Biện pháp hạn chế nợ xấu và thu hồi nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng vietcombank chi nhánh chương dương (Trang 36 - 38)

II. Doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2.3. Biện pháp hạn chế nợ xấu và thu hồi nợ quá hạn

Chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu. Đây cũng là điều trăn trở của các nhà quản lý ngân hàng cần phải có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng nợ xấu phát sinh và nợ quá hạn tăng cao.

Nợ xấu và nợ quá hạn không phải chỉ do bản thân ngân hàng gây nên mà do rất nhiều nguyên nhân từ cơ chế, chính sách đến các nguyên nhân bất khả kháng, từ khách hàng. Do đó, việc giải quyết vấn đề nợ này không chỉ dựa vào chính ngân hàng mà cần có giải pháp đồng bộ, có sự hỗ trợ của cơ quan ban ngành cấp trên và tại địa phương hoạt động của ngân hàng.

Đối với vấn đề này, em xin nêu một số ý kiến của mình nhằm góp phần giảm bớt nợ xấu và nợ quá hạn của TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương Dương như sau:

-Ngân hàng cần thực hiện nghiêm chỉnh, thực hiện đúng qui chế và qui trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, có như vậy vốn vay ngân hàng sẽ đảm bảo sinh lời và góp phần để khách hàng trả nợ tốt, hạn chế nợ xấu và nợ quá hạn phát sinh. Để thực hiện tốt khâu thẩm định trước tiên phải xem xét khách hàng thật sự là người có tâm quyết làm ăn, có kinh nghiệm với ngành nghề sản xuất kinh doanh, dự án vay thật sự có hiệu quả, có tính khả thi, giá cả được thị trường chấp nhận. Ngân hàng có thể đầu tư với mức vốn bao nhiêu vào chu kỳ sản xuất kinh doanh là hợp lý, an toàn tức là phải xem xét yếu tố về hiệu quả kinh tế là hàng đầu khi quyết định cho vay.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi vay vốn. Kiểm soát cho vay phải thực hiện từ khâu bắt đầu cho vay đến khi thu hết nợ, cần tập

trung kiểm tra ở các khâu như: kiểm tra chặt chẽ tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ, kiểm tra năng lực pháp lý của người vay, xem xét mục đích sử dụng của vốn vay có thật sự hợp pháp không?. Tính toán lại doanh thu, chi phí để xác định chính xác mức đầu tư hợp lý, tránh lãng phí vốn. Xác định thời hạn cho vay, thu nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của người vay, xem xét tài sản thế chấp có phù hợp hay không, số tiền cho vay có đúng theo qui định đối giá trị tài sản thế chấp không. Kiểm tra trong quá trình sử dụng tiền vay theo mục đích cho vay ghi trên hợp đồng. Ngoài việc phát hiện những sai sót trong quá trình sử dụng vốn vay để có hướng xử lý thì việc kiểm tra trong khi cho vay phải kiểm tra hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, để có thể đánh giá được khả năng thu hồi. Kiểm tra sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải giành thế chủ động nghĩa là phải giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị một cách chặt chẽ, cán bộ tín dụng không thể ngồi chờ cho đến khi khoản vay hết hạn mà phải tiếp tục theo dõi, từ đó phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề, xác định được nguyên nhân, trên cơ sở đó có biện pháp tác động kịp thời. Việc kiểm tra thường xuyên các khoản vay chưa đến hạn là phương pháp hữu hiệu để đảm bảo nguồn vốn ngân hàng mang lại hiệu quả về hai phía hộ vay và ngân hàng. Đây cũng là biện pháp tích cực nhằm hạn chế nợ xấu và quá hạn phát sinh.

- Trước khi nợ đến hạn 10 ngày, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết số tiền phải trả và ngày trả. Việc làm này phải thường xuyên và liên tục thì mới có thể đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Thực hiện phân loại nợ quá hạn theo thời gian, theo nguyên nhân nhằm mục đích giúp công tác điều hành có hướng dẫn chỉ đạo cụ thể về giải pháp xử lý như: cho khoanh nợ, thu hồi tiền gốc trước, thu hồi tiền lãi sau, hoặc giảm lãi suất cho vay, hoặc kéo dài thời gian trả nợ, có thể xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro hoặc qui trách nhiệm trực tiếp cho cán bộ tín dụng đó. Đối với những hộ vay cố tình chay ỳ, khuất hoãn thì đề xuất chính quyền địa phương hỗ trợ xử lý, áp dụng biện pháp bắt buộc cưỡng chế, thậm chí là khởi tố trước pháp luật khi cần thiết.

- Lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm thường xuyên và chủ động xây dựng chương trình hoạt động trong tháng, giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro cụ thể cho từng cán bộ tín dụng và có sự động viên khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ thực hiện tốt vấn đề này.

Tóm lại, tất cả các biện pháp từ khâu lựa chọn khách hàng đến khâu giảm tỉ lệ nợ quá hạn nếu được tiến hành đều đặn, nhịp nhàng trong quá trình cho vay thì vốn tín dụng sẽ phát huy hiệu quả, kích thích người dân mạnh dạn làm ăn, tạo ý thức tự giác trong quan hệ vay trả, giảm tỉ lệ nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng vietcombank chi nhánh chương dương (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w