Giới thiệu sơ lược VPBank-PGD Bà Chiểu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÀ CHIỂU NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK) (Trang 38)

- Vào ngày 16/12/1993, được sự chấp thuận của thống đốc NHNN Việt Nam (GP số 0018/GCT) và sự đồng ý của hội đồng quản trị, chi nhánh VPBank Hồ Chí Minh

- được thành lập, tọa lạc tại 87 Hàm Nghi, Quận 1, TP HCM.

Ngày 08/09/2008

chuyển đến địa điểm mới tại tòa nhà Fideco số 81-83-85 Hàm Nghi,

Quận 1, TP

HCM. Với ưu thế nằm trên địa bàn có tốc độ phát triển cao và ổn

định VPBank -

CN HCM đã nhanh chóng chứng minh được khả năng của mình, bằng

chứng là

luôn dẫn đầu về quy mô cũng như lợi nhuận đạt được. Không dừng ở

đó VPBank -

Hồ Chí Minh đã mở thêm nhiều phòng giao dịch và chi nhánh trực

thuộc như:

VPBank Bà Chiểu, VPBank Tân Định, VPBank Thủ Đức, VPBank Khánh Hội,

VPBank Bình Thạnh, VPBank Huỳnh Tấn Phát...Trong đó VPBank - PGD Bà

chiểu, đây là một trong những phòng giao dịch được mở sớm nhất

trong mạng lưới

hoạt động của VPBank - CN Hồ Chí Minh.

- Ngày 30/12/1994, NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh ban hành công văn số 11/GCT-95 chấp thuận cho VPBank được mở Phòng Giao Dịch Bà Chiểu ( 59 Lê Quang Định, Quận Bình Thạnh) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 11/11/2003 theo công văn chấp thuận số 1010/NHNN - HCM.02 của NHNN TP Hồ Chí Minh, Phòng Giao Dịch này đã chính thức được nâng cấp thành Chi nhánh cấp II mang tên Chi nhánh Bà Chiểu. Tuy nhiên, do tình hình kinh kế khó khăn và phải ưu tiên vốn để phát triển mạng lưới ở các tỉnh khác nên ngày 3/11/2008 HĐQT VPBank đã ban hành quyết định số 405-2007/QĐ - HĐQT quyết định chuyển đổi chi nhánh Bà Chiểu thành Phòng giao dịch Bà Chiểu và được đặt tại 341 Lê Quang Định, Quận Bình Thạnh, TP HCM. Mặc dù đã chuyển thành PGD nhưng PGD vẫn được kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của chi nhánh Bà Chiểu.

- Nhiệm vụ của PGD

- Huy động vốn: nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và nước ngoài bằng Việt Nam Đồng.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.

- Cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay mua nhà và sữa chữa nhà, cho vay kinh doanh cá thể.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.

- Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ. - Thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước Western Union

- Các sản phẩm cho vay tại VPBank - PGD Bà Chiểu:

- Cho vay hỗ trợ tài chính du học sinh, cho vay mua nhà, cho vay mua ôtô, cho vay có bảo đảm bằng ôtô đã qua sử dụng, cho vay cầm cố bằng cổ phiếu NHNN, sổ tiết kiệm, cho vay bất động sản, cho vay kinh doanh, sửa chữa nhà...

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của VPBank - Hồ Chí Minh - PGD Bà Chiểu:

-

- HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VPBANK - HỒ CHÍ MINH - PGD BÀ

CHIỂU

- Trong đó:

- Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được uỷ quyền. Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập, quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý với khách hàng.

- Phòng tổ chức hành chính (TCHC): Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình, trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chánh, văn thư, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế, sữa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động. — P. Kế Toán Tin Học P. Hành Chính Tổ P. Kiểm Soát Nội Bộ P. A/O Doanh Nghiệp i .. i 7—¥ P. A/O Nhân P. Giao Dịch Kho Quỹ P. Thẩm Định TS TTài Sả, P. Thu Hồi Nợ Chi Nhánh Cấp 2

- Phòng phục vụ khách hàng (phòng A/O): Gồm A/O cá nhân và A/O doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự hạn chế về quy mô nên ở các phòng giao dịch thì chỉ có phòng phục vụ khách hàng không phân biệt ra cá nhân hay doanh nghiệp. Phòng A/O có chức năng:

- Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tư vấn góp ý kiến, đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu khách hàng, kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ phục vụ mới cho nhu cầu khách hàng.

- Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh,...của khách hàng. Thẩm định và có ý kiến đề xuất để cấp tín dụng.

- Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động, sự chuyển biến ngành nghề kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện những sai sót, tiêu cực...để có hướng giải quyết phù hợp.

- Đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại khách hàng và các món vay, bảo lãnh. Đề xuất gia hạn nợ, điều chỉnh lãi suất...

- Phòng thẩm định tài sản: Thực hiện việc thẩm định, đánh giá các tài sản thế chấp, cầm cố như: Kiểm tra tính hợp pháp của TSTC, kiểm tra và chịu trách nhiệm về giá trị thẩm định TSTC. Lập bảng định giá tài sản, phản hồi cho nơi yêu cầu theo quy định.

- Trực tiếp thực hiện hoặc đôn đốc khách hàng thực hiện việc mua bảo hiểm cho các TSTC, cầm cố trong suốt thời gian cấp tín dụng mà người thụ hưởng là VPBank.

- Tái định giá định kỳ TSTC, cầm cố. Có trách nhiệm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề bảo đảm an toàn tín dụng.

- Phòng thu hồi nợ: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ vay/bảo lãnh có vấn đề hoặc các khoản nợ quá hạn do phòng A/O chuyển sang để xử lý theo pháp luật.

- Thẩm định, đề xuất ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn của chi nhánh, thực hiện công tác xử lý và thu hồi nợ.

- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu hồi nợ quá hạn đã được duyệt.

- Liên hệ với các cơ quan tòa án, viện kiểm soát, phòng thi hành án, công an, luật sư.trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề thu hồi nợ của chi nhánh.

- Phòng kiểm soát nội bộ:

- Kiểm tra, kiểm toán nội nộ của ngân hàng. Tổng hợp báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các thiếu sót tồn tại của chi nhánh theo định kỳ gửi cho tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ thành viên của Ban Kiểm Soát.

2.2.3 Chính sách và quy chế cho vay tại vpbank - PGD Bà Chiểu

- Định hướng chiến lược dài hạn của VPBank nói chung PGD Bà Chiểu nói riêng xác định trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân trung lưu khu vực đô thị, cá nhân kinh doanh.

Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn tại VPB phải bảo đảm:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (HĐTD). - Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong HĐTD hay trong khế ước nhận nợ.

- Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Hội Đồng Quản Trị

Điều kiện vay vốn

- Đối tượng áp dụng: cá nhân, hộ gia đình Việt Nam và nước ngoài.

- Khách hàng cá nhân vay vốn tại VPB để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh phải hội tụ các điều điện sau:

- + Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- + Có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, hợp pháp.

- + Có tình hình tài chính lành mạnh và đủ khả năng trả nợ gốc và lãi vay đúng như thời hạn đã cam kết trong hợp đồng vay vốn.

- + Khách hàng không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác.

- + Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả kinh tế và kèm phương án trả nợ khả thi cho ngân hàng.

- + Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN.

- ❖ Thời hạn vay vốn

- căn cứ vào: Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, thời

hạn thu hồi vốn của

dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay của VPBank.

- Hiện nay VPBank đang áp dụng 3 loại kỳ hạn vốn sau: Vay ngắn hạn: Không quá 12 tháng, vay trung hạn: Từ 12 tháng đến 60 tháng, vay dài hạn: Trên 60 tháng

Lãi suất cho vay

- VPB có chính sách lãi linh động cho từng khách hàng tại từng thời điểm cụ thể và phù hợp với quy định của NHNN. Trong từng trường hợp cụ thể, VPB sẽ cùng khách hàng thỏa thuận loại lãi suất cho vay là lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất gộp, lãi suất cho vay hợp vốn hoặc lãi suất cho vay ưu đãi.

Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vốn

- Tài liệu về phương án, dự án vay vốn:

- + Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ gốc và lãi cho VPB.

- + Có hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.. .hợp đồng khác nhằm thực hiện phương án sản xuất kinh doanh

- Tài liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống và khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có).

- Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân: cần có tờ khai tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tình hình vay nợ và nguồn thu để trả nợ.

