4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật thươngmại điện tử
3.3.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về nội dung của pháp luật thương mại điện
tử
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thương mại điện tử, tìm động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời hướng tới sự phù hợp với pháp luật quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là thực hiện như khuyến cáo của luật mẫu về thương mại điện tử (UNCITRAL) về các nguyên tắc cơ bản. Hầu hết các quốc gia phát triển như Mỹ,
34
Canada, Singapore v.v... đều xây dựng pháp luật thương mại điện tử dựa trên các nguyên tắc này. Để giải quyết tốt các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử, trong thời gian tới, chúng ta cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện nội dung của pháp luật thương mại điện tử.
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật thương mại điện tử
Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của đội ngũ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước. Để tăng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước thì điều kiện đầu tiên và tiên quyết là yếu tố con người, vì mọi quyết định cá biệt hay chủ trương, đường lối, chính sách hay triển khai áp dụng pháp luật đều bắt đầu từ các cán bộ, công chức trong các cơ quan này. Để quản lý một hoạt động mới hình thành trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông và các thiết bị điện tử vào hoạt động thương mại với nhiều tính chất phức tạp về mặt cơ cấu cũng như thiết chế quản lý đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực quản lý có trình độ tương ứng. Thương mại điện tử càng thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng với các chủ thể tham gia hoạt động thì sẽ càng phức tạp trong cấu trúc nền tảng phục vụ cho hoạt động này. Để đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử trong tình hình mới, khi mà các nhu cầu xã hội phát triển nhanh chóng cần đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu về công nghệ thông tin viễn thông cũng như các kiến thức pháp luật cần thiết, đặc biệt là pháp luật có liên quan đến thương mại điện tử nhằm đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở trung ương và địa phương. Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cần được quy định chặt chẽ, đồng thời thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, sát hạch trình độ cần đảm bảo tính đúng đắn, nghiêm minh mới tránh được bệnh hình thức hoặc các tiêu cực trong vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dẫn đến tình trạng quản lý không hiệu quả.
Thứ hai, xây dựng chính sách, chương trình hỗ trợ cho cộng đồng phải có những chính sách phù hợp cũng như bố trí nguồn lực tài chính hợp lý để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân hiện diện trên môi trường internet, xây dựng thương hiệu trực tuyến, triển khai hoạt động tiếp thị điện tử, mở rộng mô hình
35
thanh toán điện tử trung gian, áp dụng chữ ký số trong các hoạt động thương mại nhằm giúp doanh nghiệp thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, ứng dụng cách thức quản lý và điều hành tiên tiến.
Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử và các lĩnh vực liên quan, chính sách phát triển công nghệ thông tin – viễn thông của Việt Nam đã được triển khai thực hiện từ rất sớm, tuy nhiên nếu so sánh với các nước phát triển thì chúng ta còn đi sau một quãng đường rất dài. Từ lẽ đó, đương nhiên các hoạt động thương mại điện tử cũng vì thế mà phát triển muộn do vậy cần có những chương trình hợp tác với các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực, các tổ chức thương mại của Liên Hợp Quốc, các đối tác trong các hiệp định FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp hợp tác với các đối tác nước ngoài tạo môi trường phát triển thương mại điện tử quốc tế, tăng cường hoạt động kinh doanh trực tuyến qua biên giới và chuyển giao công nghệ. Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến về thương mại điện tử, đặc biệt là Hoa Kỳ và các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, liên kết hợp tác trong các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử.
Thứ tư, nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật của các chủ thể trong giao dịch điện tử. Thực tiễn cho thấy, một trong những khó khăn, bất cập ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại bền vững, an toàn và hiệu quả ở nước ta thời gian qua là nhận thức của các chủ thể tham gia thương mại điện tử và ý thức pháp luật về vấn đề này còn hạn chế. Bởi vậy, để khắc phục tình trạng trên, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, cần phải tập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển hoạt động thương mại điện tử; xây dựng được lòng tin đối với người tiêu dùng, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Đặc biệt, cần cam kết bảo mật thông tin, tôn trọng sự riêng tư,
36
giao hàng đúng nơi, đúng hạn, trả lời và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng một cách kịp thời, thỏa đáng. Việc nâng cao nhận thức và ý thức của các cá nhân tổ chức tham gia vào hoạt động thương mại điện tử phải được tuyên truyền, phổ biến giáo dục thường xuyên, liên tục, với nhiều hình thức đa dạng và dễ hiểu thì mới đạt được hiệu quả. Pháp luật phải có các quy định cụ thể về nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan liên quan cũng như uỷ ban nhân dân các cấp để cung cấp những kiến thức, những kỹ năng cần thiết cho các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử để họ có thể chủ động chấp hành, tuân thủ pháp luật một cách tự giác, thường trực cũng như có thể tự bảo vệ mình khi tham gia hoạt động thương mại điện tử. Khi việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đúng phương pháp, các cá nhân tổ chức còn có những phản hồi kịp thời để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp và quan trọng hơn là các chủ thể này còn có ý thức tự bảo vệ nhau bằng những cảnh báo cho mọi người kịp thời để tránh các rủi ro. Phải có nguồn kinh phí phù hợp và chính sách đào tạo kỹ năng cho chính những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các cơ quan có chức năng đảm trách nhiệm vụ này bằng các quy định pháp luật.
37 KẾT LUẬN
Theo tổ chức thương mại thế giới, thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được thực hiện bằng phương tiện điện tử có kết nối internet, mạng viễn thông và các mạng mở khác, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet. Thương mại điện tử đang là mô hình kinh doanh có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng phổ biến, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại nhờ phát huy khả năng tiện lợi, cắt giảm chi phí và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng. Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh hiện là một xu thế tất yếu trên thế giới và ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung đó. Kinh doanh trực tuyến giờ đây không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với tốc độ phát triển internet, việc ứng dụng internet để mở rộng sản xuất, kinh doanh đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.
Pháp luật thương mại điện tử được ra đời do sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet trên thế giới và ở Việt Nam. Đồng thời, pháp luật của nhiều quốc gia về thương mại điện tử đều có sự tiếp thu từ pháp luật thương mại điện tử thế giới và có sự vận dụng để điều chỉnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh phát triển ở từng quốc gia. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật thương mại điện tử là các quan hệ thương mại trên các phương tiện điện tử, các vấn đề liên quan mà pháp luật thương mại truyền thống không đề cập, bởi vậy, cơ chế điều chỉnh và nội dung pháp luật về thương mại điện tử có những đặc trưng riêng. Điều này thể hiện pháp luật phải bảo đảm tính an toàn, hợp pháp và minh bạch trong hoạt động thương mại điện tử; thừa nhận các thông điệp nội dung giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử; thừa nhận chữ ký điện tử nhằm bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn, bảo mật của thông tin được trao đổi; quy định cụ thể các vấn đề có liên quan đến việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng trong thương
38
mại điện tử; quy định cơ chế giải quyết tranh chấp và việc xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Mục đích của việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật thương mại điện tử, nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật thương mại điện tử chính cũng chính là nhằm đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế. Bởi vậy, nhiệm vụ nghiên cứu và đưa ra quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật để từ đó có những giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng và quyết định.
Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử ở nước ta cần tiếp cận và hài hòa hóa với các quy định của pháp luật các nước đồng thời cần tiếp cận với các chuẩn mực của quốc tế. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện pháp luật về thươngmại điện tử cũng cần phải tính đến những đặc điểm văn hóa, thói quen của người Việt Nam và trình độ phát triển khoa học, công nghệ của nước ta. Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, có lộ trình hợp lý, có sự quyết liệt cần thiết và thiết lập được sự ưu tiên cho hoạt động lập pháp.
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thương mại quốc tế - Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. TS.Mai Anh – Thương mại điện tử tương lai của kinh doanh, thương mại,
Tạp chí Kinh tế đối ngoại.
3. TS.Lại Kiên Cường (2014) - Phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử của lực lượng cảnh sát nhân dân - Học viện cảnh sát nhân dân - Bộ Công an. 4. http://cptpp.moit.gov.vn/data/e0593b3b-82bf-4956-9721- 88e51bd099e6/userfiles/files/14%20Chuong%20TMDT%20- %20VIE%20-%20revised.pdf 5. http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461?p_p age_id=27677461&pers_id=28346379&folder_id=&item_id=125215535 &p_details=1 6. https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc- hoi.aspx?ItemID=61441 7. https://luatminhkhue.vn/cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-su-dung-phuong- tien-dien-tu-trong-hop-dong-quoc-te-2005.aspx 8. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i _%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD 9. http://online.gov.vn/Van-Ban-Phap- Luat?AspxAutoDetectCookieSupport=1 10.https://www.unapcict.org/sites/default/files/2019-01/eprimer-ecom- vietnamese-version.pdf 11.https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2222