Nhu cầu thông tin của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 61 - 77)

8. Kết cấu của luận án

1.2.2. Nhu cầu thông tin của ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Nhu cầu thôngtin trong các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

Như phân tích ở phần 1.2.1.2, khách hàng nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại, về bản chất, là đang cho ngân hàng vay tiền của mình, do đó, các hồ sơ, thông tin mà khách hàng cần cung cấp cho ngân hàng khá là đơn giản, qua đó giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn trong nền kinh tế.

Với khách hàng doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các hồ sơ pháp lý có liên quan như Giấy đăng ký kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng là có thể dễ dàng có thể gửi tiền vào trong ngân hàng. Các thông

tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoàn toàn không ảnh hưởng tới việc tiếp cậncủa doanh nghiệp tớicác nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng.

Tương tự với các nghiệp vụ trung gian là các nghiệp vụ có rủi ro khá thấp, hồ sơ thường chỉ chú trọng tới các giấy tờ pháp lý, các giấy tờ chứng minh quyền của doanh nghiệp…

Tuy nhiên, trái ngược với các nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ trung gian,

tại nghiệp vụ sử dụng vốn, cụ thể nghiệp vụ đầu tư và nghiệp vụ cho vay, các ngân

hàng thương mại sẽ phải có những xem xét, phân tích tỉ mỉ hơn, vì đây là các nghiệp vụ tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, các quyết định sai lầm sẽ khiến cho

ngân hàng bị mất vốn và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính

của chính ngân hàng. Trong các nghiệp vụ này, đối với các doanh nghiệp niêm yết,

ngân hàng thương mại vừa có thể đóng vai trò là một nhà đầu tư và vừa có thể đóng

vai trò là một chủ nợ.

- Vai trò của một nhà đầu tư:

Nghiệp vụ đầu tư là nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại, ở nghiệp vụ này ngân hàng thương mại đầu tư vào chứng khoán và góp vốn mua cổ phần của các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế. Khi ngân hàng quyết định đầu tư vào một doanh

nghiệp đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán, kì vọng của ngân hàng khi đó sẽ là thu được lợi nhuận từ khoản tiền đầu tư bỏ ra vào doanh nghiệp. Họ mong muốn rằng sau một thời gian nhất định đầu tư vào doanh nghiệp sẽ thu được số tiền lớn hơn lúc ban đầu. Khoản giá trị gia tăng này có thể thu được từ: thứ nhất, cổ tức của cổ phiếu hoặc thứ hai: từ việc kinh doanh, mua bán chứng khoán trên thị trường. Do đó, dưới góc độ là một nhà đầu tư, ngân hàng sẽ quan tâm nhiều đến các

thông tin để đảm bảo thu được lợi nhuận từ các khoản đầu tư, các ngân hàng cần phải đánh giá được những rủi ro tiềm tàng có thể có của doanh nghiệp và tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để qua đó có thể đánh giá được năng lực hiện tại của doanh nghiệp, cũng nhưước tính được khả năng của doanh nghiệp trong tương lai.

- Vai trò của một chủ nợ

Trong quá trình ngân hàng cho vay, việc đưa ra quyết định cho vay và sau đó kiểm soát khoản vay là hai hoạt động quan trọng nhất để đảm bảo hạn chế các rủi ro tín dụng của mỗi khoản vay. Ngân hàng phải đảm bảo khoản vay được trao cho những khách hàng có khả năng và sẵn sàng thanh toán cả gốc và lãi. Để đưa ra quyết định cho vay và thực hiện các biện pháp kiểm soát sau đó, ngân hàng thường sử dụng cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính như báo cáo hằng năm, báo cáo quản trị và triển vọng thị trường.

Đóng vai trò là một chủ nợ, các ngân hàng cũng sẽ rất quan tâm tới thông tin kế toán công bố của doanh nghiệp, vì chúng hỗ trợ các ngân hàng đánh giá được khả năng trả được nợ của khách hàng vay vốn. Các điều khoản của hợp đồng tín dụng được lập dựa trên cơ sở các thông tin tài chính của doanh nghiệp được trình bày trên

các báo cáo tài chính.

Như vậy có thể thấy rằng, dù trong nghiệp vụ đầu tư hay nghiệp vụ cho vay, các ngân hàng thương mại cũng rất cần những thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin này đều được trình bày trên các thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết. Do mục đích chính của

luận án là đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng thương mại dưới gốc độ là một chủ nợ. Nên trong nội dung tiếp theo của phần này, tác giả sẽ chỉ tập trung vào nhu cầu thông tin trong nghiệp vụ cho vay của các ngân hàng thương mại.

1.2.2.2. Nhu cầu thông tin trong nghiệp vụ cho vay

a. Các nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại

Đối tượng cho vay của ngân hàng thương mại là các tổ chức, cá nhân có nhu

cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng… Các đối tượng vay vốn này cần đảm bảo phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng, đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến doanh nghiệp không tạo lập được nguồn để trả nợ cho ngân hàng.Do đó, trước khi giải ngân, ngân hàng luôn yêu cầu doanh nghiệp xuất trình được các giấy tờ chứng minh được việc giải ngân được sử dụng đúng mụcđích.

Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này.

- Phải hoàn trả gốc và lãi đúng hạn

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời gian nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền.

Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả , cả gốc và lãi.

- Bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu quả trong cho vay và tránh rủi ro. Để hoạt động cho vay của ngân hàng được lành mạnh và có hiệu quả, các ngân hàng thương mạiphải làm tốt việc kiểm tra, đánh giá khả năng hoàn trả vốn vay của người vay vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần yêu cầu

các biện pháp bảo đảm khi cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được nợ vay. Bên cạnh đó cần tuân thủ các qui định về giới hạn cho vay đối với mỗi khách hàng. Qua đó, hạn chế được việc tập trung vốn vào một số ít khách hàng, một số ngành, một số lĩnh vực kinh doanh nhờ đó tránh được rủi ro và phân tán rủi ro tín dụng.

b. Quy trình cho vay

Qui trình cho vay được xây dựng dựa trêntổng hợp các nguyên tắc cho vay, các

qui định của ngân hàng trong việc cho vay. Quy trình này bao gồm nhiều khâu theo một trật tự nhất định, Có thể khái quát qui trình cho vay theo sơ đồ sau:

Biểu đồ 1.2: Quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ, thu thập thông tin cần thiết

Chuyên viên quan hệ khách hàng làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng hoàn thành các hồ sơ cần thiết. Lập hồ sơ là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin, làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định vay.

Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau: (1) về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của

- Đơn xin vay vốn - Hồ sơ pháp lý

+

Xử lý rủi ro Xử lý tài sản, khởi kiện

Thu nợ

Thu đủ

Thanh lý hợp đồng

Thu không đủ

Gia hạn nợ, đảo nợ

NGUỒN THÔNG TIN

Khách hàng

Cung cấp tài liệu

Thu thập thông tin

qua trao đổi, mua, tự thu thập Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, pháp lý, khách hàng (2) (3) Bộ phận thẩm định Thẩm định hồ sơ Bộ phận phê duyệt

Quyết định cho vay

(4) Chuyên viên quan hệ khách hàng tiếp xúc khách hàng, tư vấn dịch vụ phù hợp, hướng dẫn chuẩn bị hồ

Hồ sơ xin vay

(6) (5) Giải ngân Giám sát (1) Ký hợp đồng tín dụng

khách hàng; (2) về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng và (3) về bảo đảm tín dụng

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các hồ sơ bao gồm:

- Hồ sơ pháp lý về doanh nghiệp: Quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ tổ chức và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với ngành nghề cần giấy phép, biên bản họp bầu Hội đồng quản trị, chủ tịch, kế toán trưởng, các văn bản ủy quyền và các giấy tờ có liên quan khác.

