Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG TMCP QUÂN đội (Trang 54 - 62)

h) Chỉ tiêu lợi nhuận

2.1. Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBBank) chính thức đi vào hoạt động năm 1994 theo Quyết định số 00374/GP-UB của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, theo Giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam.

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được quyền tự chủ về tài chính và chủ động kinh doanh, có tài khoản mở tại NHNN. Hội sở chính của ngân hàng đóng tại 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.

Ra đời từ ý tưởng xây dựng một định chế tài ch nh quân đội, theo chủ trương của Đảng ủy Quân sự Trung ương và lãnh đạ Bộ Quốc Phòng, đến nay, sau 18 năm hoạt động và phát triển MBBank đã gặt hái được nhiều thành công, phục vụ có phát triển tất cả các thành phần kinh tế, khẳng vị thế là Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) hàng đầu ở Việt Nam. Hết năm 2012, NHTMCP Quân đội đã trở thành ngân hàng cổ phần lớn thứ 4 và ngân hàng lớn thứ 8 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với tổng giá trị tài sản 175.610 tỷ.

Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MBBank đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu, đồng thời mở rộng mạng lưới bao phủ khắp cả nước với Hội sở chính tại Thành phố Hà Nội, 1 Sở giao dịch, 1 chi nhánh tại Lào, 1 chi nhánh tại Campuchia, 182 chi nhánh và điểm giao dịch t nh đến cuối năm 2012.

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quân đội hình thành một loạt các đơn vị thành viên trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán (Công ty cổ ph n chứng khoán MB – MBS), quản lý quỹ đầu tư (Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư MB – MBCapital), bất động sản (Công ty cổ phần địa ốc MB – MB Land), quản lý tài sản (Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – MBAMC), kinh doanh văn ph ng cho thuê (Công ty cổ phần Việt R.E.M.A.X) hoạt động liên tục trong 18 năm qua, với tầm nhìn trở thành một ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, MBBank đang tiến tới xây dựng một tập đoàn tài chính vững mạnh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội )

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ

- Ban Giám Đốc: Các thành viên trong Ban giám đốc được bổ nhiệm theo quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội. Nhiệm vu của Ban giám đốc là điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động của Ban giám đốc, giám đốc chi nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH TRƯỞNG PHÒNG QUẢN TRỊ VÀ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN VIÊN HỖ TRỢ TÍN DỤNG CHUYÊN VIÊN HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG TRƯỞNG PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN RM CÁ NHÂN QUỸ CHÍNH TRƯỞNG PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP RM DOANH NGHIỆP QUỸ CHÍNH TRƯỞNG PHÒNG GIAO DỊCH CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH CHUYÊN VIÊN RỦI

qui định của pháp luật và ngân hàng cấp trên chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ:Là phòng nghiệp vụ xây dựng qui trình kiểm toán nội bộ tại ngân hàng; phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ.

- Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ của ngân hàng có chức năng làm tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, tạo nguồn vốn đảm bảo kinh doanh theo định hướng của ngân hàng và mục tiêu của giám đốc.

- Phòng dịch vụ và marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, quảng bá, tuyên truyền cho ngân hàng, xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu.

- Phòng tín dụng: Có chức năng thực hiện lập kế hoạch các hoạt động tín dụng. - Phòng kinh doanh ngoại tệ: Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về hàng hóa cho khách hàng, các giao dịch mua bán ngoại tệ và phát hành các thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế.

- Phòng Thanh Toán quốc tế: Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh , riêng việc chuyển tiền ra nước ngoài sẽ được thực hiện tại trụ sở chính của MBBank tại Hà Nội.

- Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ trang bị vật chất, chỗ làm việc cho cán bộ, quản lý nhân sự, tài sản…chăm lo cho đời sống tinh thần cán bộ nhân viên SGD.

- Phòng kế toán ngân quỹ tin học: Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thu chi tài chính, quản lý hồ sơ chứng từ kế toán, dịch vụ thẻ.

- Phòng điện toán: Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

2.1.3.1.Tình hình huy động vốn giai đoạn 2017 – 2019

Huy động vốn là một nghiệp vụ thuộc bên tài sản nợ của bất kỳ một NHTM nào. Không giống như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn tự có của một NHTM chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Bởi vậy nó không đủ để đáp ứng cho hoạt động phát triển. Đặc biệt đây là nhân tố quan trọng đảm bảo chi nhánh có thể phát triển hoạt động cho vay. Do vậy, các ngân hàng phải tìm mọi cách để huy động các nguồn vốn từ dân cư và các TCKT khác rồi tập trung thành những món lớn đem đầu tư trở lại nền kinh tế thông qua hoạt động cấp tín dụng.

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng đó, NHTMCP Quân đội nói riêng luôn quan tâm đúng mức và đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động tại chỗ, bên cạnh đó Chi nhánh còn nhận vốn ủy thác của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và vốn điều chuyển từ Chi nhánh ngân hàng cấp trên.

Vốn huy động tại địa phương bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHTMCP Quân đội , dưới hình thức chủ yếu sau:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán nội tệ và ngoại tệ của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế bao gồm tiết kiệm không kì hạn và tiết kiệm có kì hạn. - Nhận tiền gửi, vốn ủy thác của các tổ chức tín dụng.

Đặc biệt gần đây khi thị trường huy động vốn thường xuyên có diễn biến phức tạp, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng, cạnh tranh trong công tác huy động vốn diễn ra quyết liệt. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ như điều động nhân viên đến các khu dân cư để vận động người dân trong khu vực gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng nên vốn huy động của Chi nhánh trong thời gian qua đã tăng trưởng khá ổn định.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Đơn vị tính: Trăm tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Tổng nguồn vốn 15.003 17.706 19.638 2.703 18,02 1.932 10,91

Theo loại tiền

Nội tệ 12.160,5 15.174 17.751 3.013,5 24,78 2.577 16,98 Ngoại tệ (quy đổi

VNĐ) 2842,5 2532 1.887 - 310,5 - 10,9 - 645 - 25,47 Theo thời hạn Không thời hạn 3.961,5 6919,5 5.349 2.958 74,67 - 1.570,5 -22,70 Có kỳ hạn 11.041,5 10.786,5 14.289 -255 -2,31 3.502,5 32,47 Theo TPKT

Tiền gửi dân cư 4303,5 5.656,5 6.628,5 1.353 31,44 972 17,18

Tiền gửi TCKT 10.539 11.895 12.807 1356 12,87 912 7,67

Tiền gửi TCTD 160,5 154,5 202,5 -6 -3,74 48 31,07

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội )

Qua bảng số liệu 2.1 về tình hình huy động vốn trên, ta có thể nhận thấy tổng nguồn vốn mà NHTMCP Quân đội huy động trong giai đoạn 2017 – 2019 đều có sự tăng trưởng khá tốt. Cụ thể như sau: Năm 2018 nguồn vốn huy động tăng 18,02% so với năm 2017, từ mức 15.003 trăm tỷ đồng lên 17.706 trăm tỷ đồng. Sang đến năm 2019 con số này tăng 10,91% so với năm 2018 từ mức 17.706 trăm tỷ đồng lên 19.638 trăm tỷ đồng. Có được điều này bởi MBBank đã thiết lập quan hệ đại lý hơn 200 ngân hàng trên thế giới, mở nhiều tài khoản Nostro tại các ngân hàng lớn ở nước ngoài.MBBank

đã được Ngân hàng BHF của Đức công nhận là thành viên chính thức của hai hệ thống thanh toán bù trừ của châu Âu là TARGET 2 và EBA.

- Xét theo loại tiền gửi: Cũng giống như đa số ngân hàng khác, nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng vẫn là đồng nội tệ VNĐ chiếm trên 80% tổng nguồn vốn huy động được của các năm do đối tượng khách hàng của chi nhánh phần lớn là các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể năm 2018 nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ lệ 85,70% tương đương mức 15.174 trăm tỷ đồng, tăng lên tương ứng 24,78% so với năm 2017. Năm 2019 tỷ trọng vốn huy động bằng nội tệ tiếp tục tăng cao lên đến mức 90,39%, tăng 2.577 trăm tỷ đồng tương ứng mức tăng lên 16,98% so với năm 2018. Tuy mức tăng trưởng vốn huy động nội tệ có trong giai đoạn 2018 – 2019 có thấp hơn giai đoạn 2017 – 2018 nhưng điều này là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong đó có cả các doanh nghiệp và khách hàng dân cư. Về mặt huy động vốn ngoại tệ, vốn trước nay không phải thế mạnh của các chi nhánh NHTMCP Quân đội, tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ cũng không cao. Năm 2017 tỷ trọng vốn huy động theo ngoại tệ là 18,95%, năm 2018 giảm xuống chỉ còn 14,30%, sang đến năm 2019 chỉ còn 9,61%. Nguyên nhân là do lãi suất ngoại tệ tại ngân hàng luôn thấp và có sự chênh lệch đối với lãi suất nội tệ, đồng thời đồng nội tệ đang dần ổn định hơn khiến cho các doanh nghiệp ưa dùng đồng tiền nội tệ hơn.

