Đánh giá kiểm trasau thông quantheo dấuhiệu vi phạm đối với doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm đối với doanh nghiệp nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh (Trang 76 - 109)

2.6.1. Đánh giá kết quả kiểm tra sau thông quan theo các tiêu chí cụ thể

Việc đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh về hoạt động kiểm tra sau thông quan được căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó chú trọng vào các tiêu chí như về số doanh nghiệp mà Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành kiểm tra bao gồm kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan và tại trụ sở người khai hải quan, tiêu chí về số thực thu nộp NSNN qua công tác KTSTQ, tiêu chí số lượng doanh nghiệp được đánh giá sự tuân thủ pháp luật, tiêu chí về số lượng và chất lượng đội ngũ CBCC làm công tác KTSTQ.

Căn cứ dữ liệu thu thập được, tác giả đánh giá thực trạng công tác KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh qua một số dẫn chứng cụ thể về số liệu thực tế sau đây:

(1) Tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu được kiểm tra sau thông quan trên tổng số Doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục:

Bảng 2.18: Số liệu số DNNK kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2015-2019

Năm Tổng số DN đã được KTSTQ

Tổng số DN tham gia hoạt

động XNK Tỷ lệ (%) 2015 18 403 4,47 2016 30 443 6,78 2017 23 407 5,65 2018 21 463 4,53 2019 25 459 5,45

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm 2015-2016)

Theo bảng dữ liệu 2.18, tác giả nhận thấy trong 5 năm qua số doanh nghiệp nhập khẩu được KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh tăng và giảm không ổn định, trong đó nhiều nhất là năm 2016 với tỷ lệ 6,78 %, là năm 2015 chỉ chiếm tỷ lệ 4,47 % trong tổng số Doanh nghiệp đã làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Cục. Doanh nghiệp XNK trên địa bàn Hà Tĩnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặt

hàng XNK đơn thuần nên nguy cơ gian lận, gây thất thu thuế là không cao. Bên cạnh đó cũng xuất phát từ sự chuyển mình chưa thật sự quyết liệt của đội ngũ CBCC, Lãnh đạo các Chi cục; cơ sở vật chất kỷ thuật, kinh phí đảm bảo cho thực hiện còn hạn chế.

(2) Tổng số DN nhập khẩu được kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm /Tổng số DN được kiểm tra sau thông quan:

Bảng 2.19: Số cuộc KTSTQ theo dấu hiệu vi phạm giai đoạn 2015 - 2019

Nội dung Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số DN được kiểm tra 18 30 23 21 25 KTSTQ theo dấu hiệu vi phạm 1 2 2 4 2 Tỷ lệ (%) 5,56 6,67 8,7 19,04 8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm 2015-2016)

Theo bảng chi tiết số liệu về số vụ KTSTQ theo dấu hiệu vi phạm của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh năm 2015-2019, tác giả nhận thấy Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã đảm bảo yêu cầu về định hướng của Tổng cục Hải quan về tăng cường KTSTQ. Tuy nhiên, thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa công tác thu thập thông tin nhằm tìm ra các dấu hiệu vi phạm để tiến hành KTSTQ tại trụ sở Doanh nghiệp, nhằm chống gian lận, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.

(3) Số vụ vi phạm phát hiện qua công tác Kiểm tra sau thông quan và tổng số thực thu nộp NSNN qua công tác KTSTQ:

Nhiệm vụ của công tác KTSTQ là xem xét, đánh giá tính chính xác, trung thực những nội dung các chứng từ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đã được thông quan; Xem xét, đánh giáviệc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu người khai hải quan chấp hành tốt các quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu, kê khai trung thực, đầy đủ trong khâu thông quan thì sẽ không phát sinh số vụ việc vi phạm phải xử lý và số thuế phải truy thu. Về mặt lý thuyết, số vụ việc vi phạm càng

ít, số tiền cần truy thu qua công tác KTSTQ càng thấp thì doanh nghiệp càng tuân thủ tốt pháp luật. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp thường xuyên lợi dụng kẻ hở của pháp luật trong khâu thông quan để trốn thuế, gây thất thu cho NSNN. Vì vậy, một trong những yếu tố để đánh giá tính hiệu quả của công tác KTSTQ đó chính là số vụ việc vi phạm được phát hiện và số thực truy thu nộp NSNN qua công tác KTSTQ. Số vụ vi phạm phát hiện càng lớn, số thuế thu nộp NSNN càng nhiều phần nào phản ánh chất lượng, hiệu quả công tác KTSTQ tại đơn vị càng được nâng cao.

Số vụ vi phạm và số tiền thuế Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh truy thu nộp NSNN thời gian qua được tác giả tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 2.20: Số DN vi phạm và số tiền thuế truy thu giai đoạn 2015-2019

Năm

Tổng số doanh nghiệp được

KTSTQ

Số vụ vi phạm Tổng số tiền truy thu (VNĐ) 2015 18 1 321.470.000 2016 30 2 8.158.893.000 2017 23 2 1.668.477.348 2018 21 4 9.162.189.590 2019 25 2 2.528.255.745

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm 2015-2019)

Theo bảng biểu 2.20 nêu trên cho thấy, số vụ vi phạm được phát hiện qua công tác KTSTQ và số thu nộp NSNN tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giảm dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2015, phát hiện 5 vụ, thu nộp NSNN số tiền hơn 321,470 triệu đồng; Năm 2016, phát hiện 7 vụ, thu nộp NSNN hơn 8,1 tỷ đồng; Năm 2017, phát hiện 3 vụ, thu nộp NSNN hơn 1,6 tỷ đồng; Năm 2018, phát hiện 4 vụ, thu nộp NSNN hơn 9,1 tỷ đồng; Năm 2019, phát hiện 2 vụ, thu nộp NSNN hơn 2,5 tỷ đồng;.Điều này đã phần nào phản ánh chất lượng, hiệu quả công tác KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh ngày càng được nâng cao.

(4) Tổng số tiền thuế thu được qua hoạt động kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm so với tổng số tiền thuế thu được qua hoạt động xuất nhập khẩu của toàn Cục:

Số thu nộp ngân sách là một trong những nội dung mà Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh phải đảm bảo hoàn thành, tuy nhiên trong những năm qua nguồn thu từ KTSTQ vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ mà chủ yếu là thu thuế XNK và thuế GTGT phát sinh ngay tại cửa khẩu.

Tỷ lệ số thu từ KTSTQ so với tổng số thu được qua hoạt động xuất nhập khẩu của toàn Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh được tác giả tổng hợp qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.21: Số thu từ KTSTQ theo dấu hiệu vi phạm so với tổng số thu thuế giai đoạn 2015-2019 Năm Tổng số thu từ KTSTQ(tỷ đồng) Tổng số thu toàn Cục (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2015 0,321 5.034,6 0,0064 2016 8,159 2.021,7 0,38 2017 1,668 2.910,2 0,057 2018 9,162 5.380,7 0,17 2019 2,528 5.827,7 0,043

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm 2015-2019)

Theo bảng số liệu nêu trên cho thấy số truy thu thuế từ kiểm tra sau thông quan trong 5 năm trở lại đây chỉ chiếm trung bình 0,103 % trong tổng số thu thuế các loại của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, đây là con số khiêm tốn khi mà hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, chưa thật sự phản ánh được vai trò của công tác KTSTQ trong thời kỳ cải cách hiện đại hóa hải quan, yêu cầu quản lý hải quan là chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thời gian tới, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc bố trí nhân lực, vật lực. tăng cường đẩy mạnh hoạt động này.

2.6.2. Những ưu điểm

- Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức bộ máy

+ Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh có bộ máy tổ chức đảm bảo theo yêu cầu của ngành Hải quan, trong đó có đơn vị chuyên trách thực hiện công tácKTSTQ là Chi cục KTSTQ với phân cấp quản lý từ Lãnh đạo Chi cục đến công chức và đã tổ chức được cấp Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan đã có bước phát triển vững chắc cả về số lượng và trình độ chuyên môn về nghiệp vụ KTSTQ, dần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Chủ trương của Cục là luôn bố trí CBCC có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, sử dụng thành thạo trang thiết bị tin học đảm nhiệm lĩnh vực nghiệp vụ KTSTQ.

