1.2.6.1. Mô hình chất lượng 6 C
■ Tư cách người vay (Character). Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng rà; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng,...
■ Năng lực của người vay (Capacity) Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Đòi h ỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
■ Thu nhập của người đi vay (Cash). Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài s ản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,...
■ Bảo đảm tiền vay (Collateral). Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
■ Các điều kiện (Conditions). Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ.
■ Kiể m soát (Control). Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?
I.2.6.2. Đánh giá rủi ro tín dụng.
Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là: