4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Giải quyết tranh chấp trong thươngmại điện tử bằng trọng tà
Việc lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải được các bên tham gia hoạt động thương mại điện tử tự nguyện lựa chọn khi giao kết hợp đồng hoặc khi phát sinh tranh chấp. Việc thỏa thuận thực sự giữa các bên rất ít xảy ra vì các giao diện của các website không có các thiết kế phù hợp để các bên tự thỏa thuận trong đó có thỏa thuận về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Thực tiễn cho thấy, khi giải quyết tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá nhân và ngược lại thì cơ chế giải quyết này có nhiều ưu điểm vượt trội, nhanh chóng, dứt điểm, đảm bảo hài hòa quyền và nghĩa vụ của các bên. Trên các trang website bán hàng trực tuyến hay sàn giao
28
dịch điện tử thì các thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không được đề cập, và bên bán hàng lập hợp đồng điện tử theo mẫu với các điều khoản đơn giản, có lợi cho mình như: Khiếu nại, bảo hành, bảo trì hay đổi hàng hóa…
Các thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã được bên bán hàng loại bỏ ngay từ khi xây dựng các website bán hàng trực tuyến hoặc trên các gian hàng trên sàn giao dịch điện tử bằng cách không xây dựng nội dung hợp đồng về điều khoản giải quyết tranh chấp. Nếu có thỏa thuận thì các tranh chấp từ phía cá nhân cũng ít khi lựa chọn sử dụng biện pháp trọng tài. Trong các giao dịch khác thì các chủ thể tham gia cũng chỉ quan tâm đến các nội dung như: Đối tượng của hợp đồng là dịch vụ hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán, các nội dung khác nhưng không có nội dung hay điều khoản về giải quyết tranh chấp và mặc nhiên được hiểu rằng mọi tranh chấp sẽ do tòa án giải quyết nếu có tranh chấp.