7. Kết cấu của luận án
3.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ Lào
3.3.1.1. Cơ sở khuyến nghị
Về mặt pháp lý, căn cứ vào (i) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lần thứ 9 của Lào (2021-2025); (ii) Kế hoạch hành động chiến lược phát triển khu vực tư nhân ở CHDCND Lào 2021-2025; (iii) Kế hoạch phát triển
DNVVV giai đoạn 2021-2015 của CHDCND Lào.
Về mặt thực tiễn, căn cứ vào các phân tích về thực trạng, nguyên nhân và tồn tại của khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Lào trong
3.3.1.2. Nội dung khuyến nghị
Một là, chính phủ cần hoàn thiện, xây dựng và triển khai đồng bộ hệ
thống luật pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các chính sách, nhiệm vụ, biện pháp hỗ trợ phát triển DNNVV, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp theo tinh thần quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụngười dân và doanh nghiệp. Chuyển trọng tâm từ xây dựng sang hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện, trong đó tập trung tháo gỡkhó khăn vướng mắc, tạo mọi điều kiện cho DNNVV phát triển; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chính phủ cần tiếp tục chỉđạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV được quy định trong luật hỗ trợ DNNVV. Các bộ, cơ quan liên quan cần khẩn trương rà soát tổng thể hệ thống phát luật vềđầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, nhà ở và các chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, xem xét đồng bộ với luật hỗ trợ DNNVV. Trong đó, cần chú trọng đồng bộcác quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm gắn liền với đất theo quy định. Ngoài ra, cần hoàn thiện chính sách về bảo lãnh cho DNNVV vay vốn theo hướng phù hợp với thực tiễn, đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên tham gia và thể hiện được vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ DNNVV thông qua công cụ này.
Hai là, tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính phủcũng cần thực hiện các chương trình đào tạo, tư vấn nâng cao
năng lực quản lý cho DNNVV. Các chương trình này nên được tổ chức đều
đặn, rộng khắp cho những doanh nhân khởi nghiệp và những người đang đảm nhiệm vị trí quản lý tại các DNNVV. Phương pháp và tài liệu học tập cần được
đổi mới, cập nhật những kiến thức hiện đại, phù hợp với bối cảnh và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, chính phủ cần xây dựng và triển khai
chiến lược quốc gia vềđào tạo tài chính cho DNNVV. OECD (2015) có đưa ra
một tập hợp các chủđềđào tạo tài chính hướng tới mục tiêu cung cấp kiến thức
và kỹnăng cho các lãnh đạo DNNVV như:
- Xây dựng và lập kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp;
- Giao tiếp với các tổ chức cung cấp dịch vụtài chính và đánh giá những dịch vụ và sản phẩm tài chính phù hợp;
- Xác định nhà cung cấp dịch vụ tài chính hoặc nhà đầu tư, đáp ứng các yêu cầu của họ và tiếp cận nguồn tài trợ;
- Quản trị rủi ro tài chính;
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Hiểu biết chung về tài chính như hiểu biết về lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của những yếu tố này tới tiết kiệm, đầu tư hay doanh thu của doanh nghiệp.
Những chủ đề trên hướng tới giải quyết nhu cầu đào tạo tài chính của phần lớn các DNNVV. Tuy nhiên mỗi nhóm đối tượng lại có nhu cầu đào tạo khác nhau. Đểlàm được điều này thì chính phủ cần xây dựng khung chính sách, thiết lập các tổ chức điều hành và xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo phù hợp cho từng đối tượng.
Ba là, nghiên cứu và thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm nhà nước, cần có
cơ chế, chính sách khuyến khích các nguồn vốn khác đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm nhà nước nhằm hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập. Để thực hiện tốt nội dung này, Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thành lập quỹ đầu
tư mạo hiểm nhà nước. Hiện nay, do việc cân đối ngân sách còn gặp khó khăn, nên việc sử dụng vốn đầu tư từngân sách để thành lập quỹ này là khó khả thi, tuy nhiên vẫn có thể thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm thông qua việc sử dụng nguồn vốn thu hồi từ việc thoái vốn khỏi doanh nghiệp nhà nước. Về nguyên tắc thì nguồn vốn thu về từ việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước vẫn cần tiếp tục được tái đầu tư, bởi có như vậy thì vai trò kinh tế của nhà nước mới tiếp tục được khẳng định và củng cố. Nếu nguồn vốn này tiếp tục tái đầu tư xây dựng ở các doanh nghiệp nhà nước khác thì có thể hiệu quảkhông cao. Nhưng nếu nguồn vốn này được sử dụng nhằm hình thành nên các quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ quá trình khởi nghiệp thì sẽ đem lại hiệu quả cao, vì sử dụng quỹ đầu tư mạo hiểm nhà nước hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp sẽ làm tăng niềm tin cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, từđó, kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư.
Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi cho các quỹ đầu tư tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, xúc tiến hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp để tăng chất lượng doanh nghiệp và giải quyết những khó khăn cấp thiết cho nhóm DNNVV có nguy cơ phá sản đang cần nguồn lực bên ngoài để vực dậy.
Bốn là, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thịtrường tiền tệ, giải quyết nợ xấu, hạ lãi suất cho vay
Khi nền kinh tế vĩ mô ổn định, các DNNVV mới có môi trường thuận lợi đểđịnh hướng lâu dài, hạn chếđược rủi ro trong kinh doanh và dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn. Đồng thời, một nền kinh tếvĩ mô ổn định còn giúp các TCTD ổn định lãi suất cho vay và yên tâm hơn trong cấp tín dụng, nhất là với đối tượng DNNVV dễ bị tổn thương bởi các biến động của thịtrường. Tiếp tục ban hành và đẩy mạnh các chính sách kích cầu tiêu dùng, duy trì chính sách miễn giảm thuếcho các DNNVV đểcác DNNVV có đủ thời gian phục hồi sau khó khăn, tăng khảnăng hấp thụ vốn của doanh nghiệp.
Năm là, chính phủ cần thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện môi
trường kinh doanh, xoá bỏ các rào cản thể chế.
Cải thiện môi trường kinh doanh, xoá bỏ các giấy phép mang tính thủ tục hành chính, minh bạch hoá việc cấp phép, giảm thuế, giảm bớt nạn tham ô tham nhũng là những biện pháp nhằm giảm bớt và tiến tới xoá bỏ các rào cản thể chế.
Sáu là, chính phủ cần ban hành các văn bản hỗ trợ DNNVV tạo khuôn khổ
pháp lý hỗ trợ hoạt động của DNNVV
Chính phủ Lào nên xem xét để xây dựng văn bản dưới luật hoặc văn bản luật về Hỗ trợ DNNVV nhằm tạo khuôn khổ pháp lý hỗ trợ hoạt động của DNNVV. Theo đó, 3 nhóm đối tượng cần hỗ trợ gồm: DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sẽđược hỗ trợ theo các hình thức sau: (1) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; (2) Hỗ trợ thuế, kế toán; (3) Hỗ trợ mặt bằng sản xuất; (4) Hỗ trợ công nghệ, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; (5) Hỗ trợ mở rộng thịtrường; (6) Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; (7) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài ra Chính phủ cần hỗ trợ thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV nhằm cấp bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định.