- Xét theo thời hạn: Việc phân chia nguồn vốn theo cách này giúp ngân hàng sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn và chống đỡ rủi ro khi dùng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn cho vay các dự án dài hạn. Về hoạt động huy động vốn theo thời hạn, thì theo tại chi nhánh NHTMCP Quân đội có sự phân bố như sau: Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao với hơn 60% tổng nguồn vốn huy động trong ba năm 2017, 2018 và 2019. Cụ thể năm 2018 số vốn huy động có kỳ hạn là 10.786,5 trăm tỷ đồng, giảm 255 tỷ tương đương 2,31% so với năm 2017. Tuy nhiên nguồn vốn huy động năm 2019 lại tăng mạnh đạt 14.289 trăm tỷ đồng, tăng tương đương 32,47%. Mặc dù năm 2018 nguồn vốn huy động có sự suy giảm chút ít nhưng đến năm 2019 đã có dấu hiệu tăng trưởng đây là một tín hiệu đáng mừng vì với việc nguồn vốn huy động có kỳ hạn cao như vậy sẽ giúp ngân hàng có được những chính sách cho vay hợp lý và linh hoạt, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có được nhiều nguồn bổ

sung vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, sản xuất. Nhờ đó ngân hàng nắm rõ được thời gian và có các phương thức tính lãi suất hợp lý hơn, tránh tình trạng ngân hàng bị động và phải tăng nguồn dữ trữ để đảm bảo việc thanh khoản cho khách hàng, do đó tỷ lệ vốn huy động không kì hạn chỉ ở mức 26,40% năm 2017, tăng lên 39,90% năm 2018 và lại giảm xuống 27,24% trong năm 2019 vừa qua.

- Xét theo thành phần kinh tế: Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, do đặc thù trên địa bàn khu vực ngân hàng hoạt động rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2018 là 11.895 tỷ tăng 12,87% so với năm 2017 là 10.539 tỷ, còn năm 2019 là 12.807 tỷ tăng 7,67% so với năm 2018. Kết quả này cho thấy chi nhánh đã thực hiện rất tích cực và thành công các biện pháp thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế, tạo được uy tín trên thị trường.

Tiền gửi của dân cư qua các năm liên tục tăng. Cụ thể năm 2018 ngân hàng huy động được 5.656,5 trăm tỷ đồng, tăng lên 31,44% so với năm 2017. Năm 2019 là 6.628,5 trăm tỷ đồng, tăng lên 17,18% so với năm 2018. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động từ dân cư tăng là do thu nhập của dân chúng tăng, đời sống kinh tế xã hội ngày một nâng cao, lượng tiền tích lũy tăng lên nên họ gửi tiền một mặt để đảm bảo an toàn, một mặt nhằm tìm kiếm thanh khoản, thu nhập ổn định. Mặt khác, do chính sách thu hút khách hàng của chi nhánh ngày càng hoàn thiện, sản phẩm dịch vụ đa dạng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Còn tiền gửi từ TCTD năm 2018 giảm nhẹ so với 2017 từ 160,5 tỷ còn 154,5 tỷ tương đương với 3,74%. Tuy nhiên lại tăng mạnh trong năm 2019 đạt 202,5 tỷ tăng 31,07%. Chủ yếu nguồn huy động này đến từ các TCTD như Kho bạc nhà nước hay nguồn vốn ủy thác đầu tư của chính phủ, với số lượng không nhiều và thời hạn không lâu.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Bảng 2.2. Diễn biến dư nợ cho vay tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Đơn vị: Trăm tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh

2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (+/-) Tương đối(%) Tuyệt đối (+/-) Tương đối(%)

Tổng dư nợ cho vay 6.280,5 100 5.791,5 100 4605 100 - 489 - 7,79 - 1.186,5 - 20,49

Theo loại ngoại tệ gửi

Nội tệ 4.837,5 77,02 4.375,5 75,55 3.207 69,64 - 462 - 9,55 - 1.168,5 - 26,71 Ngoại tệ (quy đổi

VNĐ)

1.443 22,98 1.416 24,45 1.398 30,36 - 27 - 1,87 - 18 - 1,27

Theo thời hạn

Ngắn hạn 2698,5 42,97 2250 38,85 1.635 35,50 - 448,5 - 16,62 - 615 - 27,33 Trung – dài hạn 3.582 57,03 3.541,5 61,15 2.970 64,50 - 40,5 - 1,13 - 571,5 16,14

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội )

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng huy vốn để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động của mình. Huy động vốn sẽ là cơ sở cho các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Còn việc sử dụng vốn sẽ quyết định lợi nhuận, cũng như rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động của mình.

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng dư nợ cho vay năm 2018 đạt 5.791,5 trăm tỷ đồng giảm 489 tỷ tương đương 7,79% so với năm 2017. Năm 2019 chỉ đạt 4.605 trăm tỷ đồng, giảm 20,49% ứng với 1.186,5 tỷ so với năm 2018. Do những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh , thì nền kinh tế việt nam trong giai đoạn 2018 – 2019 có những sự phát triển không ổn định. Theo thông báo của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì Năm

2018 GDP Việt Nam chỉ đạt được 5,25% còn sang năm 2019 đạt mức 5,42%, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 5,6%, tuy có tăng lên so với năm 2018, chưa kể đến mức lạm phát của năm 2019 là 6,04%, giảm đi so với năm 2018 là 6,81%. Ngoài ra thì trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những cuộc khủng hoảng nợ xấu, khiến các ngân hàng lao

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG TMCP QUÂN đội (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w