tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm định hải quan 6
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện thực hiện quy trình đánh giá
- Việc xây dựng hoàn thiện một hệ thống đánh giá chuyên viên thực hiện phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu là một vấn đề được nhiều quan tâm. Ngoài ra cần hoàn thiện và sử dụng phwong pháp đánh giá qua gặp gỡ, trao đổi với đồng nghiệp, lấy ý kiến của chuyên viên trong Chi cục trong việc bổ nhiệm hay phân công công việc phụ trách. Qua đó làm tăng giá trị của công tác đánh giá chuyên viên , tạo tính khách quan, minh bạch, hiệu quả.
- Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ và xây dựng đội ngũ CBCC làm công tác than mưu về đánh giá chuyên viên; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý sử dụng, đánh giá chuyên viên.
- Hoàn thiện đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức
Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đánh giá CBCC nói chung, đánh giá chuyên viênnói riêng chính là chưa xác định rõ cụ thể công việc của từng CBCC, chuyên viên; dẫn đến việc xác định kết quả hoạt động các chức danh là rất khó khăn. Vì vậy, cần phải có bản mô tả rõ vị trí việc làm của từng chức danh chuyên viên; đồng thời phải cơ cấu lại đội ngũ chuyên viên cho phù hợp với công việc.
- Gắn kết quả đánh giá với thực tiễn công tác quản lý chuyên viên Kết quả đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; là đầu vào quan trọng cho công tác quản trị nhân sự và thực hiện chính sách cán bộ, tạo động lực phát triển cho
chuyên viên. Việc sử dụng kết quả vào thực tiễn công tác tại đơn vị thể hiện ở các mặt sau:
+ Kết quả đánh giá là căn cứ để tiến hành xác định năng lực, sở trường công tác, phẩm chất đạo đức công vụ của mỗi chuyên viên; giúp thủ trưởng có cái nhìn chính xác về chuyên viên.
+ Là căn cứ để khen thưởng, kỷ luật chuyên viên;
+ Đánh giá đúng làm cơ sở để sắp xếp, bổ nhiệm, luân chuyển chuyên viên phù hợp, đúng trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường công tác.
+ Đánh giá chuyên viên phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng: Thông qua kết quả đánh giá để có căn cứ lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức, kỹ năng cho chuyên viên. Để có thể áp dụng các kết quả đánh giá vào thực tiễn đòi hỏi kết quả đánh giá phải thật chính xác, khách quan, toàn diện, công bằng; đánh giá nghiêm túc, đúng quy trình.
3.2.2. Các giải pháp khác
Chi cục KĐHQ6cử chuyên viên đi học tập kinh nghiệm đánh giá chuyên viên tại các Chi cục Kiểm định hải quan khác có kinh nghiệm hơn hoặc tại Cục Kiểm định hải quan để áp dụng sửa những điểm thiếu xót cho Chi cục.
Nâng cao trách nhiệm, kỹ năng đánh giá của các chủ thể tham gia đánh giá cán bộ, công chức cấp xã
Đánh giá chuyên viên liên quan đến yếu tố con người là lĩnh vực rất khó, nhạy cảm nên các chủ thể tham gia quá trình đánh giá phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với ý kiến đánh giá của mình cũng như phải có kỹ năng đánh giá nhất định để có thể đưa ra kết quả đánh giá một cách khoa học và công tâm. Yêu cầu đối với các chủ thể tham gia đánh giá cụ thể như sau:
- Đối với Chủ tịch UBND cấp xã cần phát huy vai trò và trách nhiệm là người quyết định đánh giá đối với chuyên viên; là người tham gia, dẫn dắt quá trình đánh giá đảm bảo đi vào nề nếp, có hệ thống, diễn ra đúng mục đích. - Cá nhân chuyên viên tự đánh giá cần phải nêu cao tính trung thực, khách quan, công tâm; cần tìm tòi, nghiên cứu kỹ các nội dung, tiêu chí đối với chức danh của mình để đánh giá chính xác từng nội dung, tiêu chí.
- Bên cạnh đó, cần phải nâng cao trình độ và kỹ năng đánh giá cho người làm công tác đánh giá, góp phần làm cho hoạt động đánh giá chuyên viênthực sự có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBCC mới trong giai đoạn hiện nay.
