Các nhân tố tác động đến rủiro tín dụng đối với kháchhàng cá nhân

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM (Trang 39 - 52)

2.4.1.95 Trong hợp đồng tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng (hay còn gọi là bên

cho vay) và khách hàng cá nhân (hay còn gọi là bên vay). Vì vậy rủi ro tín dụng xuất phát từ bên cho vay và bên vay ta gọi là nhân tố chủ quan. Nhưng khi KHCN sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể và tuân theo sự chi phối của những điều kiện nhất định như môi trường tự nhiên; môi trường kinh tế; chính sách, pháp luật của NHNN và sự canh trạnh giữa các NHTM thì đây được xem là những nhân tố khách quan dẫn đến RRTD đối với KHCN.

2.4.1 Nhân tố khách quan

2.4.1.96 Hầu hết các khoản cho vay khách hàng cá nhân là các khoản vay từ ngắn hạn

đến trung

và dài hạn, thời hạn có thể từ 1 - 10 năm, thậm chí có thể từ 10 - 20 năm, nên có thể có rất nhiều rủi ro phát sinh từ nhân tố khách quan tác động đến rủi ro tín dụng đối với KHCN là những điều không thể đoán trước được.

2.4.1.1 Rủi ro do môi trường tự nhiên

2.4.1.97 Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như: dịch bệnh, lũ lụt, động đất,... đây là những

rủi ro mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều không thể lường trước được. Bởi những tác động xấu này sẽ tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế của khách hàng; cụ thể là các kháchhàng kinh doanh nông sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản hoặc bị mất mát

của cải vật chất nặng nề do thiên tai gây ra sẽ làm cho khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng.

2.4.1.2 Rủi ro do môi trường kinh tế ❖Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định:

2.4.1.98 Hoạt động kinh doanh của NHTM không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh

của nền kinh tế trong và ngoài nước chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của NH sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Vì vậy sự khủng hoảng kinh tế thế giới có thể chi phối nền kinh tế nước ta như biến động giá vàng, ngoại hối, lạm phát gia tăng,... đã phần nào tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các DN và gián tiếp đối với thu nhập của KHCN cũng như ngân hàng. Cho nên môi trường kinh tế không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến RRTD.

❖Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế:

2.4.1.99 Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm nợ quá hạn gia tăng khi

tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến các KHCN của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ làm ăn thua lỗ hay bị thất nghiệp do DN nơi làm việc bị thua lỗ và phá sản. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập KH có thể bị giảm sút hoặc hoàn toàn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

2.4.1.3 Rủi ro do chính sách và pháp luật của NHNN

❖Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:

2.4.1.100 Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN

và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã tiến hành

triển khai vào hoạt động NH thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ.

2.4.1.101 Những văn bản này đều có quy định: “Trong những trường hợp khách hàng

không trả

được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay”. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước cho nên không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý và việc chuyển giao tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng thì ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian mới thu hồi nợ được, đôi khi chỉthu hồi được một khoản nhỏ trên tổng nợ của KH nhưng cũng có khi không thu hồi được. Vì thời gian tố tụng có thể kéo dài ít nhất từ 1 - 3 năm, thậm chí là kéo dài hơn thế nữa. Dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ và tài sản tồn đọng ngay tức thời để bù đắp cho những chi phí, khoản lỗ,...

❖Rủi ro do sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:

2.4.1.102 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN còn hoạt động một cách thụ động

theo kiểu

xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được NHNN cảnh báo hay có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp. Đây được xem là sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN nên mới dẫn đến hậu quả của RRTD đối với KHCN tại các NHTM.

❖Rủi ro do hệ thống quản lý thông tin cá nhân của NHNN còn kém phát triển, thiếu cập nhật chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của các NHTM: 2.4.1.103 Hệ thống quản lý thông tin cá nhân của NHNN còn kém phát triển, thiếu cập

nhật chưa

đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của các NHTM. Dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cá nhân của khách hàng. Vì khi nắm bắt thông tin của KHCN tốt, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NH đưa ra quyết định cho vay đúng và giảm thiểu rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

❖Rủi ro do sự thay đổi của chính sách Nhà nước dẫn đến KHCN giảm hoặc mất đi khoản thu nhập vốn có của mình:

2.4.1.104 Khi khách hàng cá nhân là nhân viên có hợp đồng lao động tại một doanh

nghiệp thì

khẩu, tỷ giá, lãi suất, lạm phát,. thì các chính sách này sẽ tác động đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến các DN sẽ phản kháng bằng cách cắt, giảm lương của nhân viên hoặc nguồn nhân lực. Điều này sẽ làm cho các KHCN giảm hoặc mất đi khoản thu nhập vốn có của mình, khiến KH lâm vào tình trạng khó khăn, không có thu nhập trả nợ cho ngân hàng.

2.4.1.4 Rủi ro do sự cạnh tranh giữa các NHTM

2.4.1.105 Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay

là cạnh

tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực như mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa dịch vụ NH, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và khu công nghiệp. Tuy nhiên, khi càng có nhiều ngân hàng thì sự canh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng đã và đang

xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòngg giao dịch trên toàn quốc.

2.4.1.106 Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh

giữa ngân

hàng này với NH khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các CN, PGD trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới là sự tranh giành khách hàng, dẫn đến hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an toàn; cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa các CN, PGD trong cùng một ngân hàng.

2.4.1.107 Tâm lý sợ mất khách hàng đồng thời cũng dẫn đến không ít trường hợp các chi nhánh,

phòng giao dịch sử dụng nhiều biện pháp như: một số KHCN thực tế không có khả năng tài chính hay tình hình sản xuất kinh doanh chỉ ở mức cầm chừng,... nhưng các CN, PGD vẫn cho vay; thậm chí còn buông lõng trong khâu xét duyệt cho vay bằng cách đánh giá sơ sài cho có thông lệ về hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh; đồng thời cũng không thường xuyên kiểm soát, giám sát vốn sau khi cho vay; đặc biệt là những KH có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều NH thì càng buông lõng kiểm soát hơn. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng đối với KHCN càng tăng cao.

2.4.1.108 Giả sử như môi trường cạnh tranh giữa các NHTM vẫn ngày càng khốc liệt hơn

thì tình

trạng được nói trên cũg sẽ ngày càng gia tăng và tỷ lệ nợ quá hạn cũng càng tăng cao. Dẫn đến NH giảm mạnh thu lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN, về lâu dần ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán và thậm chí là phá sản.

2.4.2 Nhân tố chủ quan

2.4.2.1 Nhân tố chủ quan từ phía NHTM

2.4.1.109 ❖ Rủi ro do nhân viên, cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ

chuyên môn nghiệp

2.4.1.110 Khi phân tích, thẩm định hồ sơ vay, các thông tin tài chính và phi tài chính của KHCN

được sử dụng cho việc phân tích thường không chính xác, không rõ ràng và không chắc chắn. Điều đó làm cho RRTD đối với KHCN sẽ cao hơn so với KHDN. Cho nên việc NH bố trí các nhân viên, cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ khi thẩm định sẽ trực tiếp tác động đến khoản cho vay càng có RRTD lớn hơn.

2.4.1.111 Khi nhân viên, cán bộ tín dụng thiếu năng lực thẩm định, lười biếng thu thập

thông tin

và hoàn toàn dựa trên tất cả thông tin do khách hàng cung cấp mà không có sự phân tích, xác minh lại thông tin hoặc do các nhân viên, cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp tay với KH làmgiả hồ sơ vay, nâng giá TSTC so với thực tế,. Tất cả trường hợp này được thể hiện rõ trong tờ trình thẩm định KH và được trình bày rất suôn sẽ, không chứa đựng những thông tin bất lợi nào của KHCN. Vì vậy nó sẽ trực tiếp tác động đến RRTD của khoản cho vay và liên tiếp tác động đến khâu ra quyết định của người xét duyệt cho vay.

❖Rủi ro do người xét duyệt thiếu trách nhiệm, đạo đức hoặc quá tin tưởng nhân viên, cán bộ tín dụng:

2.4.1.112 Về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay phải xét duyệt quá

nhiều và

không có thời gian đọc hay kiểm tra kỹ tờ trình thẩm định của nhân viên, cán bộ tín dụng nên người xét duyệt đã không làm đúng theo trách nhiệm của mình hoặc người xét duyệt quá tin tưởng nhân viên, cán bộ tín dụng nên rất yên tâm về những thông tin thẩm định của cấp dưới mình mà dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm khi cho KH vay. Hoặc thậm chí là người xét duyệt cho vay cũng đồng thời tiếp tay với nhân viên và KH nhằm chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Tất cả những vấn đề này cũng trực tiếp tác động đến khoản cho vay có RRTD cao hay thấp và NH có thu hồi lại được nợ hay không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.1.113 ❖ Rủi ro do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền:

2.4.1.114 Một số trường hợp người đi vay có mối quan hệ thân thiết với người xét duyệt

hoặc cấp

có thẩm quyền tại NH thì các nhân viên, cán bộ tín dụng sẽ bị cấp trên của mình thúc ép phải tìm cách cho người đó vay. Cho nên công việc thẩm định là không kỹ càng, bởi các nhân viên ấy buộc phải bỏ qua những điều kiện không tốt của KH và phải nhanh chóng hoàn tất những chỉ định của cấp trên giao cho. Vì vậy việc người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền đã lạm dụng chức, quyền của mình đưa ra những yêu cầu cho cấp dưới phải thực hiện theo ý muốn chủ quan của mình mà không xem xét đến chất lượng an toàn của khoản tín dụng thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến RRTD.

❖Rủi ro do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao:

tiêu

của cả năm. Nếu không đạt chỉ tiêu được đề ra thì các nhân viên sẽ bị xử phạt theo nhiều hình thức, có thể bị hạ cấp - tương ứng bị giảm lương theo bậc hoặc phải nộp phạt v.v...

2.4.1.116 Vì vậy để hoàn thành chỉ tiêu được giao, một số NH đã hạ thấp lãi suất cho vay,

hạ thấp

các điều kiện an toàn tín dụng để có thể thu hút KH đến NH mình vay nhiều hơn. Hậu quả là các khoản cho vay đều không đảm bảo chất lượng tín dụng và việc phát sinh RRTD sẽ rất cao. Bởi các nhân viên NH chỉ cố hoàn thành chỉ tiêu để không bị xử phạt mà khôngquan tâm đến hệ lụy của nó là số tiền vay có được KH hoàn trả hoặc hoàn trả đúng hạn cho NH hay không.

❖Rủi ro do quá nhiều khoản vay nên dễ bỏ sót một số KH không kiểm soát, giám sát và quản lý sau khi cho vay:

2.4.1.117 Ở mỗi NHTM, các khoản cho vay KHCN thường chiếm đa số và rất nhiều.

Chính vì

vậy mà các nhân viên tín dụng đã gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý các khoản cho vay và giám sát sau khi cho khách hàng vay. Bởi lẽ mỗi tháng NHTM sẽ có thêm KHCN vay và bên cạnh đó là các KH vay cũ của tháng trước hoặc tháng trước nữa hoặc của nhiều năm trước v.v... tất cả các khoản vay này bắt buộc các nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra theo thời gian mà mỗi NH quy định; có thể là theo tháng, theo quý hay tùy theo mỗi hợp đồng vay cụ thể sẽ có những quy định kiểm soát riêng biệt. Cho nên không khó tránh khỏi việc các nhân viên này bỏ sót kiểm tra một số khoản vay và làm cho các khoản vay ấy có thể phát sinh RRTD vì khách hàng không được kiểm soát kỹ càng.

❖Rủi ro do thiếu kiểm soát, giám sát và quản lý sau khi cho vay:

2.4.1.118 . Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chặt

chẽ và

thường xuyên, để đảm bảo rằng khách hàng sẽ tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng mà sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ đúng hạn. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát, giám sát và quản lý sau khi cho vay nhưng các NHTM thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay nên đã có tâm lý an tâm phần nào và một phần là do tâm lý ngại gây phiền hà cho KH cho nên ngân hàng đã lơi lỏng các quá trình kiểm tra sau khi cho vay. Điều này rất dễ phát sinh RRTD. Bởi do ngân hàng không nắm bắt được tình hình rằng KH có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, hay khách hàng đã làm ăn thua lỗ hay đã thất nghiệp và đang gặp khó khăn về tài chính v.v. mà NH sẽ có những biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ kịp thời để hạn chế RRTD đến mức thấp nhất có thể.

2.4.2.2 Nhân tố chủ quan từ phía khách hàng cá nhân

❖Rủi ro do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và không có thiện chí trong việc trả nợ hoặc cố tình gian lận, lừa đảo ngân hàng:

2.4.1.119 Giả sử khách hàng đến ngân hàng vay vốn với mục đích cụ thể như vay tiêu

dùng, vay

mua nhà và căn hộ,. nhưng KH lại sử dụng vốn không như thỏa thuận với NH mà sử dụng tiền vay đó vào những hoạt động có thể phát sinh RRTD cao. Ví dụ như khách hàng

2.4.1.120 vay tiền ngân hàng để cho người khác vay lại với lãi suất cao hơn, nếu người đó không trả

nợ cho khách hàng thì KH cũng đồng thời không có lãi và tiền để trả cho ngân hàng.

2.4.1.121 Có một số trường hợp mặc dù khách hàng có thu nhập nhưng vẫn không trả nợ cho

ngân hàng đúng hạn. Họ luôn tìm cách trốn tránh và không có thiện chí trong việc trả nợ

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM (Trang 39 - 52)