Quy trình thực tế xét duyệt cho vay đối với kháchhàng cá nhân tại ACB Ông Ích Khiêm

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM (Trang 32 - 39)

Ích Khiêm

2.4.1.62 Sơ đồ 2.2: Quy trình thực tế xét duyệt cho vay đối với khách hàng cá nhân tại OIK

2.4.1.63

2.4.1.64

2.4.1.65 Nguồn: Tác giả tự thu thập tại Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân

của OIK

2.4.1.66 Bước 1: Tiếp xúc KH và tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KH

2.4.1.67 > PFC (Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân) thực hiện các công việc lần lượt như sau:

- Tìm kiếm, trực tiếp liên hệ và tư vấn về các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN của NH để giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu thực tế. - Tiếp nhận đề nghị vay vốn từ khách hàng và hướng dẫn KH cung cấp hồ sơ cần thiết

theo quy định của ACB: 2.4.1.68 + Hồ sơ pháp lý 2.4.1.69 + Hồ sơ phương án 2.4.1.70 + Nguồn trả nợ

2.4.1.71 + Hồ sơ tài sản đảm bảo 2.4.1.72 + Các hồ sơ khác có liên quan

- Tiến hành kiểm tra thông tin khách hàng, nhận diện và đánh giá thực tế thông tin. - Đánh giá hồ sơ khách hàng đủ hay không đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định

- Thực hiện xử lý hồ sơ, yêu cầu khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định của ACB.

♦ Đối với hồ sơ không đủ điều kiện cấp tín dụng: PFC thông báo bằng văn bản cho khách

hàng lý do từ chối theo biểu mẫu ACB.

♦ Đối với hồ sơ đủ điều kiện cấp tín dụng: PFC hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục thẩm định cho khoản tín dụng tại bước 2.

2.4.1.73 Bước 2: Thẩm định tín dụng

> PFC kiểm tra hồ sơ bằng cách thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến KH, liên quan đến phương án vay vốn, liên quan đến TSĐB:

- Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định: 2.4.1.74 + Thông tin do khách hàng cung cấp. 2.4.1.75 + Thông tin lưu trữ tại ACB.

2.4.1.76 + Thông tin do PFC thu thập từ các kênh khác. - Nội dung thẩm định:

2.4.1.77 + Thẩm định KH: thẩm định năng lực, hành vi dân sự, tư cách của khách hàng.

2.4.1.78 + Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính hoặc

nguồn thu

nhập.

2.4.1.79 + Thẩm định hình thức đảm bảo nợ vay: thẩm định nhu cầu vay vốn và

đánh giá khả

năng trả nợ của khách hàng.

> Sau khi đã thẩm định tín dụng xong, PFC tiếp tục thực hiện bước 3. 2.4.1.80 Bước 3: Lập tờ trình thẩm định, trình duyệt cho vay

- PFC ghi nhận kết quả và lập tờ trình thẩm định tín dụng theo mẫu sẵn có của ACB. - PFC trình báo cáo thẩm định cùng với hồ sơ vay của khách hàng cho người phê duyệt

là Giám đốc của OIK để xem xét ra quyết định cho vay tại bước 4.

- Đối với trường hợp trình ngoại lệ thì PFC sẽ scan tất cả hồ sơ vay của KHCN, tờ trình thẩm định và các hồ sơ khác có liên quan, gửi mail cho Trung tâm phê duyệt tập trung của

khách hàng cá nhân:

2.4.1.81 + Nếu nhận được mail trả lời với văn bản là không đồng ý phê duyệt thì

thông báo cho khách hàng, đồng thời PFC sẽ trao đổi với KH rằng có thay đổi quyết định vay với trường hợp bình thường hay không. Nếu khách hàng đồng ý thì hồ sơ vẫn tiếp tục thực hiện theo các bước của quy trình.

