7. Kết cấu của luận án
3.3.3.3. Tổ chức tín dụng cần tiếp tục đổi mới và minh bạch hóa quy trình,
tục và điều kiện cấp tín dụng. Đồng thời, cần thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn thiện hồsơ, thủ tục vay vốn
Cải tiến quy trình, thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện cho DNNVV, rút ngắn thời gian xét duyệt cấp tín dụng, giảm bớt những thủ tục không cần thiết gây khó khăn cho DNNVV trong quá trình tiếp cận tín dụng ngân hàng. Việc yêu cầu DNNVV sửa lỗi cũng như bổ sung chứng từ còn thiếu trong quá trình lập hồsơ vay vốn cần tránh trường hợp yêu cầu DNNVV sửa đi sửa lại hoặc phải đến TCTD nhiều lần.
Ngoài việc linh hoạt các điều kiện về tài sản thế chấp, thời hạn cho vay, lãi suất, các TCTD cũng cần linh hoạt về điều kiện thời gian hoạt động của DNNVV. Một trong các tiêu chí cấp tín dụng của một số TCTD là DNNVV phải có thời gian hoạt động từ 2 – 3 năm trở lên và phải đạt lợi nhuận một số năm liên tiếp, do đó đối với những DNNVV mới thành lập sẽ không đạt được
tiêu chí này.
TCTD cần tăng cường tính minh bạch trong việc cho vay như: Công khai và hướng dẫn chi tiết hồsơ, thủ tục vay vốn; công khai mức chấp nhận cấp tín dụng đối với các chỉ số tài chính của doanh nghiệp; công khai mức cho vay tối
đa theo từng nhóm DNNVV, các sản phẩm TCTD dành cho DNNVV và thời
gian tối đa khi thẩm định cấp tín dụng cho một DNNVV. Tăng cường việc gặp gỡ và tiếp xúc định kỳ giữa TCTD và doanh nghiệp để phát hiện, giải quyết những tồn tại trong quan hệ tín dụng với DNNVV.
TCTD cũng cần khách quan và tích cực hơn trong công tác thẩm định,
đánh giá tình hình tài chính của DNNVV trước, trong khi cho vay nhằm tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho DNNVV tiếp cận được vốn tín dụng. Thực hiện
phương châm TCTD và DNNVV cùng có lợi.
TCTD cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức và phân công công việc hợp lý, thành lập bộ phận chuyên trách hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ các DNNVV lập và hoàn thiện hồsơ, thủ tục vay vốn. Xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách phát triển tín dụng DNNVV có tầm nhìn chiến lược, có khả năng phân tích và dự đoán xu thế của thịtrường, xu thế của ngành, am hiểu sâu sắc các thế mạnh và yếu điểm của DNNVV để hỗ trợlãnh đạo TCTD ra quyết định cấp tín dụng cho DNNVV, phù hợp với từng ngành nghề, từng giai đoạn phát triển và quy mô của mỗi DNNVV.
3.3.3.5. Tổ chức tín dụng cần xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt theo đối
tượng vay vốn, giảm bớt các khoản chi phí khác kèm theo khi vay vốn
Các DNNVV chiếm số lượng đông đảo nhưng chất lượng hoạt động không cao, lượng vốn vay của nhiều DNNVV không lớn, tính minh bạch tài chính không cao, dựán đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh hiệu quảthường thấp, lợi nhuận đem lại từ hoạt động tín dụng DNNVV chiếm tỷ trọng thấp nhưng lại tốn nhiều chi phí và rủi ro cũng cao hơn so với cấp tín dụng cho các
doanh nghiệp lớn. Do đó, các TCTD thường thận trọng khi mở rộng tín dụng đối với DNNVV hoặc áp dụng lãi suất cho vay cao để bù đắp rủi ro, điều này càng làm cho DNNVV khó tiếp cận vốn tín dụng. Để hạn chế các rào cản gây khó khăn cho DNNVV tiếp cận vốn tín dụng, TCTD nên áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo đối tượng vay vốn, nghiên cứu mức lãi suất phù hợp với khảnăng sinh lời của DNNVV.
Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, hợp lý để giữ khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, tăng khả năng cạnh tranh của TCTD. Với những DNNVV có uy tín, lịch sử giao dịch tốt thì nên áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất cho vay thấp, hoặc thời gian trả nợ sẽ được căn cứ vào thời gian thu hồi vốn. Điều đó sẽ góp phần củng cố mối quan hệ lâu dài giữa TCTD và DNNVV, mặt khác kích thích DNNVV sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoàn trả gốc và lãi đúng hạn cho TCTD. Đồng thời, TCTD cần đa dạng hóa kỳ hạn trả nợ như trả định kỳ hằng tháng, hằng quý, nửa năm, sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của DNNVV. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, DNNVV có nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm tín dụng phù hợp giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo khảnăng trả nợ cho
TCTD đúng hạn.
Ngoài quy định về lãi suất, mỗi TCTD sẽ quy định những khoản phí, mức phí cụ thể đối với từng khoản vay. Thông thường khi vay vốn, doanh nghiệp thường phải trả một số khoản phí sau: Phí thẩm định hồsơ vay vốn; Phí thẩm định tài sản; Phí công chứng, chứng thực; Phí giao dịch bảo đảm; Phí bảo hiểm cháy nổ; Phí trả nợ trước hạn; Do đó, ngoài những khoản phí cố định, TCTD cũng nên cân nhắc áp dụng linh hoạt các loại phí khác kèm theo khi vay vốn, chẳng hạn có thể không áp dụng phí trả nợ trước hạn khi DNNVV thanh toán nợ gốc trước hạn hoặc miễn phí thẩm định hồsơ vay vốn, phí thẩm định tài sản đảm bảo đối với những khách hàng DNNVV có lịch sử vay nợ tốt với
TCTD. Hoặc đối với các DNNVV có quan hệ tín dụng lâu dài, TCTD nên thực hiện không thu phí chuyển tiền, thanh toán bù trừ, điều này sẽ khuyến khích các DNNVV đặt quan hệ lâu dài với TCTD .
Đồng thời, bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên TCTD, các TCTD cần chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tâm huyết với nghề nhằm hạn chế tình trạng gây khó khăn của cán bộ tín dụng đối với DNNVV vay vốn. Đổi mới tác phong làm việc của cán bộ tín dụng trong giao tiếp với khách hàng; Thực hiện nghiêm túc, đúng chế độ, đúng thời gian quy định việc giải quyết cấp tín dụng cho DNNVV, không gây phiền hà, sách nhiễu đối với DNNVV.
3.3.3.6. Tổ chức tín dụngcần áp dụng linh hoạt điều kiện tài sản đảm bảo, tăng
tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị tài sản đảm bảo
Thứ nhất, áp dụng linh hoạt điều kiện tài sản đảm bảo cho từng nhóm
đối tượng khách hàng DNNVV.
Tài sản đảm bảo được coi là nguồn trả nợ cuối cùng của DNNVV cho TCTD khi phát sinh rủi ro DNNVV không có khảnăng trả nợ, nhưng nếu quá coi trọng tiêu chí này sẽ dẫn đến hệ lụy nhiều DNNVV không có tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản đảm bảo thấp không thể tiếp cận được vốn tín dụng, TCTD không mở rộng được quy mô tín dụng. Trên thực tế, đểđảm bảo an toàn thực sự cho nguồn vốn của TCTD không phải là tài sản thế chấp của DNNVV mà chính là tính khả thi và hiệu quả của dựán đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV. Nếu TCTD thực hiện được việc đổi mới chính sách cấp tín dụng theo hướng căn cứ vào tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực của TCTD trong quản trị rủi ro tín dụng thì sẽ khắc phục được tình trạng thiếu tài sản thế chấp của DNNVV, cũng như góp phần giải quyết vấn đề nợ xấu của các TCTD hiện nay.