- Hồ sơ bảo đảm tín dụng:

- + Nếu khách hàng có bảo đảm cho khoản vay bằng tài sản, cần cung cấp các tài liệu

chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các tài sản đó

- + Nếu khách hàng có bảo đảm cho khoản vay bằng bảo lãnh của Tổ chức tín dụng khác thì cần cung cấp bản chính thư bảo lãnh

- + Nếu khách hàng có bảo đảm cho khoản vay bằng giá trị các khoản phải thu thực hiện theo quy định của NHNN và của VPBank. Và các tài liệu có liên quan.

- Ngoài ra, trong quá trình vay vốn, khách hàng cần bổ sung, cập nhật một số tài liệu khác có liên quan như: hồ sơ mua bảo hiểm tài sản cầm cố, thế chấp, các hồ sơ

- tài liệu liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản,

thay đổi trụ sở giao dịch,

các báo cáo đột xuất khác liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố.

- ❖ Phương thức cho vay: Khách hàng có thể thỏa thuận với VPB về phương thức cho vay như sau:

- Cho vay từng lần: phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động không thường xuyên hoặc khách hàng có vòng quay vốn kinh doanh dài.

- Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định. Việc thẩm định, xét duyệt cho vay, quản lý, giám sát tình hình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ được thực hiện theo từng HĐTD.

- Khách hàng có thể rút vốn một lần hay nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn, nhưng tổng số tiền của các lần rút không vượt quá số tiền cho vay. Mỗi lần rút vốn khách hàng phải ký giấy nhận nợ và gửi cho VPBank bản sao các chứng từ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vốn bổ sung vốn lưu động thường xuyên, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm với ngân hàng.

- Căn cứ vào nhu cầu vay vốn theo hạn mức của khách hàng, trị giá tài sản thế chấp, tài sản cầm cố bảo lãnh và khả năng nguồn vốn của mình. VPBank và khách hàng vay xác định hạn mức tín dụng phù hợp với đặc điểm chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vòng lưu chuyển tiền tệ, mỗi lần rút vốn khách hàng chỉ cần lập giấy nhận nợ kèm bảng kê và bản sao chứng từ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Trong thời hạn rút tiền vay theo quy định trong HĐTD khách hàng có thể vừa rút tiền mặt vừa trả nợ vay nhưng tổng dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã thỏa thuận.

- Cho vay trả góp: khách hàng vay trả góp phục vụ kinh doanh phải có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập chắc chắn ổn định. VPBank và khách hàng có thể thỏa thuận việc cho vay trả góp theo một trong hai phương thức sau: cho vay trả góp lãi gộp, cho vay trả góp theo dư nợ thực tế.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu dự phòng nguồn vốn tín dụng trong một khoảng thời gian

- nhất định nhằm đảm bảo khả năng chủ động về tài chính khi

thực hiện sản xuất kinh

doanh, dịch vụ, đời sống.

- Sau khi duyệt cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, VPBank và khách hàng ký hợp đồng tín dụng hạn mức dự phòng, trong đó VPBank cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng dự phòng trong một khoảng thời gian nhất định và khách hàng phải trả phí cho hạn mức tín dụng dự phòng.

- ❖ Gia hạn nợ vay, chuyển nợ quá hạn

- Gia hạn nợ vay: Khi khách hàng không trả được nợ gốc và lãi đúng hạn hoặc khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng không có khả năng trả hết nợ do nguyên nhân khách hàng gây nên và có văn bản đề nghị gia hạn nợ. VPBank xem xét cho gia hạn nợ theo quy định.

- Tổng thời gian gia hạn nợ đối với khoản cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng. - Chuyển nợ quá hạn: Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi hoặc khi kết thúc thời hạn cho vay, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi hoặc không được gia hạn nợ, thì toàn bộ số dư của HĐTD đó bị chuyển sang nợ quá hạn.

- Kể từ thời điểm khoản nợ bị chuyển sang nợ quá hạn, VPBank sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật và quy định của VPBank để thu hồi nợ.

2.3 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại VPBank-PGD Bà Chiểu2.3.1 Quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm tại VPBank - PGD Bà Chiểu2.3.1 Quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm tại VPBank - PGD Bà Chiểu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÀ CHIỂU NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w