4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2. Hoàn thiện pháp luật thươngmại điện tử
Do đặc điểm của thương mại chính là thương mại truyền thống nhưng được thực hiện bằng các phương tiện điện tử gắn với công nghệ thông tin – viễn thông nên có nhiều chủ thể tham gia trong việc vận hành hoạt động thương mại điện tử, những cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động thương mại điện tử cần có trình độ nhất định khi sử dụng các thiết bị điện tử để thực hiện các giao dịch thương mại trên các phương tiện hiện đại, công nghệ cao này. Đồng thời, thương mại điện tử có những đặc điểm như không bị giới hạn bởi địa giới hành chính hay biên giới, các thao tác càng đơn giản, nhanh chóng bao nhiêu thì chứa đựng nhiều rủi ro, dễ gây thiệt hại có các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bấy nhiêu. Tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện các hành vi lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân, dùng thẻ thanh toán giả ... luôn coi mạng thông tin là mảnh đất màu mỡ để thực hiện hành vi phạm tội, những đối tượng tội phạm không chỉ là công dân Việt Nam, cư trú ở Việt Nam mà còn có những đối tượng là người nước ngoài, thực hiện hành vi phạm tội ở nước ngoài, chính vì điều này làm ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng đối với hình thức thương mại mới mẻ này. Song song với các vấn đề nêu trên, để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thương mại điện tử có rất nhiều các cơ quan nhà nước có chức năng nhiệm vụ quản lý lĩnh vực này trong quá trình thực thi pháp luật. Do vậy, để hoạt động thương mại điện tử phát triển lành mạnh cần có cơ chế phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đạt được hiệu quả cao nhất, đồng nghĩa với việc này là đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân tổ chức tham gia hoạt động thương mại điện tử, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm cũng như các vi phạm khác.
33
Kể từ khi đổi mới kinh tế và thực hiện chính sách ngoại giao đa phương, Việt Nam đã gia nhập và trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)… Thương mại điện tử phát triển sẽ giúp nhiều ngành công nghiệp khác phát triển như sản xuất thiết bị điện tử, hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực... Thương mại điện tử phát triển sẽ kích cầu cho xã hội và làm gia tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ. Vai trò của pháp luật trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế là hữu cơ và không thể tách rời. Chính sách pháp luật thương mại điện tử phù hợp sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử. Khi giảm được giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ và tiếp cận thị trường nhanh chóng sẽ làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, loại bỏ những khó khăn, thách thức để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Đây là lựa chọn đúng và không khó để thực hiện trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Trong tất cả các giải pháp để thay đổi tình trạng kinh tế kém phát triển thì giải pháp hoàn thiện pháp luật có tác dụng nhanh, sâu rộng, tác động lớn đến những thay đổi của nền kinh tế, đặc điểm và ưu thế của việc hoàn thiện pháp luật là không tốn kém nhiều về chi phí nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao.