Arjuna là Hoàng tư chiến binh của triều đại Pandava, là người anh thứ 3 trong 5 anh em Pandava. Con của hoàng hậu Kunti, với phép thần chú Mantra bà sinh ra Arjuna với thần Indra, thần của các vị thần, vị thần chính trong kinh ngữ Vệ đà. Arjuna nghĩa là sáng như bạc. Arjuna là nhân vật nổi bậc nhất của tập sư thi, một hiệp sĩ trong sạch và là anh hùng trong Chí Tôn Ca. Arjuna được miêu tả có ngoại hình điển trai và rất thu hút phụ nữ. Hình ảnh Arjuna bước vào hội cầu hôn Draupadi: “Arjuna – chàng trai trẻ, như thân của một con voi, có đôi vai, cánh tay và bắp đùi rắn chắc. Nếu nhìn kỹ, trông chàng ta sừng sững như đinh Himavat. Arjuna có dáng đi như dáng đi của một con sư tư, có sức mạnh như sức mạnh của một con voi thời sung mãn… Chàng ta trông thật quyết chí và chắc chắn giành được chiến thắng”.
Chàng là một người dũng cảm, cao thượng, giàu tình cảm và hào hiệp, nổi tiếng là người có đạo đức, ngay thẳng và không ưa những hành vi bất công. Bên cạnh đó, Arjuna cũng được biết đến với vai trò người bạn trung thành, tận tâm của thần Krishna. Không những vậy, chàng còn được đích thân các vị thần trao tặng nhiều thần khí như Pashupatastra của thần Shiva, Brahmastram,… Nhờ tài sư dụng cung tên bậc thầy, Arjuna là cung thủ giỏi nhất vào thời đó. Khi nghe tin vua nước Panchala tổ chức lễ kén chồng cho công chúa Đrôpađi, nhà vua muốn tìm 1 người chồng võ nghệ cao cường, bắn cung đại tài cho công chúa. Anh em Pandava cùng mẹ đến đây, giả dạng làm người bà la môn. Trong lễ ấy, Arjuna đã bắn trúng cả 5 phát nên đã được công chúa chọn làm chồng, nên làm cho các hoàng tư khác và anh em Korava rất căm ghét.
Trước khi chiến tranh mở màn, nhìn sang bên kia chiến tuyến thấy các thầy học, các bạn bè, họ hàng thân thích, hình dung chết chóc vô nghĩa của họ, Arjuna
đau buồn, tuyệt vọng, từ chối chiến đấu. Arjuna muốn “rời bỏ xã hội”, cái xã hội đòi
chàng phải thực hiện những nhiệm vụ nặng nề, khổ ải. Chàng phủ nhận chiến tranh vì chiến tranh là phản lại thế giới, đi ngược lại y nghĩa của chính con người. Khi Arjuna giác ngô được y nghĩa đích thực của cá nhân và vai trò xã hội, chàng đã chiến đấu như thể mình là vũ khí trong tay Đấng Bảo Vệ Vũ trụ, xuất hiện mỗi lần thế giới nguy nan, để tiêu diệt cái ác, bảo vệ thế giới. Tuy vậy, Arjuna cũng là một con người hết sức kiêu ngạo: “trước khi chết hắn nói: chi một ngày ra giết sạch quân thù. Hắn đến chết còn kiêu ngạo, nhưng hắn chết mà chưa thực hiện được tính kiêu của hắn.” Người anh hùng trong sư thi Phương Đông được xây dựng dựa trên cảm quan và tư duy tôn giáo, người Ấn Độ chú trọng đời sống tâm linh, nên hình dáng không chi là cái bên ngoài mà còn là hình dáng được cảm nhận từ bên trong. Nên có thể thấy được tác giả đã xây dựng nên nhân vật Arjuna với vẻ đẹp của người anh hùng, tầm vóc hoành tráng, kỳ vĩ thường được so sánh với phong thái uy nghi đường bệ của các vị thần linh.
Trong bộ sư thi này, có thể tìm thấy nhiều nhân vật anh hùng nhưng ở mỗi người anh hùng lại xuất sắc và ưu tú về một mặt nào đó.Ví như thể hiện sức mạnh thể chất của người anh hùng được biểu hiện qua nhân vật Bhima. Trí tuệ và đạo đức của người anh hùng lại được thể hiện qua nhân vật Yudhisthira. Còn với nhân vật Arjuna là sự thể hiện của trí tuệ và tài năng của người anh hùng được biểu hiện qua hành động, tính cách của chàng.