Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin (Bước 1)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm đối với doanh nghiệp nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh (Trang 60 - 63)

Trước khi tiến hành KTSTQ đối với mỗi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan phải tiến hành thu thập, xử lý thông tin. Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn: hệ thống CSDL của ngành Hải quan (bao gồm: từ hệ thống thông quan tự động (VNNACS/VCIS), cơ sở dữ liệu quản lý giá tính thuế (GTT02), hệ

thống thông tin quản lý rủi ro, hệ thống kế toán thuế tập trung, hệ thống thu thập thông tin tình báo hải quan, cơ sở dữ liệu về vi phạm hành chính về hải quan…), cơ sở dữ liệu về danh mục, biểu thuế, dữ liệu từ khâu thông quan, từ kết quả của các cuộc KTSTQ trước đó, từ việc phối hợp với các lực lượng khác trong và ngoài ngành hải quan hoặc do lãnh đạo cấp trên chuyển xuống.

Sau khi tổng hợp lại các thông tin đã thu thập được, công chức thu thập thông tin tiến hành phân tích, xử lý theo từng nội dung. Cụ thể: đối với nội dung trị giá, tiến hành so sánh đối chiếu giá khai báo với dữ liệu giá tính thuế, với danh mục quản lý rủi ro về giá, với giá do đa số các doanh nghiệp khác kê khai đã được hải quan chấp nhận, với mức giá đã được hải quan cửa khẩu hoặc KTSTQ ấn định đối với doanh nghiệp khác,… Căn cứ vào các thông tin đã thu thập được đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, công chức KTSTQ sẽ tập trung vào các mặt hàng có dấu hiệu vi phạm. Phạm vi kiểm tra được xác định gồm kiểm tra chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán có liên quan đến lĩnh vực, mặt hàng đã được xác định kiểm tra. Phạm vi về thời gian kiểm tra đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm được xác định không quá 05 năm kể từ ngày mở tờ khai hải quan đến ngày tiến hành KTSTQ. Trên cơ sở kết quả thu thập, xử lý thông tin, người có thẩm quyền ban hành quyết định KTSTQ.

Để có thêm thông tin về công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin, tác giả đã thực hiện khảo sát thông qua bảng sau:

Bảng 2.9. Kết quả điều tra công chức hải quan về công tác thu thập, phân tích, đánh giá thông tin (ĐVT %)

Stt Nội dung câu hỏi Rất Trả lời

yếu Yếu Trungbình Tốt Rấttôt

1 Thông tin được thu thập từnhiều nguồn 0 0 0 80 20 2 Thông tin thu thập đúng tiến độđược giao 0 0 30 50 20 3 Tính chính xác trong việc thuthập thông tin 0 0 30 70 0

- Một số minh họa về việc phân tích, xử lý thông tin mà Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện trong thời gian qua như sau:

+ Nội dung kiểm tra mã số thuế: Năm 2017-2019, trong quá trình rà soát, phân tích thông tin đối với các tờ khai hải quan của các doanh nghiệp XNK trên địa bàn qua hệ thống CSDL Ngành, CBCC Chi cục KTSTQ phát hiện mặt hàng camera giám sát do Công ty B. khai báo tại khâu nhập khẩu có nguy cơ khai sai mã số HS ảnh hưởng đến số thuế phải nộp NSNN. Trên cơ sở đề xuất của Chi cục KTSTQ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định KTSTQ tại trụ sở DN đối với Công ty này.

Căn cứ nội dung giải trình của Doanh nghiệp, kết quả kiểm tra và hồ sơ và tài liệu có liên quan, đối chiếu với các văn bản pháp luật liên quan, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành bản kết luận KTSTQ, ấn định thuế, phạt vi phạm hành chính thu nộp NSNN số tiền 7,49 tỷ đồng.

+ Nội dung kiểm tra trị giá: Năm 2016-2019, qua rà soát, thu thập, phân tích thông tin đối với các lô hàng luồng xanh đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày, CBCC Chi cục Hải quan CKQT Cầu Treo phát hiện mặt hàng “Nước xả vải D-nee(300ml x 4 can/thùng)” và “Nước giặt D-nee(300ml x 4 can/thùng)” liên quan đến 02 tờ khai hải quan nhập khẩu của Công ty D&T có mức giá khai báo thấp hơn mức giá tại Danh mục quản lý rủi ro hàng xuất khẩu cấp Cục. Trên cơ sở đề xuất của Bộ phận nghiệp vụ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan CKQT Cầu Treo đã ban hành quyết định KTSTQ, kết quả kiểm tra đã ấn định và thu nộp NSNN số tiền hơn 279,4 triệu đồng.

Để việc công tác thu thập, phân tích thông tin đạt kết quả tốt thì cần nhiều yếu tố, trong đó hệ thống máy móc và đường truyền dữ liệu có vai trò hết sức to lớn. Tác giả nhận thấy, hiện nay do hệ thống CSDL Ngành Hải quan được điều hành thống nhất, tập trung tại Tổng cục, lượng truy cập hàng ngày phục vụ cho công tác chuyên môn rất lớn nên thường xuyên bị tắc nghẽn, chậm trễ, lỗi hệ thống không truy cập được… từ đó ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng của công tác này. Đây cũng tình trạng khó khăn chung của tất cả các đơn vị Hải quan địa phương.

Điều này đòi hỏi cần có sự nâng cấp, điều chỉnh kịp thời mang tính cấp Tổng cục để đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ trong tình hình mới.

Bảng 2.10 Các nguồn thông tin mà Cục thu thập, tra cứu

STT Tên hệ thống Ký hiệu Nội dung thông tin

1 Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan VNACCS/VCIS

Thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu (tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, đơn vị tính, xuất xứ….)

2 Hệ thống thông quan điện tử tập trung V5

Thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu (tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, đơn vị tính, xuất xứ….)

3 Hệ thống thông tin quảnlý rủi ro RM Cảnh báo rủi ro đối với mặthàng, doanh nghiệp…. 4 Hệ thống thông tin vi phạm QLVP14

Hệ thống quản lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp (lịch sử vi phạm).

5 Hệ thống thông tin quảnlý dữ liệu giá tính thuế GTT02 So sánh giá nhập khẩu 6

Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập

trung KTTT

Tra cứu tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp

7 Hệ thống thông quantầu biển xuất nhập cảnh E-Manifest Tra cứu thực nhập, thực xuấtđối với hàng hóa NK/XK 8

Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm tra sau thông quan & quản lý rủi ro

STQ01

Thông tin doanh nghiệp (tổng lượng tờ khai, kim ngạch XNK theo năm….); đã KTSTQ chưa 9

Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu phân

loại và mức thuế MHS

Tra cứu thông tin mã số hàng hóa

Nguồn: Quyết định số 575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm đối với doanh nghiệp nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w