8. Kết cấu của luận án
2.3.3. Khảo sát về mức độ đáp ứng của các thông tin kế toán công bố với nhu cầu
thông tin của Ngân hàng thương mại
Qua những phân tích ở trên, có thể thấy trong quá trình thẩm định tín dụng tại
các ngân hàng thương mại, các thông tin kế toán do doanh nghiệp niêm yếtcông bố đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp các ngân hàng thương mạinhận định được tình hình tài chính, khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp để hạn chế các rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng xấu tới các ngân hàng thương mại.
Với câu hỏi “Các thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của anh/chị chưa? Vì sao” thì tất cả các đối tượng phỏng vấn đều nhận định rằng các thông tin này mới chỉ đáp ứng được phần
nào nhu cầu sử dụng. Do số liệu là các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, nên độ tin cậy của các báo cáo tài chính sẽ cao hơn so với các báo cáo tài chính chỉ phục vụ cho mục đích thuế của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, các số liệu này phần lớn chỉ có ý nghĩa trong việc phân tích các chỉ số tài chính, vì các số liệu này được đến từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ–các báo cáo này đã có biểu mẫu cụ thể theo quy định, nhưng chỉ là các con số mang ý nghĩa tổng hợp. Còn các số liệu chi tiết trong thuyết minh thực sự chưa cung cấp đẩy đủ được các thông tin, vì các doanh nghiệp niêm yếtdường như chỉ lập thuyết minh vừa đủ theo các quy định, chứ chưa thực sự phục vụ nhu cầu của người sử dụng thông tin.
Ngoài ra báo cáo lưu chuyển tiền tệ doanh nghiệp có thể lựa chọn lập giữa 2 phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Thì hầu hết các doanh
nghiệp niêm yếtđều lựa chọn phương án lập theo gián tiếp cho luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, dẫn đến khó phân tích các luồng tiền của doanh nghiệp đang vận động như thế nào, trong khi một số ngân hàng có phần mềm tự tạo báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp từ các dữ liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và cho kết quả tương đối tin cậy. Hơn nữa, theo khảo sát bằng
bảng hỏi, thì các cán bộ thẩm định cảm thấy báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp có ý nghĩa hơn so với phương pháp gián tiếp.
Còn các báo cáo tài chính quý hay báo cáo tài chính bán niên do doanh nghiệp niêm yếtcông bố, chỉ được sử dụng cho công tác giám sát, việc làm này do các chuyên viên Quan hệ khách hàng theo dõi, nếu có vấn đề bất thường sẽ thông báo lên cho cán bộ thẩm định. Tuy nhiên, các chuyên viên quan hệ khách hàng không có nhiều lợi thế
trong việc phân tích báo cáo tài chính, hơn nữa, các báo cáo này thì chỉ dừng lại cao nhất là báo cáo được soát xét bởi các công ty kiểm toán, nên mức độ tin cậy và mức độ đảm bảo của các thông tin được công bố trên các báo cáo này phần nào bị suy giảm.
Tươngtự, là các thông tin kế toán công bố bất thường, cũng do các chuyên viên quan hệ khách hàng theo dõi, và các công bố bất thường này doanh nghiệp niêm yết hoàn toàn chỉ công bố những yêu cầu bắt buộc của thông tư 155 hoặc theo các hướng dẫn trước đó, còn những công bố mang tính tự nguyện khác thì gần như không có.
Qua đó, ta thấy rằng, những vấn đề về quy định pháp lý và vận dụng những quy định liên quan đến các thông tin kế toán công bố đã phần nào hạn chế đi việc đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, do giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yếtcó tác động tới thu nhập của Ban giám đốc, do đó, trong nhiều trường hợp các thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệpniêm yết đã bị điều chỉnh để làm
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN CÔNG BỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁC NGÂN