Tại ngân hàng Techcombank

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG TMCP QUÂN đội (Trang 48 - 50)

h) Chỉ tiêu lợi nhuận

1.4.1.1. Tại ngân hàng Techcombank

Hiện tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng cao hơn tăng trưởng tín dụng, nên ngân hàng ở trong tình trạng ”thừa tiền”, do đó các gói tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được thiết kế linh hoạt để làm sao tiếp cận được nhiều doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp cần vay vốn đã phải quay lưng với những đơn hàng đem lại lợi nhuận lớn cho công ty, chỉ vì lí do không đủ nguồn vốn lưu động. Vậy để không rơi vào cảnh phải từ chối đơn hàng tốt do thiếu vốn, những doanh nghiệp cần vay vốn này có thể tìm được nguồn vốn lưu động ở đâu để vừa nhanh vừa dễ dàng với mức lãi suất chấp nhận được?

Dễ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chia sẻ với PV, lãnh đạo một DN hoạt động trong ngành công nghiệp nhựa, cho biết hiện công ty đang đứng trước những thách thức lớn về vốn lưu động. Không ít hợp đồng đã không được kí kết mà nguyên nhân chính là do công ty không đủ vốn để nhập khẩu nguyên liệu cũng như chi trả các khoản chi phí sản xuất. Ông chia sẻ: “Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, công ty tôi cũng như nhiều DN khác đều mong muốn tìm được một ngân hàng cho vay với lãi suất hợp lý và thủ tục đơn giản. Ngoài ra, điều mà DN cần ở đối tác ngân hàng là sự thấu hiểu và hỗ trợ toàn diện, nhất là trong thời điểm khó khăn”.

Nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, các NHTMCP thời gian qua đã tích cực nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ kịp thời, tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp vượt khó. Các gói cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp bổ sung vốn lưu động của các ngân hàng lớn như ANZ, Techcombank, Vietcombank, ACB ... liên tục được giới thiệu và đã dần nhận được sự quan tâm rất lớn của giới doanh nghiệp.

Điển hình như gói tín dụng chung của ngân hàng Techcombank nhằm tài trợ vốn lưu động cho phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp cần vay vốn này. Đại diện

Techcombank cho biết: tỷ lệ cho vay/giá trị định giá tài sản đảm bảo (LTV) với doanh nghiệp được ngân hàng xếp loại A là 80%, với doanh nghiệp xếp loại B là 75%, loại C trở lên là 70%. Ngoài ra, Techcombank còn đưa ra mức cho vay đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp, với tổng dư nợ ngắn hạn lên đến 5 tỷ đồng/khách hàng. Đặc biệt, ngân hàng này còn nới lỏng giới hạn đối tượng cho vay. Theo đó, các doanh nghiệp đạt xếp hạng C trở lên theo quy định xếp hạng QCA, tức là những doanh nghiệp có quy mô doanh thu dưới 200 tỷ đồng và có kinh nghiệm hoạt động trong ngành từ 24 tháng trở lên, không có nợ loại 2-5 tại Techcombank và các tổ chức tín dụng khác trong 12 tháng gần nhất đều sẽ được tiếp cận gói vay này. Đây là một điều kiện khả thi đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp này với lượng vốn dồi dào của ngân hàng, đem đến cho doanh nghiệp cơ hội để phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

Tín dụng thiết kế riêng cho từng ngành

Ngoài gói vay vốn lưu động đơn thuần, Techcombank còn đưa ra các gói tín dụng chuyên biệt cho riêng một số ngành, như ngành nhựa và ngành dược nhằm cung cấp, hỗ trợ giải quyết những khó khăn riêng, đặc thù của từng ngành một cách triệt để và phù hợp nhất.

Theo đó, các doanh nghiệp cần vay vốn trong khối công nghiệp nhựa được phép thế chấp bằng chính nguyên liệu đã nhập khẩu (hạt nhựa) thay vì thành phẩm; hoặc với tài sản đảm bảo là bất động sản, doanh nghiệp còn có thể được vay vốn tương đương 100% giá trị định giá bất động sản. Ngoài ra, doanh nghiệp cần vay vốn cũng được lựa chọn lãi suất với hồ sơ chứng từ giải ngân đơn giản và rõ ràng.

Với ngành dược, Techcombank cũng đưa ra gói tín dụng để bổ sung vốn lưu động dành riêng cho doanh nghiệp cần vay vốn chuyên ngành dược và vật tư y tế, cũng như cho hoạt động đầu ra là bệnh viện. Cụ thể, Techcombank thiết kế gói vay vốn đặc biệt dành cho doanh nghiệp cần vay vốn kinh doanh thuốc, thuốc biệt dược, vật tư y tế tiêu hao, doanh nghiệp cung cấp thuốc và vật tư y tế cho bệnh viện, doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, và doanh nghiệp thương mại thuốc và vật tư y tế tiêu hao. Theo đó, các doanh nghiệp cần vay vốn trong ngành có thể thế chấp bằng quyền đòi nợ đã hình

thành và quyền đòi nợ hình thành trong tương lai từ các bệnh viện, hay bằng hàng hóa là dược phẩm và vật tư y tế cung cấp cho bệnh viện. Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, doanh nghiệp có thể được vay tối đa đến 90% giá trị tài sản này.

Một trong các ưu điểm đem lại lợi thế so sánh cho các gói tín dụng hỗ trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp cần vay vốn của Techcombank chính là thời gian giải quyết hồ sơ và phê duyệt nhanh. Nếu thông thường phải mất đến 2-3 ngày, thì Techcombank đã giới hạn thời gian thông báo cấp tín dụng hỗ trợ vay vốn lưu động cho khách hàng chỉ trong vòng 16 giờ. Và để đảm bảo điều này, Techcombank đã nỗ lực đầu tư, mở rộng địa bàn định giá cho các đơn vị kinh doanh của ngân hàng tại nhiều địa bàn từ TPHCM đến Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Trong đó, các chi nhánh của Techcombank được chủ động định giá bất động sản đối với các khoản vay nhỏ hơn 5 tỷ đồng nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Những hoạt động này của Techcombank và các ngân hàng TMCP nói chung hứa hẹn sẽ đem đến những thay đổi tích cực trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG TMCP QUÂN đội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w