Phân tích nguyên nhân cóẩhỉẫn đến rủi ro tíndụng tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHÀN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNoPTNT HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 95 - 108)

- Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ chovay

1 Chovay không có BĐ bằng TS

3.2. Phân tích nguyên nhân cóẩhỉẫn đến rủi ro tíndụng tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát

nợ với mục tiêu tiếp tục phát triển hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững.

3.2. Phân tích nguyên nhân cóẩhỉẫn đến rủi ro tín dụng tạiNHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát

Nợ xấu trong năm 2010 nói chung và trong tương lai sẽ còn phát sinh bởi tình hình khó kăn chung c ủa nền kinh tế của Việt Nam và khó khăn riêng của việc cho vay tại địa bàn huyện Phù Cát. Sau đây là những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát.

Thứ nhất việc thông tin tín dụng không đầy đủ và thiếu chính xác. Những Tổ chức tín dụng được quản lý tốt thường thực hiện phân tích các khoản cho vay (ã gây ra t ổn thất cho ngân hàng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm. Đe phân tích chính xác nguyên nhân gây ra tổn thất, Tổ chức tín dụng phải thu thập đầy đủ thông tin về chính sách cho vay, chứng từ cho vay, cán bô tín dụng giải quyết hồ sơ, tình hình biến đông của khách hàng, quá trình kiểm tra giám sát vốn vay. Rủi ro tín dụng phát sinh ngay từ bước đầu tiên là quy trình thủ tục cấp tín dụng. Đối với việc cấp tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát việc lấy thông tin khách hàng nhằm phân tích đánh giá chính xác thông tin để phục vụ công tác cấp tín dụng cho khách hàng được chú trọng. Tuy nhiên không phải lúc nào kháchhàng cũng cung cấp đầy đủ thông tin cho cán bộ tín dụng. Chính vì vậy việc thiếu thông tin, diễn biến thông tin của khách hàng thường xuyên mà không được cập nhập, dẫn đến việc thẩm định và cấp tín dụng dựa trên các thông tin của khách hàng đôi khi chưa được chính xác, đầy đủ. Trong khi khách hàng đến NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát vay vốn chủ yếu là khách hàng cá nhân, và mục đích vay vốn chủ yếu là sản xuất kinh doanh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì vậy mà thông tin cán bộ thu thập được thường là không đầy đủ và rất ít. Đây là nguyên nhân mà các nhóm nợ nghi ngờ bắt đầu xuất hiện.

Do khối lượng hồ sơ nhiều , số lượng nhân viên tín dụng ít nên thời

gian mà nhân viên thẩm định tiếp xúc với khách hàng thường diễn ra rất

ngắn và chỉ nắm bắt thông tin trực tiếp qua phỏng vấn khách hàng và tờ

trình đơn xin vay ông như m ục đích sử dụng nguồn vốn vay, phương án

sản xuất kinh doanh do khách hàng cung cấp mà không trực tiếp thu thập,

xác thực lại từ thực tế quan sát cũng như nghe, nhìn th ấy được. Chính vì

vậy, các quyết định cấp tín dụng còn nhiều sơ suất . Thời gian giải quyết hồ

sơ mà cán bộ thẩm định làm việc khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn từ

khách hàng là 5 ngày đối với khách hàng cá nhân, nhưng công việc này

thường diễn ra nhanh chóng nhằm rút ngắn thời gian cho khách hàng và áp

lực thời gian công việc cho nhân viên tín dụng. Đây cũng là nguyên nhân

mà cán bộ tín dụng, kiêm thẩm định đối với khách hàng cá nhân thường dẫn

đến thụ động về thông tin. Đặt biệt, tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện

Phù Cát thì đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân, các doanh

nghiệp hoạt động trong ĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn chính vì

thế mà nguồn thông tin là rất quan trọng nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh

về phía người kiểm soát, việc kiểm soát và xét duyệt cho vay diễn ra rất nhanh chóng vì khối lượng công việc nhiều mà thiếu thời gian xem xét, đọc kỹ tờ trình thẩm định, cảm thấy tin tưởng với tài sản bảo đảm, và tin tưởng vào nhân viên thẩm định mà xét duyệt cho vay.

Đồng thời huyện Phù Cát do đặc trưng của vùng kinh tế đang phát triển chính vì vậy mà thông tin được cung cấp thường rất hạn chế và thiếu minh bạch, chính xác, gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát.

Thứ hai là việc quá chú trọng tài sản thế chấp. Trong

hoạt động nông

nghiệp và phát triển nông thôn ngoài yếu tố thông tin, tài sản bảo đảm là

việc không thể thiếu vì việc sản xuất, hoạt động của khách hàng thường có

yếu tố mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nhưng việc lấy tài sản

bảo đảm làm trọng nhằm đảm bảo cho khoản vay, và dựa dẫm nhiều vào tài

sản bảo đảm mà ít chú trọng xem xét đến tính khả thi của dự án, phương án

kinh doanh, cũng như các y ếu tố tác động trực tiếp đến phương án sản xuất

kinh doanh của khách hàng sẽ làm tăng mức độ rủi ro đối với ngân hàng. Vì

hiệu quả sản xuất, kinh doanh chính là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng,

chứ tài sản bảo đảm không phải là nguồn trả nợ. Khi nông dân vay vốn phát

triển nông nghiệp thì việc thiên tai xảy ra sẽ dẫn đến nguy cơ không trả

được nợ vay, đến lúc này tài sản bảo đảm được xỷ lý thì việc thu hồi vốn sẽ

rất khó khăn do liên quan đến pháp luật, cũng như nguy cơ mất dần khách

nhân viên tín dụng cũng cho rằng việc sử dụng tài sản bảo đảm là an toàn

cho khoản vay. Trong hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn các giá trị

khoản vay thường nhỏ và việc sử dụng tài sản bảo đảm là yếu tố được xem

xét. Tại Phù Cát nhiều năm qua việc sử dụng tài sản như quyền sử dụng đất

nhà ở, vườn đối với nông dân là chủ yếu chính vìvậy việc thu nợ từ tài sản bảo đảm của nông dân là khó khăn đối với ngân hàng.

Thứ ba thiếu kiểm tra, giám sát vốn vay. Tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát hiện nay việc giải ngân hoàn tất thì việc kiểm tra, giám sát nguồn vốn vay chưa được quan tâm đúng mức, một số khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay như đề xuất ban đầu. Chẳng hạn việc khách hàng nông dân vay vốn với mục đích chăn nuôi gia cầm là gà nhưng dịch cúm gà hoành hành nên nông dân quyết định chuyển sang nuôi lợn, đó chính là nguyên nhân làm tăng khả năng mất vốn. Mục đích của khách hàng trong phương án sản xuất kinh doanh là chăn nuôi gà nhưng chuyển sang chăn nuôi lợn, vì cùng là chăn nuôi nhưng chu k ỳ sản xuất của hai loài này khác nhau và thời gian thu lãi của khách hàng sẽ thay đổi và thời gian trả nợ cho ngân hàng (ùng thay đ ổi và nếu không giám sát, kiểm tra tiếp xúc tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thvi ệc mất vốn và nợ xấu tăng là điều dễ xảy ra.

Mặc dù tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát quy định rõ ràng về kiểm tra, kiểm soát vốn vay như ng vẫn còn lỏng lẻo trong việc kiểm tra sự tuân thủ của nhân viên tín dụng, vì thế các nhân viên tín dụng không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, nếu có sự kiểm tra, giám sát thì việc báo cáo quá trình kiểm tra thiếu chính xác và mang tính hình thức. Mặc dù, khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ vay nhưng cán bộ tín dụng vẫn tiếp tục giải ngân, chính vì vậy mà các khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn từ chỗ có hiệu quả ban đầu nhưng sau đó lại có vấn đề thua lỗ.

Thứ tư là công táccủa bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng còn lỏng lẻo. Kiểm soát nội bộ ngân hàng là hệ thống các văn bản và các quy định được quy định cụ thể trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điềuhành của ngân hàng, các thông tin báo cáo để kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng.

