6. Kết cấu luận văn
1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính
Là những chỉ tiêu mang tính tương đối khó xác định thường được dùng để đánh giá sự phát triển cho vay một cách khái quát. Các chỉ tiêu định tính thường bao gồm:
a) Hoạt động cho vay phải đảm bảo đúng quy trình thủ tục, tuân thủ các nguyên tắc
Hoạt động cho vay phải đảm bảo đúng quy trình thủ tục, tuân thủ các nguyên tắc: sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả, tất toán khoản vay đầy đủ và đúng hạn, tuân thủ quy định về tài sản đảm bảo,…có như vậy mới đảm bảo tính chất pháp lý và an toàn cho Ngân hàng. Khi hoạt động cho vay ngày càng tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy trình, chất lượng các khoản cho vay ngày càng được cải thiện cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng phát triển.
b) Mức độ hài lòng của khách hàng khi vay vốn
Sự hài lòng của khách hàng thể hiện qua khả năng đáp ứng kịp thời và đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của Doanh nghiệp đó là: các sản phẩm cho vay đáp ứng đủ nguyện vọng của doanh nghiệp, thời gian vay, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, lãi suất cho vay hợp lý, thời gian giải quyết thủ tục vốn vay nhanh, thủ tục vay vốn đơn giản, thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng chuyên nghiệp, nhiệt tình,…Khi khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu vay vốn của mình sẽ trở thành khách hàng trung thành của ngân hàng đồng thời giúp Ngân hàng mở rộng thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của cán bộ tín dụng
Trong quá trình giao tiếp với khách hàng của cán bộ tín dụng cũng như các bộ phận hỗ trợ khác thể hiện sự năng động, cởi mở tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng sẽ góp phần nâng cao hình ảnh và chất lượng của NHTM trong hoạt động cho vay doanh nghiệp. Khả năng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng giúp xử lý
những vấn đề phát sinh tốt, ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong quá trình cung cấp tín dụng làm rút ngắn thời gian phục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tin để giúp ngân hàng có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro. Đây là một thước đo phản ánh sự phát triển cho vay DN của ngân hàng, vì vậy việc chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên là vấn đề quan trọng của ngân hàng.
d) Các chỉ tiêu định tính khác
Đó là các chỉ tiêu về quy trình thẩm định tín dụng, khả năng nâng cao uy tín của ngân hàng trong việc cho vay, hệ thống trang thiết bị công nghệ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội,…
Các chỉ tiêu định tính khó xác định và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng và Cán bộ quản lý, mối quan hệ giữa họ và khách hàng vì vậy nói đến phát triển cho vay cần xem xét đến các chỉ tiêu có thể lượng hóa bằng con số, các chỉ tiêu định lượng.
1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng
a) Chỉ tiêu phát triển về quy mô khách hàng
*Mức tăng số lượng khách hàng DNVVN: là sự tăng lên về mặt số lượng khách hàng DNVVN phát sinh quan hệ vay vốn với NHTM,
MSL = S(T) – S(T-1)
Trong đó:
MSL: Mức tăng số lượng khách hàng là DNVVN S(T): Số lượng khách hàng là DNVVN năm T S(T-1): Số lượng khách hàng là DNVVN năm T - 1
Mức tăng số lượng khách hàng phản ánh mức độ tăng tuyệt dối của doanh số cho vay đối với khách hàng là DNVVN năm T so với năm T-1, chỉ tiêu này đánh giá sự thay đổi quy mô khách hàng DNVVN, MSL dương thì quy mô phát triển Khách hàng được mở rộng,MSLâm thì quy mô phát triển Khách hàng bị thu hẹp.
* Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNVVN: Cho biết Khách hàng DNVVN chiếm bao nhiêu % trong tổng số KHDN có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng.
%MSL = *100%
Trong đó: %MSL: Tỷ trọng Khách hàng DNVVN
S: Số lượng Khách hàng DNVVN vay vốn Ngân hàng∑S: Số lượng Khách hàng DN vay vốn Ngân hàng ∑S: Số lượng Khách hàng DN vay vốn Ngân hàng
So sánh tỷ trọng số lượng Khách hàng DNVVN trên tổng số khách hàng doanh nghiệp hằng năm cho biết mức độ phát triển số lượng DNVVN so với mức độ phát triển Khách hàng Doanh nghiệp nói chung.
