Quy định về thay đổi, hủy bỏ biệnpháp tạm giam

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. (Trang 42)

Hoàn thiện các quy định về thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng trong các giai đoạn tố tụng theo hướng người có thẩm quyền phải thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đó khi không còn căn cứ hoặc hết thời gian pháp luật quy định. Cụ thể cần hoàn thiện một số quy định cụ thể như sau:

- Sửa đổi căn cứ hủy bỏ biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra. Theo Khoản 7 Điều 173 thì “trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”. Việc xét thấy không cần thiết để hủy bỏ biện pháp tạm giam là không xác định, hoàn toàn mang tính chủ quan củachủ thể áp dụng. Trong thực tiễn, khi áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng thì căn cứ đối với họ có thể là cản trở việc điều tra (thông cung, không có mặt khi triệu tập, mua chuộc người làm chứng…). Do đó, cần sửa đổi Điều 173 như sau: “Trong khi tạm giam, nếu căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam không còn nữa thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam…”. Có như vậy mới làm cho việc áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp tạm giam có căn cứ rõ ràng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và thể hiện nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân khi tiến hành tố tụng.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn vào các Điều 241, Điều 278 BLTTHS năm 2015. Các điều luật này chỉ quy định thẩm quyền của VKS, Tòa án trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn mà không có quy định căn cứ áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ những biện pháp đó. Điều này dễ tạo ra sự tùy tiện, chủ quan của các chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp tạm giam nói riêng. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung các điều luật trên theo hướng: sau khi thụ lý vụ án, VKS, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi có căn cứ quy định tại các Điều 119, 121, 122, 123 và 124 BLTTHS, có trách nhiệm hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đó khi không còn căn cứ áp dụng.

Đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung Điều 125 theo hướng thay thế cụm từ “không còn cần thiết” ở Khoản 2 bằng cụm từ “không còn căn cứ áp dụng” nhằm quy định rõ ràng hơn về căn cứ hủy bỏ biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng, tạo sự thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng trong thực tiễn.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây

Ninh

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. (Trang 42)