Giải pháp giảm thiểu rủiro tín dụng đối với kháchhàng cá nhân tại ACB

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM (Trang 99 - 103)

2.4.1.904 Ông Ích Khiêm

2.4.1.905 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và kết luận ở trên, từ đó đưa ra một số giải

pháp nhằm

giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK như sau:

2.4.1.906 ❖ Tuổi, vị trí công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, người phụ

thuộc, nghề

2.4.1.907 Các nhân tố chủ quan từ phía KHCN trong nghiên cứu đều ảnh hưởng đến

rủi ro tín

dụng. Do vậy trách nhiệm của các cán bộ tín dụng cần phải thu thập và xác minh rõ thông tin của khách hàng trong quá trình thẩm định rất quan trọng. Chính vì thế, các CBTD cần thận trọng với các khách hàng mới để có thể ngăn chặn các hành vi lừa đảo, nhưng cũng không vì quá tin tưởng những khách hàng đã có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng mà bỏ qua các nguyên tắc nghiệp vụ. Đặc biệt trong công tác thẩm định hồ sơ khách hàng, các CBTD cần trao đổi - phối hợp hỗ trợ nhau để đưa đến kết quả duyệt hồ sơ chính xác hơn tránh xảy ra rủi ro tín dụng.

2.4.1.908 Xét về từng nhân tố cụ thể. Đối với nhân tố tuổi, ngân hàng cần thận trọng

hơn với các

khoản vay dành cho khách hàng cá nhân có độ tuổi từ 24 đến 34 tuổi, có nghĩa là ngân hàng cần xem xét việc cho KH có độ tuổi từ 35 đến 55 vay nhiều hơn, do đây là độ tuổi có ít rủi ro tín dụng hơn. Đối với nhân tố vị trí công tác, ngân hàng cần phải tập trung phát triển các khách hàng có vị trí công tác cao hơn (quản lý cấp trung và quản lý cấp cao), đây là nhóm khách hàng tiềm năng và ít xảy ra rủi ro tín dụng. Đối với nhân tố trình độ học vấn, ngân hàng cần đánh giá chung với vị trí công tác khi đưa ra quyết định cho vay bởi đây là hai nhân tố bổ sung cho nhau, rằng khách hàng vay đó có trình độ học vấn cao họ sẽ có vị trí công tác cao hay không? Đối với nhân tố tình trạng hôn nhân, ngân hàng cần thận trọng và cân nhắc hơn về các nhân tố khác kèm theo khi đưa ra quyết định cho vay. Đối với nhân tố người phụ thuộc, ngân hàng cần thận trọng và cân nhắc hơn khi cho khách hàng có số người phụ thuộc nhiều hơn 2 người vay vốn, bởi khách hàng càng có nhiều người phụ thuộc càng dễ phát sinh RRTD. Đối với nhân tố nghề nghiệp, ngân hàng đã thực

hiện tốt khi cho khách hàng vay đa số là nhân viên văn phòng và có ít rủi ro tín dụng hơn so với khách hàng không phải là nhân viên văn phòng. Đối với nhân tố thu nhập bình quân,

ngân hàng cần phát triển các khách hàng có thu nhập cao nhiều hơn, vì đây là nhóm khách hàng có khả năng trả nợ tốt và ít rủi ro tín dụng hơn.

2.4.1.909 Đồng thời, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra sau khi cho khách

hàng vay để

có thể nắm rõ tình hình của khách hàng hiện tại. Từ đó có thể nhận biết KH có tiềm ẩn phát

sinh rủi ro hay không mà có biện pháp hợp lý để xử lý hoặc giúp đỡ. Ví dụ như trường hợp khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính thì CBTD cần hỗ trợ khách hàng làm tờ trình xin giảm lãi suất vay hoặc gia hạn thời gian trả nợ để tạo điều kiện cho KH trả nợ vay cho ngân hàng.

❖về kinh nghiệm của cán bộ tín dụng:

2.4.1.910 Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cán bộ tín dụng càng có nhiều kinh nghiệm

thì rủi ro

tín dụng sẽ càng thấp. Bởi do kiến thức về chuyên môn và kinh nghiệm thẩm định của cán bộ tín dụng càng cao, có thể giúp cho họ nhận dạng vấn đề có thể phát sinh rủi ro và kịp thời xử lý rủi ro tốt hơn. Trong trường hợp này để giảm thiểu rủi ro tín dụng thì ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn về việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn cho các cán bộ tín dụng theo định kỳ hằng năm; đề xuất Hội sở tổ chức các buổi hội thảo với chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng cá nhân với các chi nhánh và phòng giao dịch khác. Riêng đối với bản thân các CBTD cũng phải thường xuyên

nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng quy định hiện hành tại ngân hàng và không

ngừng nâng cao năng lực lẫn kinh nghiệm công tác, nhất là khả năng phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ phía khách hàng.

❖Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân:

2.4.1.911 Việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích có tác động mạnh đến rủi

ro tín dụng.

vì vậy, các cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra sau khi cho khách hàng vay theo định kỳ 6 tháng/ lần, đối với trường hợp KH đã phát sinh rủi ro tín dụng thì các CBTD cần phải kiểm tra 1 tháng/ lần nhằm hạn chế và kịp thời ngăn chặn hoặc xử lý bằng cách thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu gian lận của khách hàng.

2.4.1.912 Đồng thời, ngân hàng phải quy định rõ trách nhiệm của CBTD về tính xác

thực của

thông tin nêu ra trong báo cáo thẩm định; trách nhiệm kiểm tra, giám sát các khoản vay do mình thẩm định hoặc được phân công theo dõi. Đối với các cán bộ tín dụng có thành tích xuất sắc, ngân hàng cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại. Riêng đối với những trường hợp vi phạm có chủ ý của CBTD thì tùy theo tính chất và mức độ, NH cần xử lý nghiêm để làm gương cho các cán bộ tín dụng khác trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM (Trang 99 - 103)