- Tại buổi hội thảo “Tài chính tiêu dùng - Cơ hội và thách thức tại thị trường Việt
- Friedrich Weiss, Tổng giám đốc cũng đã chia sẻ: “Việt
Nam là một đất nước có dân số
trẻ, trong đó, khoảng 20% các bạn trẻ chưa có thu nhập và khả
năng mua sắm cao, nên
đây sẽ là những khách hàng tiềm năng cho năm sau và các năm kế
tiếp. Tôi tin rằng
trong tương lai sẽ còn rất nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư như chúng tôi.”
- Nhận thấy tiềm năng của thị trường, BIDV cũng như nhiều ngân hàng và các công
ty tài chính khác đều chú trọng phát triển trong lĩnh vực này. Dưới đây là kết quả mà CN đạt được trong những năm qua:
- Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo kì hạn
- Đơn vị tính: Tỷ đồng
- Chỉ tiêu 2012- Năm 2013- Năm 2014- Năm
- Ngắn hạn -0845, -1844, -6343,
- Trung dài hạn -2724, -5536, -1771,
- Tổng cộng -3569, -7380, -4,811
- - Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV - CN Tây Ninh
- Nhìn chung, dư nợ cho vay tiêu dùng của CN tăng trưởng liên tục qua các
năm với
mức tương đối ổn định. Cụ thể, dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2013 là 80,73 tỷ đồng tăng 11,38 tỷ đồng (tương đương tăng 16,41%) so với năm 2012 và đến năm 2014 dư nợ là 114,8 tỷ đồng tăng 34,07 tỷ đồng (tương đương tăng 42,20%) so với năm 2013. Trước sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng mà tốc độ dư nợ tăng như vậy, chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của CN ngày càng mở rộng, uy tín của CN được nâng cao.
- Mặt khác, trong cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng thì từ năm 2012 đến năm 2013
cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn nhưng có xu hướng giảm dần và dư nợ cho vay trung dài hạn lại có xu hướng tăng dần qua các năm và tăng mạnh trong năm 2014. Cụ thể:
- Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng
-
- ■ Ngắn hạn ■ Trung dài hạn
- Đối với dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2013 là 44,18 tỷ đồng giảm 2% (tương đương giảm 0,9 tỷ đồng) so với năm 2012 và chiếm 55% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đến năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 43,63 tỷ đồng giảm 1,24% (tương đương giảm 0,55 tỷ đồng) so với năm 2013 và chỉ chiếm 38% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.
- Đối với dư nợ cho vay trung dài hạn: năm 2013 đạt mức 36,55 tỷ đồng tăng 50,60% (tăng 12,28 tỷ đồng) so với năm 2012 và chiếm 45% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đến năm 2014, tiếp tục tăng mạnh đến mức là 71,17 tỷ đồng, tăng 94,72% (tăng 34,62 tỷ đồng) so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng là 62%.
