Hoàn thiện các quy định liên quan tới các khoản mục trên báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 150 - 157)

8. Kết cấu của luận án

3.3.2. Hoàn thiện các quy định liên quan tới các khoản mục trên báo cáo tài chính

3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán

Ngày 16 tháng 03 năm 2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 345/QĐ-

BTC về phê duyệt “Đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt

Nam”. Theo đó, lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Namđược chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị (2020 – 2021); Giai đoạn áp dụng IFRS tự nguyện (2022 – 2025) và

Trong giai đoạn việc áp dụng IFRS chưa phải là bắt buộc đối với các doanh nghiệp niêm yết, cần hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán hiện có để phù hợp dần với những quy định trong chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, làm cơ sở cho các doanh nghiệp niêm yết sẵn sàng trong việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính trong thời gian sắp tới.

Mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam được soạn thảo dựa trên khung của chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IAS/IFRS) nhưng VAS chỉ có 26 chuẩn mực. Trong khi có tới 41 chuẩn mực IAS và 16 chuẩn mực IFRS. Như vậy, VAS sẽ không có những chuẩn mực kế toán tương đương với IAS/ IFRS. Cụ thể như sau:

- Các chuẩn mực kế toán Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và các vấn đề

liên quan

IFRS 01: Lần đầu áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (nguyên tắc chung là áp dụng hồi tố toàn bộ các chuẩn mực IFRS đã có hiệu lực tại thời điểm áp dụng, trừ một số ngoại lệ và miễn trừ được cho phép).

IFRS 07: Thuyết minh về công cụ tài chính để giúp người sử dụng BCTC đánh giá mức độ quan trọng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động SXKD của đơn vị, đánh giá bản chất cũng như phạm vi của các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro của đơn vị (IFRS 7 và Thông tư

210/2009/TT-BTC có nội dung cơ bản tương tự nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, các thuyết minh theo quy định của Thông tư 210 không cung cấp nhiều thông tin cho người đọc vì VAS không đề cập đến việc ghi nhận và đo lường các công cụ tài chính và hướng dẫn về giá trị hợp lý).

- Các chuẩn mực kế toán về các khoản mục trên báo cáo tài chính kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình tài chính/ bảng cân đối kế toán

IAS 19: Quy định phương pháp hạch toán và trình bày các khoản phúc lợi cho người lao động bao gồm các khoản phúc lợi ngắn hạn, dài hạn, trợ cấp thôi việc;

IAS 20: Quy định việc hạch toán và trình bày các khoản trợ cấp và hình thức tài trợ khác của Chính phủ;

IFRS 09: Quy định về các yêu cầu ghi nhận và dừng ghi nhận, phân loại và đo lường các tài sản tài chính và các khoản nợ phải trả tài chính, suy giảm giá trị về kế toán phòng ngừa rủi ro chung

IFRS 14: Các khoản hoãn lại theo luật định (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016).

- Các chuẩn mực kế toán vềngành nghề hoặc hoạt động đặc thù

IAS 26, 41, 06: Các chuẩn mực về ngành nghề hoặc hoạt động đặc thù bao gồm kế toán và báo cáo quỹ hưu trí, ngành nông nghiệp, thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản.

- Các chuẩn mực kế toán về sự kiện hoặc giao dịch cụthể

IAS 29, 36, 02, 15: Các chuẩn mực về sự kiện hoặc giao dịch cụ thể: BCTC trong điều kiện siêu lạm phát, tổn thất tài sản, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, hay tài sản nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục.

- Các chuẩn mực kế toán về đo lường

IFRS 13: Đo lường giá trị hợp lý.

- Các chuẩn mực kế toán về hợp nhất, công ty con hoặc hợp nhất đơn vị khác

IAS 27: Phương pháp kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết trên BCTC riêng;

IFRS 12: Thuyết minh lợi ích từ các đơn vị khác để có thể đánh giá bản chất và rủi ro liên quan đến phần lợi ích của đơn vị trong các đơn vị khác và ảnh hưởng của những lợi ích này lên tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị (việc trình bày lợi ích trong công ty con, công ty liên doanh và liên kết chịu sự điều chỉnh của VAS 25, 08 và 07).

3.3.2.2. Hoàn thiện cơ sở để trích lập các khoản dự phòng

Một trong những yếu tố đánh giá được tính minh bạch và trung thực của báo cáo tài chính đó là những thông tin liên quan đến các ước tính kế toán. Ước tính kế toán chính là một trong những công cụ chủ yếu để những nhà quản trị không có đạo đức sử dụng để điều chỉnh các thông tin kế toán quan trọng theo mục đích của mình. Hiện nay các quy định liên quan đến ước tính kế toán trong chế độ kế toán hiện nay vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là các quy định liên quan tới việc giảm giá trị của các tài sản trên báo cáo tài chính.

