Các loại rủi ro tíndụng và ảnh hưởng của rủi ro tíndụng đối với hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHÀN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNoPTNT HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 38 - 43)

với hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế

Ngân hàng thương mại là những định chế trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi tiết kiệm và hoàn trả, đầu tư cho vay; cung cấp các dịch vụ ngân hàng, kinh doanh chứng khoán... Hoạt động của NHTM với những đặc trưng cơ bản như thế nên chịu tác động của nhiều yếu tố như: Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ chế chính sách quản lý điều hành vĩ mô và vi mô. Mà các yếu tố này có thể thay đổi để phù hợp với diễn biến thực tế của nền kinh tế. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay, ngày càng làm gia tăng các nguy cơ rủi ro cho hoạt động ngân hàng thương mại và khi rủi ro xảy ra thì hậu quả của nó sẽ rất nặng nề. Tuy nhiên hoạt động tín dụng mang lại cho ngân hàng thương mại khá nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng được phân loại như sau và những rủi ro này có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động của ngân hàng.

Rủi ro đọng vốn đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong ngha v ụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do trễ hạn. Đây là rủi ro mà không một ngân hàng nào mong muốn. NHTM hoạt động cho vay dựa trên nguồn vốn huy động từ nhiều hình thức như tiết kiệ m, kỳ phiếu, trái phiếu ...Chính vì vậy việc tính toán để nguồn vốn huyđộng trở thành nguồn vốn cho vay đ đư ợc các ngân hàng dự trù trước. Nhưng khi khách hàng vay vốn có thể xảy ra khả năng là khách hàng không thể trả nợ theo đúng như thời hạn trong hợp đồng đã giao k ết. Chính yếu tố này làm ảnh hưởng đến việc trả vốn và lãi cho khách hàng gửi tiền, khi đến hạn các ngân hàng không thể trì hoãn việc trả nợ cho khách hàng gửi tiền. Điều này làm cho các ngân hàng phải cân đối, tính toán lại nguồn vốn để trả nợ khách hàng, đến một giới hạn nào đó ngân hàng không đủ nguồn vốn để chi trả dẫn đến mất khả năng chi trả, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động và uy tín của ngân hàng.

I.2.3.2. Rủi ro mất vốn và ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng

Rủi ro mất vốn là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghía v ụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do không thanh toán. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, khi khách hàng cố tình không thanh toán hay mất khả năng thanh toán đều mang đến khó khăn cho ngân hàng, việc khách hàng không thanh toán cho các khoản đã vay làm ăng thêm các chi phí phát sinh như chi phí giám sát nhằm mục đích giám sát chặt chẽ khoản vay, giám sát khách hàng nhằm thu hồi vốn vay khi khách hàng có điều kiện. Nếu khách hàng sử dụng tài sản để đảm bảo cho khoản vay thì việc ngân hàng bỏ thêm chi phí pháp lý nhằm tăng cường việc thu hồi nợ một cách nhanh chóng từ việc phát mãi tài sản đảm bảo.

Việc khách hàng không trả nợ vay cho ngân hàng việc này làm giảm sút lợi nhuận mong muốn của ngân hàng. Việc huy động nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn làm ảnh hưởng đến việc tính toán vòng quay tín dụng nhằm sử dụng tối đ a lợi nhuận từ nguồn vốn huy động, tuy nhiên khách hàng không trả nợ làm vòng vốn quay của tín dụng bị giảm hoặc không sinh

lợi nữa điều này làm giảm sút doanh thu và có nguy cơ không thu được doanh thu. Điều này làm gia tăng nợ quá hạn và nợ khó đòi.

Ngoài ra khách hàng vay không thực hiện nglĩa vụ theo đúng hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng thì việc ngân hàng phải gia tăng nguồn dự trữ nhằm phòng ngừa với nguy cơ mất vốn là rất cao làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

Tóm lại nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình đ ể trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình tr ạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giả m không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền càng b ị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rúttiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã h ôi mất ổn định. Có khả năng làm sụp đổ cả một hệ thống tài chính quốc gia. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ (2008) đã làm rung chuy ển toàn cầu. Việc phá sản của một số ngân hàng lớn ở Mỹ đã làm cho nền kinh tế thế giới suy sụp, những ảnh hưởng to lớn của nó gắn liền với thế giới làm hàng loạt các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính trên thế giới đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác

nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi

cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ

lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài

không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng

cho nến kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy,

đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHÀN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNoPTNT HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w