- Nguyên nhân phần lớn là do khoản vay ngắn hạn thường là khoản vay mua
xe, đồ
- vay mua nhà, đất... thường có kỳ hạn dài, thủ tục phức
tạp, chịu ảnh hưởng của sự biến
động giá cả trên thị trường nên có độ rủi ro cao, do đó các khoản
vay trung dài hạn chiếm
tỷ trọng thấp hơn. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng còn
phụ thuộc vào xu
hướng tiêu dùng của người dân và chính sách cho vay của CN trong
từng thời kỳ. Bởi
hiện nay, lãi suất đã giảm, trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các
ngân hàng thông qua việc
tung ra các gói tín dụng hấp dẫn và theo báo cáo của Bộ Xây dựng,
thị trường bất động
sản đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục từ những tháng cuối năm 2013
và nửa đầu năm 2014,
thị trường tiếp tục trên đà phục hồi tích cực, bắt đầu sôi động
cũng góp phần cho nhu cầu
vay vốn mua bất động sản, xây dựng nhà ngày càng một tăng. Đặc
biệt, chính sách của
Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy thị trường BĐS. Cụ thể, năm 2013,
nghị quyết số
02/NQ - CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất kinh
doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Trong đó, đặc biệt là
gói hỗ trợ nhà ở của
NHNN dành cho người mua nhà có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán
dưới 15 triệu
đồng/m2. Đến năm 2014, Chính phủ ban hành nghị quyết số 61/NQ - CP
bổ sung cho
nghị quyết số 02/NQ - CP với các nội dung đáng chú ý là sửa đổi
thời gian hỗ trợ đối với
các đối tượng vay vốn mua thuê nhà là 15 năm, bổ sung thêm đối
tượng vay vốn, bổ sung
thêm một số NHTMCP do NHNN chỉ định được tham gia cho vay ưu đãi. - Chính vì vậy, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu
khách hàng, CN đã không ngừng tung ra các gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn như gói tín dụng hấp dẫn cho nhu cầu nhà ở chỉ 7,8%/năm từ ngày 15/08/2014 đến 13/02/2015, Vay tiêu dùng lãi suất hấp dẫn chỉ 7,8%/năm từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 15/02/2015, An gia lập nghiệp với gói 5.000 tỷ đồng cho vay nhu cầu nhà ở, Vay mua ô tô phục vụ tiêu dùng với lãi suất hấp dẫn chỉ 8,88%/năm và nhận nhiều quà tặng hấp dẫn từ BIDV...
- Mặc dù cho vay tiêu dùng đang phát triển nhưng hầu hết CN vẫn ưu tiên vấn đề
TSĐB. Điều này sẽ khiến số lượng khoản vay tiêu dùng bị giảm đi, có thể bỏ qua những khách hàng có khả năng và thiện chí trả nợ nhưng lại không có TSĐB. Dưới đây là tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo:
- Đơn vị tính: Tỷ đồng -
- Biểu đồ 2.6: Dư nợ
theo hình thức đảm bảo tiền vay
- Dựa vào số liệu trên biểu đồ,
ta thấy dư nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay trong
- cho vay tiêu dùng tại CN có sự thay
đổi rõ rệt qua các năm. Nhìn chung về giá trị tuyệt
- đối thì dư nợ cho vay tiêu dùng theo
cả 2 hình thức đảm bảo đều tăng qua các năm và dư
- nợ cho vay có TSĐB gần như gấp đôi dư nợ cho vay không có TSĐB. Cụ thể:
- Cho vay có TSĐB: năm 2013, cho vay có TSĐB đạt 52,66 tỷ đồng tăng 8,94%
(tương đương tăng 4,32 tỷ đồng) so với năm 2012, đến năm 2014 tăng đến mức là 72,82 tỷ đồng tăng 38,28% (tương đương tăng 20,16 tỷ đồng) so với năm 2013.
- Cho vay không có TSĐB: năm 2013 đạt 28,07 tỷ đồng tăng 33,60% (tương đương tăng 7,06 tỷ đồng) so với năm 2012 và đến năm 2014 tăng 49,55% (tương đương tăng 13,91 tỷ đồng)
-
■Cho vay có TSĐB ■Cho vay không có
- Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì cho vay có TSĐB có xu hướng giảm dần qua các
năm. Cụ thể: -
- ■ Dư nợ có TSĐB ■ Dư nợ không có TSĐB
- Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo
- Năm 2012, cho vay có TSĐB đạt 70% đến năm 2013 tỷ trọng này giảm 5% còn
65%. Năm 2014, tỷ trọng này tiếp tục giảm 2% xuống còn 63% so với năm 2013. Và thay vào đó là tỷ trọng cho vay không có TSĐB tuy không cao nhưng đang tăng dần qua các năm. Năm 2012, cho vay tiêu dùng không có TSĐB chiếm 30% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2013, tỷ trọng này chiếm 35% tăng 5% so với năm 2012 và đến năm 2014 tiếp tục tăng đạt 37% tăng 2% so với năm 2013. Điều này phần nào thể hiện chủ trương mở rộng cho vay tiêu dùng với những chính sách linh hoạt, mềm dẻo, nới lỏng cho các khách hàng uy tín và mở rộng thêm thị trường khách hàng tiềm năng.