nhân tại ACB Ông Ích Khiêm
2.4.1.903 Dựa vào cơ sở lý luận và mô hình của các nghiên cứu trước, có thể thấy có
rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn thu thập dữ liệu, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng và khách hàng, từ đó tìm ra các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logistic bao gồm 9 biến từ X1đến X9 (tuổi, vị trí công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, người phụ thuộc, nghề nghiệp, thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân), với số lượng mẫu là 298 hồ sơ vay khách hàng cá nhân phát sinh từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2015 vẫn còn dư nợ và hồ sơ vay do các PFC tại OIK thẩm định tín dụng. Từ kết quả nghiên cứu, có thể kết luận như sau:
- Đối với các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng, nghiên cứu chỉ xét hai nhân tố là kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách
hàng cá
nhân. Và đây là hai nhân tố có tác động ngược chiều với RRTD cá nhân tại OIK.
Có nghĩa
là kinh nghiệm của CBTD càng cao và KHCN sử dụng vốn vay đúng mục đích thì
rủi ro
tín dụng sẽ càng thấp.
- Đối với các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng thì nghiên cứu cho thấy khách hàng
cá nhân có tuổi, có vị trí công tác, có trình độ học vấn càng cao, có nghề nghiệp là nhân
viên văn phòng sẽ có tác động ngược chiều và KHCN có số người phụ thuộc càng nhiều
sẽ có tác động cùng chiều với RRTD cá nhân tại OIK. Trong khi đó nhân tố về tình trạng
hôn nhân và thu nhập bình quân do nguồn dữ liệu thu thập nên khi đưa vào phân
phần mềm SPSS 20.0 thì không có ý nghĩa thống kê, vì vậy hai biến này chỉ có thể giải
thích giả thuyết tác giả đưa ra là đúng từ phân tích định tính.