Đểtăng tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị tài sản đảm bảo, TCTD cần chú trọng các giải pháp sau:
Một là, TCTD cần xây dựng hệ thống thông tin về bất động sản. Phối hợp với các tổ chức môi giới, các công ty nghiên cứu thị trường xây dựng bộ dữ liệu thông tin thịtrường phục vụ cho toàn hệ thống ngân hàng. Từđó, TCTD có các cơ sở dữ liệu đểxem xét rõ ràng hơn khi ra quyết định cấp tín dụng có như vậy mới hạn chế được rủi ro tín dụng phát sinh.
Hai là, việc định giá tài sản đảm bảo phải đảm bảo tính cạnh tranh và quyền lợi của DNNVV. Để áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo/tổng hạn mức tín dụng một cách hợp lý, TCTD cần phân loại các DNNVV có quan hệ tín dụng. Trên cơ sở này, TCTD mở rộng tỷ lệ cho vay tín chấp đối với các DNNVV hoạt động tốt đểtăng hạn mức tín dụng cho DNNVV. Đồng thời có phương án phát triển hoạt động cho vay tín chấp, giảm gánh nặng về tài sản đảm bảo cho DNNVV.
Ba là, đối với các tài sản thế chấp là hàng hóa, máy móc thiết bị, các TCTD cần xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định đủ tầm để thẩm định hoặc thành lập bộ phận thẩm định các tài sản thế chấp đặc thù tập trung ở hội sở chính. Ngoài ra, có thể thực hiện thuê đơn vị thẩm định độc lập để thẩm định các tài sản đảm bảo của DNNVV.
Bốn là, TCTD cần tiếp tục đổi mới phương thức thẩm định tài sản đảm
bảo. Do tính đặc thù của DNNVV nên các phương pháp định lượng, chuẩn hóa
tốt trong thẩm định tín dụng chỉ có thể giải quyết được một phần vấn đề, phần lớn lại phụ thuộc vào nhân tố chủquan như trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ tín dụng không am hiểu loại hình DNNVV thì có thể đánh giá quá cao rủi ro thực tế trong sản xuất kinh doanh của DNNVV và ngại ngần trong cấp tín dụng cho DNNVV.
Ngoài ra, để khắc phục khó khăn đối với DNNVV luôn thiếu tài sản bảo đảm khi muốn tiếp cận nguồn tín dụng, TCTD có thể cho vay theo chuỗi cung ứng dựa
trên uy tín và mức độ rủi ro của một doanh nghiệp trung tâm (khách hàng lớn và truyền thống của ngân hàng). Với cách thức này có thể giúp DNNVV khắc phục được khó khăn khi thiếu tài sản bảo đảm – một trong những vướng mắc lớn nhất của các DNNVV hiện nay.
Các TCTD cần hướng đến đơn giản hóa các thủ tục cho vay, yêu cầu cung cấp các thông tin phù hợp với thực tếvà có tư vấn, hướng dẫn chi tiết để các DNNVV có thể nắm bắt và thực hiện được. Đồng thời, từng bước ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn vào quản lý các hoạt động của ngân hàng, từđó giúp ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về hoạt động kinh doanh có hiệu quảkhông, đồng thời kịp thời đánh giá chính xác được mức độ tín dụng của khách hàng.
Các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh cải cách và đổi mới quy trình giao dịch; nâng cao chất lượng dịch vụngân hàng; đổi mới phong cách giao dịch và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ, lĩnh vực tín dụng… Điều này góp phần giảm chi phí giao dịch, chi phí thời gian và chi phí cơ hội cho DNNVV, qua đó tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và toàn xã hội, khi sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp có thể“ngồi tại nhà” để giao dịch, rất thuận lợi và tiết kiệm thời gian.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, luận án trình bày định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào. Trên cơ sở định hướng và kết quả phân tích thực trạng trong chương 2 luận án đề xuất hệ thống ba nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào. Để triển khai các giải pháp này, Luận án đề xuất ba nhóm khuyến nghị đối với Chính phủ Lào, Ngân hàng trung ương Lào và các NHTM Lào nhằm nâng cao tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào.