2.4.1.82 + Nếu nhận được mail trả lời với văn bản là đồng ý phê duyệt thì PFC sẽ

in văn bản

này ra trình cho Giám đốc của OIK kèm theo đó là báo cáo thẩm định cùng với hồ sơ vay của khách hàng.

2.4.1.83 Bước 4: Quyết định cho vay

> Giám đốc căn cứ vào nội dung tờ trình thẩm định của PFC để xem xét và đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay:

- Nếu không đồng ý thì Giám đốc sẽ thông báo cho PFC và đồng thời PFC thông báo cho KH bằng văn bản theo quy định của ACB.

- Nếu đồng ý thì Giám đốc sẽ thông báo cho PFC và đồng thời PFC thông báo cho KH chuẩn bị cho bước tiếp theo.

2.4.1.84 Bước 5: Hoàn thành thủ tục nhận TSTC, ký HĐTD

- Khi khoản vay được phê duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện liên quan, Bộ phận hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành soạn thảo các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến giải ngân: 2.4.1.85 + Hợp đồng tín dụng.

2.4.1.86 + Hợp đồng thế chấp/ cầm cố/ bảo lãnh bằng tài sản. 2.4.1.87 + Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ.

- Trường hợp có phản hồi từ khách hàng về việc không đồng ý hoặc không rõ các điều khoản trong hợp đồng thì PFC trao đổi thêm với KH để làm rõ, nếu khách hàng chưa đồng

ý thì báo cáo cho PFC - L (Trưởng bộ phận tư vấn tài chính cá nhân) giải quyết.

- Đồng thời, tại bước này ngân hàng và khách hàng sẽ đến Sở tài nguyên môi trường để tiến hành thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với những tài sản thế chấp,

cầm cố đã thỏa thuận

- Giám đốc OIK ký kết hợp đồng.

- Nhận bàn giao và nhập kho đầy đủ giấy tờ bản chính TSĐB.

- Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đầy đủ với các tài sản yêu cầu phải mua bảo hiểm theo quy định của ACB.

2.4.1.88 Bước 6: Giải ngân

> Sau khi đã nhận TSTC và ký HĐTD. Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho KH theo hạn

mức đã ký kết trong HĐTD:

- Căn cứ giải ngân: dựa vào hồ sơ vay của KH, hồ sơ phân tích tín dụng, chứng từ đảm bảo nợ vay và các chứng từ khác.

- Ngân hàng thực hiện giải ngân cho KH trên cơ sở phối hợp với các bộ phận: Bộ phận tư

vấn tài chính cá nhân, Bộ phận hỗ trợ tín dụng, Giao dịch viên, Bộ phận kế toán và Bộ phận ngân quỹ.

2.4.1.89 - Hình thức giải ngân có thể được thực hiện dưới hai hình thức: tiền mặt và

chuyển khoản.

Tùy vào thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng trong HĐTD. 2.4.1.90 Bước 7: Lưu trữ và quản lý hồ sơ tín dụng

- Bản chính hồ sơ TSTC, cầm cố phải được lưu trữ tại kho đảm bảo an toàn của NH. - Hồ sơ tín dụng khách hàng cá nhân do Bộ phận hỗ trợ tín dụng quản lý để theo dõi

việc thu nợ, thu lãi.

2.4.1.91 Bước 8: Giám sát và theo dõi việc sử dụng vốn vay của KH

2.4.1.92 Các PFC phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của KH,

hiện trạng

TSĐB, tình hình tài chính của KH để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Nếu trường hợp PFC không kiểm tra thì Bộ phận hỗ trợ tín dụng phải có trách nhiệm nhắc nhở.

2.4.1.93 Bước 9: Thu hồi, gia hạn nợ, thanh lý hợp đồng

2.4.1.94 Đây là bước kết thúc của quy trình cho vay, bước này gồm các công việc quan trọng như:

- Thu nợ cả gốc lẫn lãi. - Tái xét HĐTD.

- Thanh lý HĐTD.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM (Trang 32 - 39)