+ Lãnh đạo Cục đã quan tâm, động viên khen thưởng kịp thời đối với các CBCC có thành tích trong công tác KTSTQ.

- Thứ hai, về thực hiện nội dung và quy trình KTSTQ

+ Đã đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các bước của quy trình KTSTQ theo quy định từ các bước thu thập thông tin cho đến kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra.

+ Chất lượng công tác thu thập, phân tích thông tin ngày càng được nâng cao. Nguồn thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Hải quan và từ các đơn vị Hải quan cửa khẩu đã phát huy hiệu quả trong việc phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm, lựa chọn đối tượng kiểm tra.

+ Đã làm tốt công tác phối kết hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan, ban ngành có liên quan như Cục thuế, Sở Kế hoạch đầu tư, chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở, Cục KTSTQ trong quá trình thu thập thông tin và thực hiện KTSTQ.

- Thứ ba, Hoạt động KTSTQ đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; phát hiện được nhiều vấn đề bất cập của chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; Đã xây dựng được hệ thống tổ chức bộ máy lực lượng KTSTQ về cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ, công chức lực lượng kiểm sau sau thông quan có phẩm chất, có nghiệp vụ chuyên môn, từng bước chuyên sâu, chuyên nghiệp;

- Thứ tư, Chi cục KTSTQ đã áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong hầu hết các khâu nghiệp vụ. Trên cơ sở chương trình dữ liệu của cơ quan hải quan đơn vị đã phân loại doanh nghiệp (doanh nghiệp tuân thủ, doanh nghiệp không tuân thủ, doanh nghiệp trọng điểm) để áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp.

2.6.3. Một số hạn chế

2.6.3.1 Về bộ máy KTSTQ

Hiện nay, biên chế dành cho lực lượng KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh còn yếu về kỹ năng xử lý tình huống nghiệp vụ, kỹ năng làm việc nhóm, kinh nghiệm thực tiễn, thiếu về số lượng; chưa sắp xếp, bố trí lực lượng chuyên trách làm công tác KTSTQ cấp chi cục; công tác đào tạo bồi dưỡng và đào tại lại chưa được thường xuyên liên tục.

Những năm qua, được sự quan tâm của Tổng cục Hải quan, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng CNTT phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ đã được trang bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu một số trang thiết bị cần thiết như phương tiện đưa đón CBCC thực hiện thu thập thông tin, KTSTQ, máy ảnh, máy quay phim…

Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành được điều hành tập trung tại Tổng cục Hải quan nên thường xuyên bị nghẽn do lượng truy cập lớn, ít nhiều có ảnh hưởng đến tiến độ công việc tại đơn vị.

2.6.3.2. Về quan hệ quy trình và nội dung

- Hiện, chưa có sự kết nối thông tin giữa cơ quan hải quan, thuế và các cơ quan liên quan khác, dẫn đến vướng mắc là, nhiều cuộc kiểm tra sau khi thu thập thông tin, ban hành quyết định kiểm tra, khi đến doanh nghiệp thì được phản hồi đang có đơn vị khác kiểm tra, cơ quan hải quan buộc phải dừng, hủy quyết định KTSTQ. Bên cạnh đó, thông tin thu thập phục vụ KTSTQ từ hệ thống của ngành hay xảy ra lỗi, số liệu không chính xác... khiến hoạt động thu thập thông tin thiếu chủ động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng hạn chế, nhất là chưa có hệ thống phần mềm, bộ tiêu chí rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật, kiểm tra theo dấu hiệu.

- Một số doanh nghiệp gây khó khăn, không chịu tiếp nhận quyết định KTSTQ hoặc tiếp nhận nhưng trong quá trình làm việc thiếu phối hợp, cung cấp hồ sơ, tài liệu nhỏ giọt, cung cấp không đầy đủ, không bố trí cán bộ có thẩm quyền làm việc với đoàn kiểm tra.

2.6.3.3. Về sử dụng công cụ KTSTQ

- Điểm yếu và cũng là hạn chế lớn nhất, cần khắc phục là hoạt động KTSTQ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, chưa hoàn toàn kiểm soát được tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua, đây là mục tiêu chính của hoạt động KTSTQ; Số thực thu nộp NSNN qua công tác KTSTQ hằng năm chưa cao; KTSTQ chưa hỗ trợ tốt cho khâu trước và trong thông quan nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác quản lý về hải quan đối với hoạt động XNK.

- Việc áp dụng quản lý rủi ro vào lựa chọn đối tượng kiểm tra bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả của nguồn thông tin cung cấp chưa cao, chưa đưa ra được các cảnh báo, các nguy cơ gian lận phục vụ cho công tác KTSTQ, số vụ vi phạm được phát hiện qua công tác KTSTQ nhờ có sự cung cấp thông tin tại khâu thu thập, xử lý thông tin chưa nhiều.

- Mặc dù trong những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã có những sửa đổi, bổ sung liên quan đến công tác KTSTQ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các cơ chế chính sách, quy định của pháp luật về KTSTQ, đó là: các văn bản pháp luật quy định về KTSTQ chủ yếu ở dạng chung chung, chưa gắn với các tình huống, vụ việc cụ thể (trị giá, C/O, mã số HS, chính sách thuế)... cán bộ công chức phải hết sức cân nhắc khi đưa ra một bản kết luận KTSTQ mà trong đó có yếu tố truy thu thuế, xử phạt vi phạm hành chính với tâm lý e ngại khiếu nại, khiếu kiện từ doanh nghiệp hay phát sinh nợ xấu nếu doanh nghiệp không chấp hành. Chế độ chính sách pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu thường xuyên thay đổi, đặc biệt là chính sách về thuế suất và chính sách về mặt hàng. Một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan còn thiếu cụ thể, chồng chéo, gây nhiều cách hiểu khác nhau khi thực hiện. Chồng chéo trong trường hợp cùng một đối tượng mặt hàng nhưng có văn bản yêu cầu phải kiểm tra chuyên ngành trong khi văn bản khác lại không yêu cầu hàng đó phải kiểm tra chuyên ngành.

- Chưa có sự phối hợp theo dõi giữa đoàn kiểm tra (bộ phận ban hành quyết định truy thu thuế) và kế toán thuế (bộ phận theo dõi việc nộp tiền thuế của doanh nghiệp). Vẫn còn tình trạng sai sót khi nhập số liệu ấn định thuế, phạt chậm nộp, phạt vi phạm hành chính vào hệ thống cơ sở dữ liệu Ngành dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi nhiều lần.

- Việc nhập liệu kết quả kiểm tra theo quy trình KTSTQ vào cơ sở dữ liệu giá còn chưa đầy đủ; vẫn còn trường hợp để sót hoặc chậm trễ.

2.6.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Kiểm tra sau thông quan là một khâu quan trọng trong quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nó nằm trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa cơ quan hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các cơ quan chuyên trách khác. Do đó năng lực KTSTQ cũng chịu những tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các nhân tố thuộc về cục Hải quan, nhân tố thuộc về doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài:

2.6.4.1. Nguyên nhân thuộc về cục Hải quan

- Về công tác cán bộ cho hoạt động kiểm tra sau thông quan

+ Công tác tuyển dụng, đào tạo: Cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đa số còn trẻ,chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, khi được tuyển dụng thường chỉ được đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực nhất định như: tài chính, kế toán, ngoại thương, luật… trong khi đó công tác KTSTQ đòi hỏi kiến thức tổng hợp; Công tác đào tạo và đào tạo lại chưa được chú trọng, nội dung đào tạo chưa phù hợp và thời gian đào tạo quá ngắn, thiếu tính chuyên sâu, thực tế dẫn đến chưa đáp ứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm đối với doanh nghiệp nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh (Trang 76 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w