KẾT LUẬN
Trong chương 1 luận án đã xây dựng được khung lý thuyết về tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đầu tiên, luận án trình bày những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa, sau đó là tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp đó, luận án xây dựng các giả thuyết về nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cuối cùng, luận án phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về nâng cao tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong chương 2, luận án thực hiện đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào. Đầu tiên luận án phân tích khái quát về tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào. Sau đó, tác giả thực hiện phân tích các nhân tốảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp đó, luận án đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào thông qua kết quả mô hình và phỏng vấn chuyên sâu. Cuối cùng, dựa vào kết quả phân tích định tính và định lượng, luận án chỉ ra tồn tại và phân tích nguyên nhân tồn tại.
Trong chương 3, luận án trình bày định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào. Trên cơ sở định hướng và kết quả phân tích thực trạng trong chương 2 luận án đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào. Thông qua luận án này, tác giả mong muốn hệ thống các giải pháp và khuyến nghị có thể đóng góp một phần vào quá trình phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Vongphakone Vongsouphanh, Cơ hội và thách thức với hệ thống ngân hàng thương mại sau khi Lào gia nhập WTO, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 10 tháng 04 năm 2018.
2. Vongphakone Vongsouphanh, The bank credit for small and meduums enterprises (SMEs) perspectives and challenges. The 10 th International Conference on Socio- Economic and Environmentan Issues In Development (ICSEED 2019) at Hung Vuong University, Phu Tho, Vietnam 09 may, 2019.
3. Vongphakone Vongsouphanh, The banking Sector To Promote
Agricultural sector And Poverty Reduction in Lao P.D,R. the 15 the International Conference on Humanities and Social Sciences (IC-HUSO 2019) at the Faculty of Humanities and Social Sciences, Khon Kaen University, Thailand, 11-12 November 2019.
4. Vongphakone Vongsouphanh, Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Lào: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 02 tháng 01 năm 2021.
5. Vongphakone Vongsouphanh, Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số02 tháng 01 năm 2021.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh
1. Ádám, Z. (2020) ‘Re-feudalizing democracy: an approach to authoritarian
populism taken from institutional economics’, Journal of Institutional
Economics, 16(1), pp. 105–118.
2. Alam, M. N. (2003) ‘Micro Credit Through ‘Bai-Muajjal’Mode of Islamic
Banking Financing System’, in First annual conference of SANABEL, Islamic
microfinance in the Arab World: Shapint the industries future.
3. Becker, G. (1975) ‘Human Capital, (NewYork, Columbia University)’,
Press for the National Bureau of Economic Research.–1964.
4. Behr, P., Entzian, A. and Güttler, A. (2011) ‘How do lending relationships affect access to credit and loan conditions in microlending?’, Journal of Banking & Finance, 35(8), pp. 2169–2178.
5. Berger, A. N. and Udell, G. F. (1998) ‘The economics of small business finance: The roles of private equity and debt markets in the financial growth cycle’, Journal of banking & finance, 22(6–8), pp. 613–673.
6. Binks, M. R., Ennew, C. T. and Reed, G. V. (1992) ‘Information
asymmetries and the provision of finance to small firms’, International small
business journal, 11(1), pp. 35–46.
7. Bird, K. and Hill, H. (2010) ‘Tiny, poor, land-locked, indebted, but growing: lessons for late reforming transition economies from Laos’, Oxford Development Studies, 38(2), pp. 117–143.
8. Campos, F., Goldstein, M. and McKenzie, D. (2018) ‘The impacts of formal registration of businesses in Malawi’, p. 54.