Nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHÀN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNoPTNT HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 108 - 116)

- Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ chovay

1 Chovay không có BĐ bằng TS

3.2.3. Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp từ phía ngân hàng và khách hàng thì nguyên nhân khác mà ngân hàng cũng như khách hàng không th ể kiểm soát được như:

Thứ nhất do sự biến động của tình hình kinh tế. Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy mà tình hình kinh tế luôn phát triển nhằm đuổi kịp và hội nhập với thế giới. Việt Nam là một nước xuất khẩu nhưng chủ yếu tập trung ở các mặt hàng nông sản như cao su, cà phê, chè... và các mặt hàng công nghiệp như da giày, dệt may... Chính vì vậy sự biến động giá cả của thị trường thế giới gây khó khăn cho khách hàng sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng.

Tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát khách hàng đối tượng chủ yếu là nông dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có giá trị kinh tế thấp. Sự biến động thường xuyên của các mặt hàng trong năm 2010 gây không ít khó khăn cho người nông dân. Các mặt hàng nông sản như lúa, khoai mỳ... cho hiệu quả kinh tế thấp và giá bán mà người nông dân thu được rất ít do ảnh hưởng của tình hình xuất khẩu của tỉnh.

Các nguồn vốn tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát tập trung cho nông nghiệp, nông thôn chủ yếu là cho mục đích đánh bắt thuỷ sản và chi phí trồng trọt, chăn nuôi. Do năm 2010 việc tỷ giá USD/VNĐ có lợi cho xuất khẩu mà gây ảnh hưởng cho các mặt hàng nhập khẩu như xăng, dầu, phân bón hữu cơ, chất hoá học dùng trong nông nghiệp làm tăng chi phí đầu vào của nông dân huyện Phù Cát nhưng việc thu mua sản phẩm của nông dân lại bị ép giá bởi các thương lái chính ì vv ậy mànguồn thu của nông dân thiếu ổn định làm nông dân mất khả năng trả lãi vay ngân hàng.

Việc biến động giá cả thị trường thế giới trong năm 2010 làm cho nông dân huyện Phù Cát khó khăn trong điều chỉnh, cơ cấu chi phí hợp lý nhằm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Ngoài ra sự biến đổi liên tục của thị trường làm cho nông dân khó định hướng thâm canh nông nghiệp, và mở rộng quy mô do lo ngại việc thay đổi xu thế phát triển, và cơ cấu lại vùng sản xuất, nguyên liệu của chính phủ.

Trong khi đó NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua sản phẩm của nông dân phải giải ngân nguồn vốn cho doanh nghiệp nhưng nếu doanh nghiệp thu mua sản phẩm của nông dân không xuất bán được thì gánh nặng lại đè lên ngân hàng điều này càng làm gia tăng nguy cơ phát sinh nợ xấu cho ngân hàng.

Thứ hai rủi ro phát sinh từ môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng sử dụng vốn vay.

Việt Nam là một nước với thế mạnh là nông nghiệp nói chung và huyện Phù Cát nói riêng thì các ngành nghề chủ yếu được phát triển tại huyện Phù Cát rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên, nhiều ngành nghề như

Năm 2010 nông dân huyện Phù Cát (ã b ị ảnh hưởng của nhiều đợt dịch bệnh như lở mồm, long móng ở lợn, bò, chăn nuôi gia cầm bị ảnh hưởng của H5N1 chưa thể phát triển được, ngoài ra trong đợt rét đậm và mưa thường xuyên tại huyện Phù Cát đã làm cho v ụ mùa của nông dân mấttrắng trong đó có nhiều hộ dân sử dụng nguồn vốn vay của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát.

Trong năm 2010 ngư dân huyện Phù Cát còn chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lụt, không thể ra khơi đánh bắt, và các phương tiện bị hư hỏng sau bão, trong đó nhi ều ngư dân đánh bắt thuỷ sản chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng để mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu cho đánh bắt thì nay bị mất trắng sau bão gây ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng và việc thu nợ của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát gặp khó khăn và phát sinh nợ xấu.

Thứ ba là do môi trường pháp lý chĩa thu ận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương. Môi trường pháp lý ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa hợp lý. Hành lang pháp lý chra th ống nhất trong đó có ngành ngân hàng. Trong đó tại địa phương với sự bất hợp lý của môi trường pháp lý gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát.