Kết hợp 2 chỉ tiêu trên để đánh giá mức độ phát triển cho vay Khách hàng DNVVN theo chiều rộng. Nếu MSL > 0 và tỷ trọng Khách hàng DNVVN năm sau cao
hơn năm trước có thể đánh giá Ngân hàng đang ưu tiên phát triển cho vay đối với DNVVN.
b) Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số
Doanh số cho vay DNVVN: phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân trong một thời kỳ, thường được tính trong một năm. Doanh số và tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng là phát triển hay thu hẹp.
∆DSCV= DSCVT – DSCVT-1
Trong đó:
∆DSCV: mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN DSCVT : Doanh số cho vay đối với DNVVN năm T DSCVT-1: Doanh số cho vay đối với DNVVN năm T – 1
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay đối với DNVVN tăng hay giảm so với năm trước bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên tức là số tiền mà ngân hàng thực hiện
giải ngân cho DNVVN của năm T tăng lên so với năm T-1, hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng được mở rộng.
* Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNVVN: cho biết tốc độ thay đổi doanh số cho vay đối với DNVVN năm nay so với năm trước
%∆DSCV = * 100%
Trong đó:
%∆DSCV: Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNVVN năm T ∆DSCV: mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN
DSCVT-1: Doanh số cho vay đối với DNVVN năm thứ T-1
d) Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN
Dư nợ cho vay DNVVN: cho biết số tiền mà Ngân hàng cho DNVVN vay tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.
* Mức tăng dư nợ cho vay DNVVN: Cho biết sự thay đổi về số tuyệt đối của dư nợ cho vay đối với DNVVN. Nếu dương tức là ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với DNVVN. Ngược lại, Ngân hàng đang hạn chế cho vay đối với DNVVN.
∆DN = DNT – DNT-1
Trong đó:
∆DN: mức tăng dư nợ cho vay đối với DNVVN DNT: dư nợ cho vay đối với DNVVN năm T DNT-1: dự nợ cho vay đối với DNVVN năm T-1
* Tốc độ tăng dư nợ cho vay DNVVN: Cho biết tốc độ tăng của dự nợ cho vay DNVVN năm nay so với năm trước. Tỷ lể này cao hơn năm trước có nghĩa là ngân hàng đang chú ý mở rộng cho vay đối với DNVVN. Ngược lại, nếu tỷ lệ này giảm so với năm trước nhưng vẫn lớn hơn 0, có thể thấy Ngân hàng hạn chế tín dụng đối với DNVVN.
Trong đó:
%∆DN: tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với DNVVN ∆DN: mức tăng dư nợ cho vay đối với DNVVN DNT-1: dự nợ cho vay đối với DNVVN năm T-1
e) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này (thường bằng 150% lãi suất thông thường)
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh trong một đơn vị dư nợ cho vay DNVVN thì có bao nhiêu đơn vị dư nợ quá hạn, được tính bằng tỷ lệ giữa dư nợ quá hạn cho vay đối với DNVVN và tổng dư nợ cho vay DNVVN tại ngân hàng, được xác định tại một thời điểm nhất định:
% NQH = *100%
Trong đó:
%NQH: Tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng DNVVN DNQH: Dư nợ quá hạn DNVVN
∑DN: Tổng dư nợ cho vay DNVVN
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn có thể đánh giá được phần nào chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là có chất lượng cho vay thấp, không quản lý được rủi ro cho vay. Tuy nhiên, nợ quá hạn là vấn đề khó tránh khỏi trong cho vay, do đó, ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp nhất có thể.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 theo phân loại nhóm nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN:
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
* Tỷ lệ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh trong một đơn vị dư nợ cho vay DNVVN thì có bao nhiêu đơn vị dư nợ xấu, được tính bằng tỷ lệ giữa dư nợ xấu cho vay đối với DNVVN và tổng dư nợ cho vay DNVVN tại ngân hàng, được xác định tại một thời điểm nhất định
Trong đó:
%NX: Tỷ lệ nợ xấu khách hàng DNVVN DNX: Dư nợ xấu DNVVN
∑DN: Tổng dư nợ cho vay DNVVN
Chỉ tiêu này cho biết trong một đơn vị dư nợ cho vay DNVVN thì có bao nhiêu đơn vị dư nợ xấu phát sinh. Khác với nợ quá hạn có thể bao gồm cá khoản nợ chậm thanh toán có thời hạn ngắn và có thể do sự chậm trể về nguồn vốn tại một thời điểm của doanh nghiệp gây ra, nợ xấu thường thể hiện việc DN đang thực sự gặp khó khăn trong kinh doanh, khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng không cao. Điều này đồng nghĩa với việc khi dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay đối với DNVVN càng giảm và ngược lại.
h) Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là điều kiện cần thiết để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Lợi nhuận là mức chênh lệch giữa thu nhập của ngân hàng từ việc DNVVN sử dụng các sản phẩm cho vay, các phí dịch vụ gia tăng trong quá trình vay vốn và chi phí ngân hàng bỏ ra như chi phí nhân lực, công nghệ,…
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
* Tốc độ tăng lợi nhuận từ khách hàng DNVVN:
%∆LN = *100%
Trong đó:
%∆LN: tốc độ tăng lợi nhuận từ DNVVN có quan hệ vay vốn năm T ∆LN: mức tăng lợi nhuận từ DNVVN có quan hệ vay vốn năm T LNT-1: lợi nhuận từ DNVVN có quan hệ vay vốn năm T-1
%LN = *100%
Trong đó:
%LN: tỷ lệ lợi nhuận từ DNVVN có quan hệ vay vốn LNDNVVN: Lợi nhuận từ DNVVN có quan hệ vay vốn
∑LN: Lợi nhuận từ nhóm Khách hàng DN có quan hệ vay vốn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay được cấp. Lợi nhuận là thước đo cuối cùng đánh giá lợi ích, hiệu quả của hoạt động cho vay DNVVN. Bất kỳ khoản cho vay nào cũng không thể xem là có chất lượng tố nếu không đem lại lợi nhuận thực tế cho NHTM.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay DNVVN tại NHTM
1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan
a) Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động cho vay, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng cho vay, ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền. Ban lãnh đạo Ngân hàng tùy từng thời kỳ sẽ có những thay đổi nhất định trong chính sách tín dụng của năm để định hướng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thông qua các điều chỉnh về chính sách lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo, định hướng ngành nghề… Từ đó, các khối, các chi nhánh sẽ căn cứ theo chính sách tín dụng để có định hướng xây dựng các kế hoạch hành động nhằm đảm bảo đi đúng định hướng ngân hàng và hoàn thành các mục tiêu đề ra
- Chính sách lãi suất: trong thời kỳ kinh doanh ngày càng khó khăn, các doanh nghiệp đang cần hạ thấp chi phí tài chính nói riêng và toàn bộ các chi phí nói chung xuống thấp nhất để việc kinh doanh có lợi nhuận. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện tại ngày càng chú trọng vào việc tìm kiếm các nguồn vốn có lãi suất thấp để tiếp cận và đề nghị vay vốn. Từ nguyên nhân đó, chính sách lãi suất là một công cụ điều chỉnh gián tiếp tuy nhiên rất hiệu quả đối với công tác điều hành ngân hàng. Khi lãi suất tăng
hay giảm sẽ tác động đến quy mô cho vay và hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Nếu lãi suất tăng quá cao, Ngân hàng có thể sẽ đạt được về mặt hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên sẽ phải trả giá về mặt quy mô. Nếu lãi suất giảm xuống, Ngân hàng sẽ thu hút được các DNNVV vay vốn tại Ngân hàng mình tuy nhiên Ngân hàng cũng đứng trước nguy cơ về việc sử dụng vốn không hiệu quả. Ban lãnh đạo Ngân hàng cần phải cân nhắc, khảo sát kỹ lưỡng để đảm bảo mức lãi suất là phù hợp trên thị trường, giúp ngân hàng vừa cạnh tranh được với các ngân hàng đối thủ lại vừa đảm bảo được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.
- Chính sách tài sản đảm bảo:
Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể nào loại bỏ được rủi ro tín dụng. Do vậy, bảo đảm tiền vay có thể sử dụng như là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Mặc dù bảo đảm có ý nghĩa rất lớn trong hạn chế rủi ro tín dụng nhưng quá chú trọng yếu tố này cũng chưa chắc tốt.
Khác với chính sách lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo không làm tăng hay