- Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng. Nhìn chung hệ thống văn bản quy định của NHNN về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM. Tuy nhiên, một số quy định trong các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. NHNN cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác tín dụng tại các NHTM được an toàn và hiệu quả hơn.
- Cần hoàn thiện trung tâm Thông Tin Tín Dụng CIC là nâng cao trình độ của cán
bộ áp dụng tự động hóa tất cả các công đoạn nghiệp vụ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm thông tin
- Thường xuyên thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và
ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các NHTM, đưa hoạt động tín dụng của NHTM vào đúng quỹ đạo luật pháp.
- Thành lập tổ chức bảo hiểm rủi ro tín dụng: Nhiều nước trên thế giới đã có tổ chức này. Ở Việt Nam, việc bảo hiểm tiền vay hiện vẫn dựa vào quỹ dự phòng rủi ro của các NHTM và khi xảy ra các khoản tín dụng không thể thu hồi được thì sẽ tiến hành lấy dự phòng ra để bù đắp. NHNN cần đứng ra thành lập một hiệp hội bảo hiểm tương hỗ rủi ro tín dụng giữa các ngân hàng. Trong đó, mức phí tương hỗ ban đầu đóng sẽ dựa trên cơ sở dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng.
- Bên cạnh đó, các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng còn quá nhiều, ngoài cơ
chế cho vay của NHNN còn nhiều công văn, quyết định, thông tư, chỉ thị của các cấp các ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề. Mỗi ngành nghề được thêm bớt một số điều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu nhiều loại văn bản. Đề nghị NHNN có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng hoạt động tín dụng thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, an toàn.
Luận văn tốt nghiệp 74 GVHD: TS Phạm Thị Nga