Đặc điểm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG TMCP QUÂN đội (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu luận văn

1.2.2. Đặc điểm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có thể nói, hoạt động cho vay của NHTM thực chất là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất:Cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng giữa các ngân hàng về bên đi vay – đây chính là điều kiện tiên quyết để thiết lập mối quan hệ tín dụng ngân hang: Ngân hàng tin tưởng rằng vốn mình cho vay sẽ được bên đi vay hoàn trả đầy đủ khi đến hạn và ngược lại bên đi vay cũng tin tưởng vào khả năng phát huy phát triển của vốn vay.

- Thứ hai:Cho vay có tính hoàn trả: Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và giá trị. Trong đó giá trị hoàn trả của khoản vay phải lớn hơn giá trị lúc đầu, lượng giá trị này chính là giá phải trả cho quyền sử dụng vốn vay tạm thời.

- Thứ ba:Cho vay có tính thời hạn: Đó là sự thỏa thuận giữa ngân hàng và bên đi vay về thời gian sử dụng lượng giá trị đó, đảm bảo cho sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng giá trị đó.

-Thứ tư: Cho vay có tính rủi ro : Ngân hàng luôn phải đối mặt với tình trạng không cân xứng về thông tin, điều đó có thể dẫn tới rủi ro đạo đức.

1.2.3. Phân loại cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Cho vay ngắn hạn là cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng với mục đích bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.Do đăc tính quy mô, lượng vốn nhỏ, năng lực tài chính và năng lực quản lý còn nhiều hạn chế nên các DNVVN thường nhận được khoản vay ngắn hạn từ phía các ngân hàng thương mại.

Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm các loại phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, hoặc đổi mới thiết bị công nghệ với thời gian thu hồi vốn nhanh.

Cho vay dài hạn là hình thức cho vay có thời hạn dài trên 5 năm, thời hạn tối đa của tín dụng dài hạn có thể lên đến 40 năm tùy thuộc vào mỗi khoản vay. Loại tín dụng này nhằm phục vụ các công trình xây dựng lớn như nhà cửa, máy móc, sân bay, cầu, đường, có giá trị lớn.

b) Căn cứ vào nghiệp vụ của ngân hàng

Cho vay thấu chi: Cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định ( hạn mức thấu chi ) và trong một khoảng thời gian xác định. Có thể nói đây là mọtt hình thức cho vay khá linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo. Nhìn chung, hình thức này chỉ áp dụng đối với những khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn.

Cho vay trực tiếp từng lần: hình thức cho vay có sư can thiệp của ngân hàng, ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh. Hình thức cho vay này thường áp dụng chủ yếu đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không đủ điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng thường sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ đến thời vụ đặc biệt hoặc mở rộng sản xuất thì mới phải đi vay ngân hàng, tức là vốn ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản, ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt, tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo.

Cho vay luân chuyển: Dựa trên sự luân chuyển của hàng hóa, ngân hàng cho khách hàng vay để mua hàng và đến khi doanh nghiệp bán được hàng thì sẽ thu nợ. Với hình thức này, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng , các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ.

Cho vay theo hạn mức: Nghiệp vụ tín dụng mà theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định, có thẻ cấp cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Trong kì khách hàng có thể vay – trả nhiều lần nhưng dư nợ ko được vượt quá hạn

mức tín dụng mà ngân hàng cho phép. Khách hàng cần trình bày phương án kinh doanh, chiến lược sử dụng vốn, các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dich vụ và yêu cầu vay, nếu thấy khả thi và hợp lệ, ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng.

Cho vay trả góp: Khách hàng được phép trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận với nhân hàng. Loại tín dụng này thường áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, dùng để đầu tư cho tài sản cố định và một số hàng hoá có giá trị lâu bền khác. Số tiền mỗi lần trả sẽ được ngân hàng tính toán sao cho phù hợp với khả năng thanh toán tại thời điểm đó của ngân hàng. Loại cho vay này thường có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, thu nhập của người vay ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của họ. Chính vì rủi ro cao như vậy nên trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng thì cho vay trả góp luôn có mức lãi suất cao nhất

Cho vay khác: Ngoài các phương thức đã kể trên, ngân hàng cũng có nhiều hình thức cho vay khác mà vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với các quy định tại các Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay ( cho vay theo dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các dự án đầu tư phục vụ đời sống, cho vay gián tiếp, vv..)

c) Căn cứ vào mục đích cho vay

Cho vay bất động sản là loại cho vay mới mục đích mua sắm xây dựng bất động sản

Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương mại dịch vụ.

Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí trong sản xuất nông nghiệp như phân bón, đất đai, giống cây trồng.

Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng cho mỗi cá nhân trong việc tiêu dùng mua sắm.

Có rất nhiều trường hợp khi đi vay ngân hàng yêu cầu phải có tài sản đảm bảo bởi khách hàng luôn phải đối mặt với những rủi ro trong kinh doanh và rất có thể sẽ mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Những biến cố không mong muốn này có thể gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng chính vì thế mà ngoai trừ những khách hàng có uy tín cao thì hầu hết đều phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng của ngân hàng. Theo đó, cho vay được chia làm hai loại như sau :

Cho vay không tài sản đảm bảo là loại cho vay không cần đến tài sản thế chấp cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng đối với ngân hàng.

Cho vay có tài sản đảm bảo là loại cho vay cần phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, đây là loại cho vay tương đối phổ biến đối với các NHTM. Các tài sản đảm bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hóa trong kho, thiết bị, nhà cửa .... Ngân hàng chỉ chấp nhận những tài sản hợp pháp, dễ thu hồi được tiền khi thanh lý trên thị trường. Có hai hình thức trong cho vay có tài sản đảm bảo đó là : Theo hình thức thế chấp : là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tớ chứng nhận sở hữư của các tài sản đảm bảo sang bên ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết nhưng vẫn được quyền sử dụng tài sản với cảm kết giữ nguyên hiện trạng. Hình thức này có thể là một thuân lợi cho người đi vay khi họ sử dụng tài sản đảm bảo để thực hiện hoạt động kinh doanh, nhưng lại là một trở ngại lớn đối với ngân hàng trong việc quản lý và kiểm soát tài sản đảm bảo bởi quá trình sử dụng sẽ làm biến dạng tài sản hoặc khách hàng có thể lợi dụng phân tán, làm giảm giá trị tài sản, gây thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy quá trinh thẩm định giá trị tài sản là rất quan trọng. Theo hình thức cầm cố : là hình thức cho vay theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang bên ngân hàng trong khoảng thời gian cam kết ( thường gọi là thời gian tài trợ) . Hình thức này khá phù hợp với những tài sản mà ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, và bên đi vay không hề bị ảnh hưởng khi ngân hàng nắm giữ tài sản cầm cố. Liên quan đến hình thức này, ngân hàng kiểm tra tính hợp pháp của tài sản cầm cố, định giá tài sản cầm cô và cuối cùng là quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với vật cầm cố.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG TMCP QUÂN đội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w