Về nội dung chủ yếu của hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản (hợp đồng đảm bảo). Theo Nghị định 165.1999.NĐ-CP ngày 19.11.1999 về giao

dịch đảm bảo (Điều 11), ngoài các nội dung chủ yếu như: ngha v ụ được

đảm bảo; mô tả tài sản thế chấp, cầm cố; giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố

thì hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản còn có một nội dung chủ yếu nữa là

“các thỏa thuận khác”. Các thỏa thuận khác là gì thì pháp luật không xác

định rõ. Nghị định 178.1999.NĐ-CP ngày 29.12.1999 đảm bảo tiền vay của

các Tổ chức Tín dụng lại càng không hề đề cập đến vấn đề này mà chỉ quy

định chung chung mang tính chất dẫn chiếu ngược trở lại, đó là: tài sản,

điều kiện nhận tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, thủ tục cam kết và thực

hiện hợp đồng thế chấp, cầm cố (hợp đồng đảm bảo) và đăng lý giao dịch

đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo (Điều 7). Nghị định 85.2002.NĐ-CP ngày 25.10.2002 sửa đổi bổ sung Nghị định 178 nói trên cũng không s ửa đổi, bổ sung gì thêm. Các quyđ ịnh này tạo ra vòng lẩn quẩn và gây không ít khó khăn trong nhận thức và thực hiện của các Tổ chức Tín dụng.

Về việc thế chấp, cầm cố tài sản Doanh nghiệp Nhà nước: tại Điều 7 Nghị định 27.1999.NĐ-CP ngày 20.4.1999 (sửa đổi bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với Doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 59.1996.NĐ-CP ngày 03.10.1996) quy định: “Khi doanh nghiệp (nhà nước) cho thuê, thế chấp, cầm cố những tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế, kỹ thuật thì phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp bằng văn bản”. Thông tư 62.1999.TTBTC ngày 07.6.1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 27 nói trên õng nêu rõ: “Đ ối với tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp (nhà nước) theo quy định của cơ quan quản lý, ngành kinh tế kỹ thuật khi cho thuê, cầm cố, thế chấp phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cho phép”. Tuy nhiên cho đến nay, thế nào là “toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật” thì vẫn chưa được pháp luật làm rõ. Vì vậy, việc thế chấp, cầm cố tài sản Doanh nghiệp Nhà nước để vay vốn ngân hàng (ã g ặp không ít khó khăn, ách tắc.

Trường hợp khách hàng vay mà không trả được nợ thì ngân hàng

thương mại có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay. Nhưng trên thực tế, các

ngân hàng thương mại không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ

cho ngân hàng,

để xử lý, hoặc chuyển tài sản bảo đảm nợ vay để Tòa án xử lý, qua con đường tố tụng,... đã d ẫn đến ngân hàng thương mại không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng, vì vậy đã gây khó khăn cho vi ệc hỗ trợ các Tổ chức Tín dụng trong việc thu giữ và xử lý, tài sản bảo đảm.

Thứ tư rủi ro từ việc kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước cũng như vai trò kiểm tra, giám sát của NHNo & PTNT Việt Nam chưa mang lại hiệu quả. Thanh tra tại chỗ là chủ yếu, khả năng phát hiện và kiểm soát rủi ro còn yếu. Thanh tra chỉ kiểm tra việc đã phát sinh mà thiếu góp ý cho các trường hợp phòng ngừa rủi ro và khắc phục vi phạm một cách cụ thể.

Thứ năm là việc điều hành, quản lý thông tin còn nhiều bất cập và yếu kém. Hiện nay trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước đã ho ạt động cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng, tuy nhiên CIC cũng chưa cung cấp được các thông tin phi tài chính, và thông tin về thị trường tín dụng cho ngân hàng. Việc cung cấp thông tin và những dự báo về rủi ro vì vậy chưa phát huy kịp thời, chính xác.

Hiện tại NHNo & PTNT Việt Nam cũng phát hành tạp chí Agribank cung cấp các thông tin cho các ngân hàng chi nhánh cấp I, nhưng chưa mang lại hiệu quả do dữ liệu không được lưu giữ, ngoài ra việc cung cấp thông tin về rủi ro cho ngân hàng chi nhánh cấp I chậm trễ và thiếu kịp thời.

như Chi nhánh huyện Phù Cát trong việc kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế

trong điều kiện hệ thống thông tin, công nghệ quản lý còn nhiều bất cập.

Việc NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát chạy theo thành tích mở rộng tín dụng trong điều kiện còn thiếu nhân lực, công nghệ, thông tin vàbiện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ dẫn đến phát sinh và gia tăng nợ xấu, gây

mất uy tín và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHÀN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNoPTNT HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w