khi phát sinh nợ đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ, CBQHKH đề xuất các biện pháp xử lý trình cho cấp có thẩm quyền quyết định.

- CBQTTD có trách nhiệm theo dõi thực hiện những nghĩa vụ khác trong HĐTD như nghĩa vụ mua bảo hiểm, nghĩa vụ bổ sung TSĐB... để thông báo cho PQHKH đôn đốc khách hàng thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.

- Bước 9: Điều chỉnh tín dụng

- Khi khách hàng có nhu cầu thay đổi các điều kiện của khoản vay như thay

đổi hạn

mức, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay điều chỉnh điều kiện của TSĐB thì CBQHKH tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng trình tự phê duyệt khoản vay mới.

- Bước 10: Xử lý thu hồi nợ quá hạn.

- Bước 11: Tất toán / thanh lỷ HĐTD và lưu trữ hồ sơ.

- Khi khách hàng trả hết nợ, CBQHKH phối hợp CBQTTD và cán bộ dịch vụ khách hàng đối chiếu kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí. để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng.

- Giải toả các hợp đồng bảo đảm tiền vay. - CBQTTD thực hiện lưu trữ quản lý hồ sơ.

-

2.1.4.3 Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng

- Hiện nay, BIDV CN Tây Ninh đã không ngừng phát triển đa dạng các sản phẩm

cho vay tiêu dùng. Dưới đây là sơ lược về các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại CN, giúp cho khách hàng biết thêm thông tin về sản phẩm để có sự lựa chọn phù hợp.

- ❖ Căn cứ vào mục đích vay vốn: - Cho vay hỗ trợ du học

- Cho vay du học là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu

cầu hỗ

trợ tài chính để làm thủ tục chứng minh tài chính xin xét cấp Visa hoặc thanh toán học phí cùng các chi phí phát sinh trong thời gian du học.

- > Lợi ích dành cho khách hàng:

- Lãi suất cạnh tranh, được ưu đãi lãi suất và các khoản phí liên quan theo các chương trình ưu đãi của BIDV trong từng thời kỳ.

- Mức cho vay cao: Tối đa 100% nhu cầu chứng minh tài chính, tối đa 80% tổng chi phí du học.

- Thời gian cho vay dài:

- + Mục đích vay hỗ trợ chi phí du học: Tối đa 10 năm.

- + Mục đích chứng minh tài chính: Bằng thời gian yêu cầu chứng minh tài chính. - Tài sản bảo đảm linh hoạt:

- + Mục đích vay chứng minh tài chính: Bảo đảm bằng chính tài sản hình thành từ vốn

vay.

- + Mục đích vay hỗ trợ chi phí du học: Tài sản thuộc sở hữu của khách hàng/bên thứ ba.

- Thủ tục cho vay đơn giản và được tư vấn bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình.

> Đối tượng khách hàng:

- Khách hàng là cá nhân du học sinh hoặc nhân thân.

- Sinh sống thường xuyên/làm việc trên cùng địa bàn chi nhánh cho vay. - Có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng chi trả nợ.

- Có tài sản bảo đảm cho khoản vay phù hợp với các quy định của BIDV. - Cho vay mua nhà

- Mục đích: Tài trợ vốn để mua nhà ở, đất ở, xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở.

> Đối tượng khách hàng:

- Sinh sống thường xuyên/làm việc trên cùng địa bàn CN cho vay. - Có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng chi trả nợ.

- Có TSĐB cho khoản vay phù hợp với các quy định của BIDV.

> Lợi ích cho khách hàng:

- Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, lãi suất cạnh tranh, lãi tính trên dư nợ giảm dần.

- Được tư vấn bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình. - Mức cho vay: Có thể lên đến 100% giá trị TSĐB.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY NINH (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w