- Hồ sơ về khoản tín dụng: Giấy đề nghị cấp tín dụng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch, các báo cáo tài chính, bảng kê công nợ, các khoản phải trả, phải thu, các hợp đồng kinh tế (đầu vào, đầu ra), phương án sản xuất kinh doanh, các hồ sơ khác có liên quan.

- Hồ sơ đảm bảo tín dụng: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng, giá trị của tài sản hay hợp đồng, văn bản bảo lãnh của bên thứ ba.

Các hồ sơ này, sau đó được chuyển về cho cán bộ có nhiệm vụ thẩm định tín dụng, tại đây các cán bộ sẽ thu thập thêm các thông tin cần thiết cho quyết định của mình, gồm các nguồn thông tin bên trong và thông tin bên ngoài ngân hàng.

- Các thông tin bên trong: bao gồm các thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn (mức độ uy tín trong thanh toán công nợ…) cũng như các thông tin về tài sản đảm bảo, khả năng kinh doanh, thị trường hoạt động của khách hàng, các thông tin khác mà ngân hàng đang lưu trữ liên quan tới doanh nghiệp.

- Các thông tin bên ngoài: bao gồm thông tin từ trung tâm CIC, thông tin từ các ngân hàng bạn mà khách hàng vay vốn hiện đang giao dịch, các đối thủ cạnh tranh,

các đối tác của khách hàng vay vốn, thông tin trên báo đài và nguồn thông tin khác

Bước 2. Thẩm định hồ sơ

Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ khách hàng, trên cơ sở thông tin thu thập ban đầu có được do cán bộ quan hệ khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành

thẩm định hồ sơ. Thẩm định là việc thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến khách hàng, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay… để làm cơ sở ra quyết định

cho vay. Những thông tin phục vụ quá trình thẩm định này đến từ nhiều nguồn khác nhau: các thông tin được chính khách hàng cung cấp, các thông tin được lưu trữ tại

ngân hàng và các thông tin đến từ các bên thứ ba. Dựa vào các thông tin này, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tư cách pháp lý, tính hiệu quả của phương án kinh doanh

thông qua các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận của phương án, thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và tình hình quan hệ kinh doanh trên thị trường của đơn vị, chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, thẩm định tính pháp lý và khả năng đảm bảo nợ vay của tài sản bảo đảm.

Ngoài việc xem xét và thẩm định hồ sơ khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định còn phải đến khảo sát trực tiếp cơ sở, địa điểm kinh doanh, công trình… của khách hàng liên quan đến phương án/dự án vay vốn. Sau khi hoàn thành các bước thẩm định, cán bộ thẩm định sẽ lập tờ trình thẩm định để báo cáo đánh giá về khách hàng, đồng thời đề xuất ý kiến hỗ trợ quyết định cho vay.

Bước 3: Quyết định cho vay

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu dễ phạm phảisai lầm nhất. Có hai loại sai lầm cơ bản xảy ra trong khâu này:

- Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt - Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt

Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Loại sai

lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thểthu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội tạo lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng, ngân hàng thường chú trong hai vấn đề

- Thu thập thông tin và xử lý thông tin ở bước thẩm định hồ sơ phải được thực hiệnmột cách đầy đủ và chính xác hỗ trợ bộ phận ra quyết định.

- Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng

lực phân tích và phán quyết

Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định, nhân viên tín dụng có trách nhiệm thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với

khách hàng

Bước 4: Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng

Sau khi đã phân tích về khách hàng cũng như phương án tài trợ, ngân hàng sẽ ra quyết định tín dụng.Nếu từ chối vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng được rõ. Nếu đồng ý cung cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng và khách hàng sẽ cùng nhau ký kết hợp đồngvà làm tiếp các bước sau đó. Đây có thể là hợp đồng tín dụng (nếu ngân hàng cho vay), hay hợp đồng bảo lãnh, hoặc hợp đồng cho thuê tài chính.Bên cạnh đó, hai bên cần thực hiện kí kết hợp đồng thế chấp, cầm cố và các hợp đồng khác và thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)