Thông tin về trích lập và hoàn nhập các khoản chi phí dự phòng giảm giá các loại tài sản như hàng tồn kho, nợ phải thu; các khoản đầu tư tài chính có Hiện nay, trong Thông tư 48/2019/TT-BTC về hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp, chưa hướng dẫn chi tiết về cơ sở trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính trong trường hợp thiếu giao dịch thực tế tại ngày lập báo cáo tài chính. Điều này có thể dẫn đến những lúng túng và sai sót của doanh nghiệp trong việc xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến các khoản dự phòng này, ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài sản, chi phí, thu nhập và kết quả kinh doanh trên

báo cáo tài chính, từ đó tác động đến các quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin. Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp liên quan đến khoản trích lập dự phòng như sau:

- Đối với hàng tồn kho không có giao dịch trên thị trường, có thể căn cứ vào giá của mặt hàng tương tự trên thị trường để xác định giá trị thuần có thể thực hiện được. Con số này là cơ sở để doanh nghiệp trích lập dự phòng đối với hàng tồn kho hiện có

và thuyết minh trên báo cáo tài chính.

- Đối với các khoản đầu tư tài chính với mục đích kinh doanh thiếu giao dịch thực tế tại ngày lập báo cáo tài chính như các loại cổ phiếu, trái phiếu OTC thì có thể dựa trên các cơ sở sau để trích lập dự phòng.

+ Đối với các cổ phiếu OTC, doanh nghiệp có thể dựa vào giá của cổ phiếu tương tự của doanh nghiệp khác trong ngành đã niêm yết, hoặc dựa vào mức giảm giá trung bình của các cổ phiếu trong ngành đã niêm yết hoặc dựa vào mức điểm giảm của chỉ số chứng khoán trên HOSE hoặc trênthị trường chứng khoán làm căn cứ xác định và ghi nhận chi phí dự phòng và thuyết minh trên báo cáo tài chính.

+ Đối với loại trái phiếu và các công cụ nợ khác, doanh nghiệp có thể dựa vào giá của trái phiếu, công cụ nợ tương tự của các doanh nghiệp khác trong ngành đã niêm yết, đồng thời có thể dựa vào việc chiết khấu các khoản tiền lãi sẽ thu được và tiền gốc sẽ thu được vào ngày đáo hạn theo tỷ lệ chiết khấu là lãi suất tiết kiệm trung bình của các ngân hàng thương mại tại thời điểm lập báo cáo tài chính để làm căn cứ xác định và ghi nhận mức dự phòng cần trích lập.

- Các khoản phải thu khó đòi hiện đang có quy địnhcứng nhắc về tỉ lệ trích lập dựa trên khung thời gian cố định. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nếu đợi đến 6 tháng rồi mới trích lập dự phòng phải thu khó đòi, thì quá chậm trễ. Ví dụ như các đơn vị kinh doanh khách sạn, như những chuỗi khách sạn lớn trên thế giới, nếu quá 15 ngày, mà khoản phải thu chưa được thanh toán, họ sẽ tiến hành trích lập ngay lập tức 100%. Do đó, theo kiến nghị của tác giả, khung trích lập dự phòng được quy định, chỉ nên được coi là khung thời gian tối đa phải trích lập, vì các doanh nghiệp cần dựa vào bản chất kinh doanh của doanh nghiệp mình để đưa ra những dự phòng cho phù hợp.

- Hiện tại theo chuẩn mực kế toán quốc tế có ban hành chuẩn mực liên quan tới tổn thất tài sản (IAS 36) trong trường hợp các tài sản dài hạn của doanh nghiệp có những dấu hiệu tổn thất, làm giảm giá trị có thể thu hồi của tài sản. Việc làm này đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng của Kế toán, hơn nữa nó giúp người sử dụng báo cáo tài chính nhận biết được chính xác khả năng tạo dòng tiền của tài sản trong

tương lai có thể có những ảnh hưởng tiêu cực gì. Hiện nay, Việt Nam chưa có một quy định cụ thể nào có liên quan, và các tài sản vẫn được trình bày theo nguyên tắc giá gốc, điều này có thể ảnh hưởng tới đánh giá của người sử dụng báo cáo tài chính.

Việc xác định và ghi nhận mức trích lập dự phòng giảm giá tài sản mang tính tương đối, không thể chính xác 100% được song để đảm bảo tôn trọng nguyên tắc thận trọng trong kế toán, không phản ánh cao hơn giá trị tài sản, không trích dự phòng quá lớn…. thì đòi hỏi tất cả loại hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính phải lập dự phòng khi giá thị trường giảm xuống; các khoản công nợ phải thu có khả năng không đòi được phải trích lập dự phòng và trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính các

căn cứ trích lập dự phòng giúp các đối tượng sử dụng thông tin phân tích, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các khoản trích lập đó đến lợi nhuận của các doanh nghiệp báo cáo như thế nào và quyết định kinh tế của họ.

3.3.2.3. Hoàn thiện các Thuyết minh Báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là việc bổ sung các thông tin có trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thuyết minh báo cáo tài chính đưa ra các thông tin chi tiết về nội dung đã bị bỏ qua trong các báo cáo như Bảng cân đối kế toán, Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Việc làm này nhằm mục đích làm rõ các chỉ tiêu trên báo cáomà không khiến các báo cáo trở nên phức tạp. Do đó, Thuyết minh báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng đối với người sử dụng

thông tin.

Khi lập Thuyết minh báo cáo tài chính, người lập phải sử dụng lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và có sự thống nhất với những số liệu trên các báo cáo tài chính. Các chuẩn mực kế toán, chế độ và chính sách kế toán phải được áp dụng thống nhất trong cả niên độ kế toán. Bản thuyết minh cần trình bày lý do và những ảnh hưởng nếu có sự thay đổi trong các nội dung này. Thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày được những thông tin sau: - Các giao dịch, sự kiện hoặc hoạt động mới so với báo cáo tài chính của kỳ trước gần nhất; - Những thay đổi trong chính sách kế toán và những ảnh hưởng của sự thay đổi đó; - Các thông tin trọng yếu mà chưa được trình bày trong báo cáo tài chính giữa niên độ trước và việc trình bày các thông tin này trong thuyết minh báo cáo tài chính phải trên cơ sở lũy kế từ đầu niên độ đến ngày lập báo cáo tài chính giữa niên độ hiện tại;

Lưu ý rằng doanh nghiệp không phải trình bày các giao dịch hoặc sự kiện không trọng yếu trong thuyết minh báo cáo tài chính, trừ khi cần thiết.

Rõ ràng, Thuyết minh báo cáo tài chính là phần không thể thiếu trong thông tin

kế toán công bố của doanh nghiệp và Bộ tài chính cũng đã ban hành mẫu Thuyết

minh báo cáo tài chính nhưng vẫn chưa có tiêu chuẩn chung nào về cách trình bày và độ chính xác của loại thuyết minh này. Hiện tại, các doanh nghiệp thường chỉ công bố các thông tin theo mức độ tối thiểu mà luật pháp quy định. Tuy nhiên, mức độ tối thiểu như thế nào là phù hợp lại phụ thuộc vào các xét đoán của các kế toán viên và các nhà quản lý. Hơn nữa, yêu cầu lập Thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là phải rõ ràng, minh bạch nhưng vẫn phải đảm bảo các bí mật kinh doanh. Yêu cầu này đã dẫn đến tình trạng thông tin không hoàn hảo, vì vậy cần có một quy định rõ ràng về việc lập các thuyết minh báo cáo tài chính để giảm sốlượng các loại thuyết minh mà không cung cấp thông tin cho người dùngnhư hiện nay.

Theo quy định của VAS số 21, Thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệcần được liên kết với các thông tin liên quan trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính cần phải có các phần mô tả, tường thuật hoặc phân tích chi tiết hơn các số liệu đã được

trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo

lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin bổ sung cần thiết khác. Bản thuyết minh cũng bao gồm các thông tin được trình bày theo yêu cầu các chuẩn mực kế toán khác và những thông tin bổ sung để đảm bảo yêu cầu trình bày trung thực và hợp lý. Các nội dung trong Thuyết minh báo cáo tài chính có thể được đánh số thứ tự, thay đổi trật tự hoặc nhóm lại với nhau để trở nên hữu ích hơn. Một số thông tin mặc dù có yêu cầu bắt buộc phải thuyết minh nhưng có giá trị thấp và ảnh hưởng không trọng yếu đến quyết định của người sử dụng thông tin kế toán thì có thể không cần phải được trình bày chi tiết mà sẽ được liệt kê trong một phần thuyết minh khác để báo cáo những nội dung này. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể chủ động thuyết minh bổ sung các thông tin khác hữu ích cho người sử dụng thông tin kế toán. Doanh nghiệp

không cần phải thuyết minh những chính sách kế toán không được áp dụng tại đơn vị để tăng tính hữu ích và ngắn gọn cho thuyết minh.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hoàn thiện thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 150 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)