Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong áp dụng biệnpháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. (Trang 36 - 39)

đề giam riêng đối với người chưa thành niên và người thành niên, người bị tạm giữ với người bị tạm giam. Cụ thể, qua công tác kiểm tra của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Tây Ninh đã xác định có 17 trường hợp giam chung người chưa thành niên với người đã thành niên, 9 trường hợp bố trí người bị tạm giữ chung với người bị tạm giam.

-Về công tác quản lý tạ nhà tạm giữ

Công tác quản lý người bị tạm giam trên địa bàn còn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình chấp hành pháp luật tại nhà tạm giữ nên nhiều vi phạm đã xảy ra. Tình trạng giam chung buồng những người trong cùng một vụ án, giữa những người có tiền án, tiền sự với người chưa có tiền án, tiền sự, người bị nhiễm HIV/AIDS với người khác, giữa người chưa thành niên với người đã thành niên vẫn xảy ra. Một số cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý tại nhà tạm giữ còn thiếu tráchnhiệm, để người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm kỷ luật, nội quy, quy chế nhà tạm giữ. Tình trạng người bị tạm giam dùng vũ lực, đánh nhau gây mất trật tự, xâm phạm sức khỏe, thân thể người bị giam, giữ khác vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh TâyNinh Ninh

2.3.3.1.Nguyên nhân từ công tác xây dựng pháp luật

Những hạn chế, tồn tại trong công tác áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trước hết bắt nguồn từ sự thiếu sót trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta. Cụ thể:

- Công tác xây dựng pháp luật của chúng ta còn chậm. Chúng ta đã trải qua thời kỳ khá dài không có BLTTHS với tư cách là cơ sở pháp lý chặt chẽ cho quá trình TTHS nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng dẫn đến tình trạng bắt, tạm giam người tùy tiện, tràn lan, không thống nhất. Những tàn dư đó vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của một bộ phận cán bộ tiến hành tố tụng ngày nay.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác tư pháp nói chung và thực hiện các quy định về tạm giam nói riêng có lúc chưa thật sự sát sao, chặt chẽ. Công tác thực hiện Nghị quyết 49 của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó có việc giảm áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam chưa thực sự được thực hiện nghiêm túc, chưa có cơ chế khen thưởng, kỷ luật đối với các đơn vị trong quá trình thực hiện.

- BLTTHS vẫn còn những tồn tại trong các quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giam. Cụ thể: những quy định về căn cứ tạm giam chưa thực sự rõ ràng, chi tiết cụ thể và gắn với thực tiễn VAHS; thời hạn tạm giam chưa phù hợp để tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết, đặc biệt là thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra còn chưa phù hợp. Bên cạnh đó, còn có một số quy định đang có những nhận thức khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ thể có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp tạm giam.

2.3.3.2.Nguyên nhân do ý thức chủ quan của chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam

Bên cạnh những nguyên nhân bắt nguồn từ quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam, những tồn tại, hạn chế trong áp dụng biện pháp tạm giam còn xuất phát từ những hạn chế về ý thức chủ quan của người tiến hành tố tụng có thẩmquyền khi áp dụng biện pháp này trong quá trình giải quyết VAHS. Cụ thể:

- Công tác kiểm tra, giám sát pháp luật trong lĩnh vực tạm giam chưa được tiến hành thường xuyên và đều khắp nên chưa phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những biểu hiện vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp này.

- Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tiến hành tố tụng chưa cao, còn có tư tưởng nặng về trấn áp nên dẫn đến tình trạng tạm giam tràn lan, chủ yếu để thuận tiện cho việc hỏi cung bị can, coi đó như là một biện pháp nghiệp vụ để giải quyết vụ án chứ chưa nhận thức đúng đắn về vai trò ngăn chặn của biện pháp này. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng chưa được kịp thời và sâu sát, công tác kiểm sát việc tạm giam của VKS chưa được quan tâm thường xuyên và đúng mức.

- Nhận thức của một số cơ quan, cán bộ có trách nhiệm, quyền hạn trong việc áp dụng biện pháp tạm giam còn hạn chế, chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tố tụng về thủ tục, căn cứ khi áp dụng biện pháp này.

- Đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng hiện nay chưa đảm bảo về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác. Việc nghiên cứu các căn cứ pháp lý để áp dụng vào thực tiễn công tác nghiệp vụ còn hạn chế, chưa sâu nên chất lượng, hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam còn chưa cao. Nhìn chung đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng có trình độ chính trị, đạo đức tốt, có khả năng điều tra, xử lý VAHS đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trình độ nghiệp vụ chưa thật sự đồng đều, một bộ phận cán bộ chưa được đào tạo bài bản về mặt nghiệp vụ chuyên môn mà thực hiện công tác chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân tích lũy qua nhiều năm công tác. Do đó, nhiều trường hợp việc giải quyết vụ án nói chung, áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng còn mang tính cảm tính, chủ quan, chưa thực sự phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn vụ án đang được giải quyết.

- Sự phối hợp công tác giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự chưa chặt chẽ, thường xuyên nên đã hạn chế nhiều đến hiệu quả công tác quản lý.

- Việc phối hợp giữa VKS với CQĐT và các cơ quan hữu quan trong việc kiểm sát, thanh tra việc tuân thủ pháp luật, kiểm sát giam giữ và quản lý người bị tạm giam vẫn còn những thiếu sót. Mối quan hệ giữa CQĐT với VKS và Tòa án các

cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực. CQĐT đã chủ động phối hợp theo quy chế phối hợp trong điều tra, truy tố, xét xử các VAHS. Định kỳ tổ chức họp giao ban, kiểm điểm đánh giá các mặt công tác, kịp thời tháo gỡ những khó khăn bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật, thống nhất đường lối xử lý. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng biện pháp tạm giam còn chưa chặt chẽ, đồng bộ, vẫn xảy ra tình trạng chồng chéo, chậm trễ.

- Chế độ đãi ngộ cán bộ cũng như đề nghị tăng thẩm quyền tố tụng cho Điều tra viên, đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ, tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, kỹ thuật cho các CQĐT, trinh sát… theo hướng ưu tiên các thành tựu khoa học tiên tiến để phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra. Tuy nhiên, so với đời sống kinh tế - xã hội hiện nay thì chế độ đãi ngộ đối với Điều tra viên, KSV, Thẩm phán vẫn chưa thỏa đáng, chưa tạo sự yên tâm trong công tác và là một nguyên nhân khiến một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất,… Việc xử lý vi phạm đối với cán bộ còn mang tính hình thức, xử lý nội bộ, không bảo đảm sự nghiêm minh.

2.3.3.3.Nguyên nhân khách quan

Những tồn tại, vướng mắc trong áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh còn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, cụ thể:

- Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số lượng người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân đưa vào các nhà tạm giữ, trại tạm giam gia tăng trong khi cơ sở giam giữ chưa đáp ứng yêu cầu. Phương tiện, điều kiện trang thiết bị phục vụ công tác kiểm sát còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Như đã trình bày ở phần trước, nhà tạm giữ Công an thành phố Tây Ninh chỉ có 23 buồng, mỗi buồng được thiết kế để có thể giam, giữ tối đa 3 người. Trong khi đó, số lượng người bị giam giữ luôn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đồng thời, kết cấu của nhà tạm giữ cũng đã xuống cấp, có 03 buồng sử dụng chung dùng lấy lời khai, hỏi cung, làm việc người bào chữa, đối chất nhận dạng, được che chắn tạm bợ bằng tôn thiếc, không đảm bảo việc cách âm cũng như nhiệt độ khi thời tiết nắng nóng oi bức.

- Các phương tiện, trang bị, chế độ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án chưa được ưu tiên đầy đủ, làm hạn chế năng lực thực thi nhiệm vụ theoTTHS, dẫn đến hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam trên thực tế chưa cao.

- Kinh phí cho công tác xây dựng pháp luật và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức của các chức danh tư pháp trong lĩnh vực tạm giam chưa được đầu tư thích đáng… Từ đó dẫn đến năng lực của những người làm công tác giam giữ còn hạn chế, ý thức trách nhiệm cá nhân chưa cao, dễ bị thoái hóa biến chất về mặt đạo đức làm sai lệch ý nghĩa của biện pháp tạm giam trong TTHS.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2, luận văn đã làm rõ được các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh cùng với sự ảnh hưởng của các điều kiện đó đối với tình hình tội phạm cũng như công tác tố tụng của các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, chương này cũng đã làm rõ thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, những hạn chế, thiếu sót khi áp dụng biện pháp này cùng với những nguyên nhân của những hạn chế thiếu

sót đó. Kết quả của luận văn trong Chương 2 là cơ sở cho việc đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam trong Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. (Trang 36 - 39)

w