Thực hiện kiểm trasau thông quan (Bước 4)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm đối với doanh nghiệp nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh (Trang 66 - 68)

a. Công bố Quyết định kiểm tra

Trưởng đoàn kiểm tra công bố và trao Quyết định KTSTQ tại phiên/ngày làm việc đầu tiên tại trụ sở DN, Trưởng đoàn kiểm tra nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn và các thành viên, quyền và nghĩa vụ của DN theo quy định của pháp luật. Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền của DN cung cấp cho đoàn kiểm tra danh sách thành phần/người có liên quan thay mặt cho DN được cử làm việc với đoàn trong quá trình kiểm tra, cung cấp hồ sơ, chứng từ tài liệu theo yêu cầu, trực tiếp làm việc, giải trình về các nội dung kiểm tra và ký các Biên bản kiểm tra.

Việc công bố quyết định kiểm tra được lập thành Biên bản công bố quyết định kiểm tra. Người công bố quyết định kiểm tra và người đại diện có thẩm quyền của DN cùng ký vào Biên bản công bố.

b. Tiến hành kiểm tra

Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo nội dung, phạm vi của quyết định kiểm tra. Khi tiến hành kiểm tra, mỗi thành viên trong đoàn sẽ được giao một mảng công việc cụ thể như: kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra hồ sơ do doanh nghiệp xuất trình, kiểm tra chứng từ thanh toán quốc tế, kiểm tra các giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kiểm tra hàng tồn kho cùng các nội dung kiểm tra khác và từng thành viên kiểm tra có trách nhiệm báo các nội dung làm việc với trưởng đoàn kiểm tra để tổng hợp. Trong suốt thời gian kiểm tra, từng thành viên/nhóm

thành viên trong đoàn kiểm tra phải thường xuyên lập biên bản làm việc với doanh nghiệp. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, việc lập biên bản được thực hiện đối với mỗi ngày làm việc hoặc đối với từng nội dung kiểm tra. Trong quá trình thực hiện kiểm tra nếu phát sinh vấn đề cần bổ sung hồ sơ, chứng từ, tài liệu…hoặc cần có giải trình của doanh nghiệp thì đoàn kiểm tra lập văn bản yêu cầu đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể giải trình bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nếu giải trình bằng miệng thì nội dung này sẽ được ghi lại cụ thể trong biên bản làm việc, nếu giải trình bằng văn bản thì văn bản đó sẽ được lưu cùng với biên bản làm việc. Khi phát hiện các chứng từ, sổ sách, tài liệu có nội dung phản ánh hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp thì đoàn kiểm tra sẽ yêu cầu người có đại diện của doanh nghiệp sao y bản chính lại các tài liệu đó, ký xác nhận vào bản sao y để làm chứng cứ xử lý vi phạm sau này.

Một trong những khó khăn đối với việc kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm tại trụ sở doanh nghiệp là việc doanh nghiệp xuất trình chứng từ không đúng thời gian mà trưởng đoàn kiểm tra đã thông báotrước khi đến trụ sở doanh nghiệp để kiểm tra, điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành kiểm tra. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu đoàn kiểm tra phải chờ cho đến khi các chứng từ, tài liệu và hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp, xuất trình đầy đủ thì mới tiếp tục tiến hành kiểm tra các nội dung theo kế hoạch.

Để có cái nhìn khách quan về việc kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm đối với doanh nghiệp nhập khẩu của cơ quan Hải quan, tác giả tiến hành khảo sát doanh nghiệp thông qua bảng sau:

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát doanh nghiệp về việc thực hiện KTSTQ của cơ quan Hải quan (ĐVT %)

Stt Nội dung câu hỏi

Trả lời Rất yếu Yếu Trung bình Tốt Rất tôt

1 Quyết định KTSTQ được công

bố đúng thời hạn 0 0 10 70 20

2 Thực hiện KTSTQ đúng theo

nội dung quyết định 0 0 10 80 10

3 Nội dung kiểm tra không chồng

chéo, trùng lặp 0 0 30 60 10

4 Thời gian kiểm tra không bị kéo

dài so với kế hoạch 0 0 20 50 70

5 Doanh nghiệp được giải trình

trong quá trình KTSTQ 0 0 0 90 10

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm đối với doanh nghiệp nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w