Bộ phận kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng và có điểm mạnh hơn thanh tra ngân hàng nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên. NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát nay đã có b ộ phận kiểm soát nội bộ, tuy nhiên bộ phận kiểm soát hoạt động thiếu hiệu quả mang tính hình thức, các rủi ro phát sinh trong quy trình nghiệp vụ chủ yếu được các phòng nghiệp vụ thực hiện, kiểm soát nhằm khắc phục rủi ro đĩ phát sinh. Tuy nhiên do trình đ ộ chuyên môn của cán bộ kiểm soát viên cũng chưa thực sự đáp ứng đượ c công việc, chưa thực sự hiểu về nghiệp vụ tín dụng và thiếu thực tế nên chưa mang lại hiệu quả mong đợi . Hiện nay việc kiểm soát nội bộ nắm vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nếu được thực hiện một cách hiệu quả hơn thì công tác này sẽ là lá chắn an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Thứ năm là đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế. Hiện nay hàng loạt các ngân hàng cổ phần ra đời với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt kéo theo nó là việc thiếu hụt đội ngũ cán b ộ tín dụng có trìnhđ ộ, chuyên môn. Tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát là ngân hàng quốc doanh chính vì vậy đội ngũ nhân viên cũng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc, việc hạn chế kỹ năng như sử dụng máy vi tính trong công việc, thiếu kỹ năng tiếng anh cũng ảnh hưởng nhiều đến công việc , đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng . Bên cạnh đó, khối lượng công việc ngày càng nhiều dẫn đến quá tải, trong công việc tạo sức ỳ trong cán bộ tín dụng. Chính vì vậymà cán bộ tín dụng khó có thể kiểm soát được toàn diện và đầy đủ tình hình khách hàng mình đang phụ trách quản lý.

NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Phù Cát có mối quan hệ sâu sắc và gắn bó với nông nghiệp, nông thôn nhưng với khối lượng công việc lớn nên các cán bộ tín dụng chỉ chú trọng vào công tác nghiệp vụ mà thường bỏ qua mối quan hệ với khách hàng, không có khả năng hỗ trợ khách hàng trong công tác về phát triển nông thôn, không thể tư vấn cho khách hàng nên phát triển nguồn vốn vay, không trực tiếp quan sát mô hình kinh tế của khách hàng, thiếu quan tâm về lĩnh vực mà khách hàng đang đầu tư. Chẳng hạn việc nông dân trồng trọt chăn nuôi, cán bộ tín dụng do thiếu thông tin thị trường, nên không thể hỗ trợ nông dân đầu tư vào ngành nào mang lại hiệu quả cao hơn, cán bộ tín dụng chỉ tìm hiểu trên phương án sản xuất của nông dân chủ yếu trên phương diện tài chính mà bỏ qua các kiến thức về nông nghiệp, nông thôn qua đó dẫn đến cho vay mà chưa đảm bảo tính khả thi trong thực tế.

Ngoài năng lực về chuyên môn thì quan niệm về khoản va y của các bộ tín dụng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng.

hiệu quả, đặc biệt là khi cho vay đối với khách hàng sản xuất nông nghiệp. Nếu trong quá trình thẩm định, cho vay về nông nghiệp mà cán bộ tín dụng nới lỏng quy trình , thiếu trách nhiệm thì việc dẫn đến nợ quá hạn , dễ gây mất vốn là điều tất yếu. Dẫn đến đầu tư không hiệu quả và chất lượng tín dụng thấp. Chính vì vậy, sự quan tâm chú trọng đúng mức chất lượng tín dụng sẽ nâng cao và làm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Thứ sáu là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng. Việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong chovay, và thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay. Đây là vấn đề đang rộ lên ở các NHTM nước ta hiện nay, mở rộng mạng lưới, tập trung vào cho vay tiêu dùng vì thế mà cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng. Tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát cũng tiến đến mở rộng mạng lưới của mình hơn nữa nhằm làm chủ thị phần, và mở rộng đối tượng khách hàng. Việc mở rộng khách hàng như hiện nay mà thiếu quan tâm với đối tượng khách hàng (ũ, nâng cao ch ất lượng với khách hàng (ũ mà mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng, hậu quả của sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nhằm lôi kéo khách hàng là việc hạ chuẩn tín dụng, và làm giảm nguyên tắc thận trọng, an toàn trong ngân hàng.

Tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát do áp lực dư nợ , giữ khách hàng, vì vậy mà cán bộ tín dụng có thể đánh giá quá sơ sài về dự án, phương án sản xuất kinh doanh, nhưng lại không thường xuyên giám sát điều này làm giảm chất lượng tín dụng.

Thứ bảy là công tác tuyển dụng và đào tạo lại cán bộ tại ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát rất mỏng mặc dù rất am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng nhưng chưa nắm bắt kịp thời các kiến thức về nông nghiệp, nông thôn. Ngoài việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thì ngân hàng cha chú trọng đào tạo kiến thức về nông nghiệp để cán bộ có thể hỗ trợ tốt cho nông dân. Ngoài ra lực lượng cán bộ tín dụng còn thiếu nên sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ nông dân chưa tốt chưa tạo được niềm tin cho nông dân.

Thứ tám là hệ thống công nghệ ngân hàng cũng chưa tương xứng với yêu cầu công việc . Trước năm 2008 NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát sử dụng phần mềm Foxpro để giao dịch, tuy nhiên đến tháng 11.2008 đã đưa vào s ử dụng hệ thống IPCAS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt, bêncạnh hiệu quả cũng còn nhiều bất cập như việc quản lý, thu nợ, lãi, nợ quá hạn còn tốn nhiều thời gian . Hiện tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát cũng chưa có một hệ thống các thiết bị, công nghệ nhằm tăng cường việc thiết lập, cung cấp thông tin, hệ thống phòng ngừa rủi ro từ sự cố máy tính, và công nghệ.

3.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Ngoài các nhân tố xuất phát từ việc cấp tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát dẫn đến rủi ro thì nhân tố khách hàng cũng mang lại cho NHNo & PTNT không ít rủi ro như:

Thứ nhất do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém. Tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát bất cứ các khoản vay nào của khách hàng thì khách hàng phải có vốn tự có. Tuy nhiên, nguồn vốn tự có này ngân hàng không thể kiể m tra, xác thực chính xác chính vì vậy mà tỷ trọng vốn tự có của khách hàng rất hạn chế. Nếu dự án kinh doanh không hiệu quả thì sẽ tác động trực tiếp đến ngân hàng, dẫn đến khả năng mất vốn.

Đối với nông nghiệp nông thôn, khi nông dân liên hệ trực tiếp tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát vay vốn thì vốn tự có bằng tiền của nông dân là rất thấp, có chăng thì cũng là các công cụ, dụng cụ lao động dùng cho việc sản xuất nông nghiệp vì vậy nguồn vốn của nông dân chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng để phát triển.

Đối với khách hàng kinh doanh ngành nghề phát triển nông nghiệp như mua bán phân bón, sản xuất thức ăn chăn nuôi th vi ệc sổ sách kế toán của các doanh nghiệp cung cấp chủ yếu là nguồn thông tin chưa được kiểm toán, chính vì thế mà cán bộ tín dụng rất khó khăn khi xem xét ình hình tàichính của khách hàng đây là khó khăn trong việc cấp tín dụng chính xác và thiếu tính thực tế.

Chính vì những khó khăn như trên nên NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Cát xem tài sản thế chấp là chỗ dựa đảm bảo cho khả năng thu hồi nợ của mình.

Thứ hai do năng lực quản lý, điều hành kinh doanh của khách hàng yếu kém. Khi nông dân vay tiền tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát đa phần là sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản nhưng nông dân tại huyện Phù Cát còn nhiều hạn chế về kiến thức trong lĩnh vực này . Nông dân không có nguồn tài liệu hỗ trợ kỹ thuật thâm canh, chỉ sản xuất

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHÀN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNoPTNT HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 95 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w