TỈNH TÂY NINH

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. (Trang 39 - 40)

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam

Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp tạm giam nói riêng vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính thời sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nó xuất phát từ những yêu cầu, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta.

Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu chung của nhà nước pháp quyền là một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đề cập cải cách toàn diện nền tư pháp phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, dân chủ, văn minh, từng bước hiện đại. Trước thực trạng còn nhiều tồn tại của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với một số cơ quan tư pháp. Chính vì vậy, các cơ quan, người tiến hành tố tụng và mọi công dân phải quán triệt sâu sắc các nguyên tắc của pháp luật, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước vào công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng vào từng vụ án, từng con người cụ thể. Làm thế nào tránh được những sai sót, hạn chế trong việc tạm giam càng nhiều càng tốt, nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôn trọng quyền con người, phát huy quyền làm chủ của công dân, kiên qyết đấu tranh chống tội phạm hình sự, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, phấn đấu thực hiện nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Hai là hoàn thiện pháp luật TTHS về biện pháp tạm giam là vấn đề quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nêu mục tiêu,quan điểm cải cách tư pháp là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành hiệu quả và hiệu lực cao. Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, thể hiện đúng bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tê, xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn xã hội, kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách tư pháp phải tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc”. Cần xây dựng, hoàn thiện chế định biện pháp tạm giam theo hướng: Huy động sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm bằng việc quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân vào các hạot động giám sát, theo dõi bị can, bị cáo để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam được thực hiện trong cộng đồng; quan tâm và coi trọng người bào chữa trong TTHS…

Ba là hoàn thiện pháp luật TTHS về biện pháp tạm giam trong tiến trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, có tác động đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nước ta cần thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Trong xu thế chung, điều ước quốc tế đang dần trở thành một bộ phận của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới trên cơ sở đối chiếu với các chuẩn mực quốc tế để hài hòa các quy định pháp luật trong nước và quốc tế, đảm bảo cho việc thực hiện cam kết quốc tế là hết sức quan trọng. Trước yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế, đòi hỏi xây dựng và hoàn thiện chế định tạm giam theo hướng rút ngắn thời hạn tạm giam trong các giai đoạn tố tụng, xác định vị trí của nhân viên lãnh sự - người đại diện của bị can, bị cáo như là người bào chữa để họ có thể bảo vệ công dân có yếu tố nước ngoài bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng; bắt, tạm giữ để dẫn độ được quy định trong hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật cần phù hợp với các biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS, nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảođiều kiện sinh hoạt cho người nước ngoài phạm tội tại nơi giam, giữ; phối hợp với các lực lượng phòng, chống tội phạm của quốc tế và khu vực để nhanh chóng có thông tin về tội phạm để kịp thời áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng…

3.2.Những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp tạm giam

Trên cơ sở những hạn chế trong quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh đã trình bày trong chương 2 của luận văn cho thấy cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS về biện pháp tạm giam nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và

thượng tôn pháp luật, đồng thời với việc bảo hộ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn có tính cưỡng chế cao nhất trong TTHS. Do đó, việc áp dụng biện pháp này phải dựa trên những quy định pháp luật hết sức chặt chẽ, cụ thể của BLTTHS về căn cứ, thời hạn áp dụng và thẩm quyền quyết định áp dụng.

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w