Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng vietcombank chi nhánh chương dương (Trang 27 - 28)

II. Doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.4.2 Những tồn tại và hạn chế

Thứ nhất, nguồn vốn huy động có tăng nhưng nguồn vốn trung dài và dài hạn còn thấp. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao tạo điều kiện tốt cho ngân hàng trong việc chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô tín dụng trung và dài hạn.

Thứ hai, chất lượng tín dụng ở một số Phòng giao dịch trong Chi nhánh chưa đồng đều dẫn đến ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ. Hiện tượng nợ quá hạn, nợ xấu còn ở mức cao, đặc biệt là trong năm 2019 do Chi nhánh đã quá chú trọng vào nâng cao dư nợ tín dụng bằng cách cho vay với số lượng lớn nhưng lại không có biện pháp quản lý nợ hiệu quả làm tăng nguy cơ rủi ro, chất lượng tín dụng giảm sút. Thứ ba, thông tin tín dụng của Chi nhánh thu thập được chưa tốt. Các thông tin mà cán bộ sử dụng chủ yếu vẫn là thông tin trong hồ sơ khách hàng và các thông tin lưu trữ tại ngân hàng. Việc thẩm định thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Quá trình thẩm định dự án, các phương án kinh doanh của khách hàng chưa thực hiện tốt theo quy định, nhiều dự án không thật sự hiệu quả

vẫn được xét duyệt cho vay làm tăng nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Thêm vào đó, do trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế nên đối với các dự án mang tính chất kỹ thuật hay chuyên ngành, cán bộ tín dụng không đánh giá được tính khả thi thực sự của dự án, có thể đưa ra quyết định sai lầm.

Thứ tư, trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng chưa thực sự đi sâu bám sát khách hàng để có thể tiếp cận và theo dõi tình hình biến động về tài chính, hoạt động kinh doanh và tình trạng của các tài sản đảm bảo.

Cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa nhiệt tình với việc tư vấn cho khách hàng về phương án kinh doanh và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Ngân hàng hầu như chưa có chính sách cũng như các sản phẩm để khuyến khích nhưng khách hàng vay trả nợ đúng hạn nhằm mở rộng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ năm, cơ chế bảo đảm tiền vay và việc định giá tài sản đảm bảo trong quá trình thẩm định hồ sơ vay đóng vai trò quan trọng nhưng việc xem xét, đánh giá tài sản, quản lý tài sản đảm bảo chưa thực hiện một cách nghiêm túc. Nhận thức của cán bộ tín dụng về quyền lựa chọn tài sản đảm bảo còn chưa đầy đủ. Việc định giá đôi khi được thực hiện một cách chiếu lệ và mang tính thủ tục. Một số cán bộ không căn cứ vào việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà dựa vào tài sản bảo đảm để vay.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng vietcombank chi nhánh chương dương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w