3.3. Kiến nghị
Cục Kiểm định hải quan tạo điều kiện mở lớp hoặc cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ phân tích phân loại và đánh giá năng lực PTPL cho Chi cục KDDHQ6 để Chi cục ngày càng chuyên nghiệp hơn, nâng cao năng lực của cả Chi cục, phục vụ cho doanh nghiệp sớm thông quan hàng hóa, tránh gian lận thương mại, khai báo sai thuế,….
KẾT LUẬN
Nhà nước đang đẩy mạnh đổi mới công cuộc cải cách hành chính, cần có giải pháp, sáng kiến mới mang lại hiệu quả trong công việc. Đánh giá năng lực chuyên viên thực hiện phân tích phân loại xuất nhập khẩu là khâu quan trọng trong quá trình quản lý chuyên viên thực hiện phân tích phân loại; kết quả đánh giá đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích chuyên viên thực hiện phân tích phân loại nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện văn hóa, môi trường làm việc cho cá nhân chuyên viên thực hiện phân tích phân loại cũng như cả tập thể đơn vị. Khi nói về công tác đánh giá cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ”. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên thực hiện phân tích phân loại, làm tốt khâu đánh giá chuyên viên thực hiện phân tích phân loại không chỉ góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm gia tăng niềm tin của người dân vào nền hành chính nhà nước. Việc hoàn thiện đánh giá chuyên viên thực hiện phân tích phân loại không phải một sớm một chiều làm được mà cả một quá trình bền bỉ, lâu dài, liên tục đổi mới có kế thừa. Do đó, bên cạnh việc đổi mới công tác đánh giá chuyên viên cần phải kết hợp hài hòa, thích đáng các nội dung khác trong công tác quản lý CBCC như: việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, các chế độ khác của chuyên viên... mới góp phần xây dựng được một đội ngũ chuyên viên thực hiện phân tích phân loại xuất nhập khẩu có chất lượng theo kịp với yêu cầu của công cuộc CCHC ở nước ta hiện nay.
Trong thời gian qua, việc đánh giá chuyên viên thực hiện phân tích phân loại xuất nhập khẩu ở tỉnh Lạng Sơn còn nhiều bất cập. Các tiêu chí còn chung chung, chưa cụ thể hóa. Do đó, kết quả đánh giá chuyên viên thực hiện phân tích phân loại chưa đạt kết quả cao; chưa phản ánh sát thực tế về phẩm chất và năng lực của chuyên viên thực hiện phân tích phân loại và chưa thực sự tạo động lực khuyến khích đội ngũ chuyên viên hăng thú làm việc, phục vụ tốt cho nhân dân. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên thực hiện phân tích phân loại, công việc quan trọng là phải đánh giá chính xác chất lượng của đội ngũ chuyên viên thực hiện phân tích phân loại đang có là cơ sở để các cấp chính quyền đưa ra những chính sách, xây dựng giải pháp phù hợp để phát huy sở trường của đội ngũ này. Đồng thời có kế hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ chuyên viên thực hiện phân tích phân loại xuất nhập khẩu theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại phục vụ nhân dân trên địa bàn ngày một tốt hơn, làm tăng mức độ hài lòng của người dân đối với cấp chính quyền cơ sở. Trong quá trình thực hiên luận văn này tôi đã có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về đánh giá năng lực chuyên viên thực hiện phân tích phân loại xuất nhập khẩu. Luận văn được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu và địa bàn khảo sát thực tế không lớn nên tác giả chỉ hi vọng góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác đánh giá chuyên viên.
1. Lê Chí Hoại, 2017
2. Luật Cán bộ, công chức năm 2008
3. Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bô, công chức, viên chức và các thông tư, văn bản của Đảng về đánh giá cán bộ 4. http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/cong-chuc-nhan-co-vai-tro- dac-biet-quan-trong-doi-voi-su-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cua-dia- 5. http://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/may-khia-canh- ly-luan-ve-can-bo-cong-chuc-cap-co-so-119939#:~:text=C%C3%A1n %20b%E1%BB%99%2C%20c%C3%B4ng%20ch%E1%BB%A9c %20c%E1%BA%A5p%20c%C6%A1%20s%E1%BB%9F%20c %C3%B3%20v%E1%BB%8B%20tr%C3%AD,nh%E1%BB%AFng %20y%C3%AAu%20c%E1%BA%A7u%2C%20th%E1%BA%AFc %20m%E1%BA%AFc 6. https://www.moha.gov.vn/danh-muc/phap-luat-ve-danh-gia-nang-luc- cong-chuc-o-viet-nam-hien-nay-42982.html