Bhisma là người con trai thứ tám của vua Xantanu Bharata và nữ thần sông Hằng Ganga. Đêvavrata được nhận xét: “Hoàng tử Đêvavrata trẻ và đẹp rực rỡ” [1, chương 2]. Được phong làm Yuvaraja, hoàng thái tư thừa kế vua cha. Là người con được nữ thần Ganga mang về trời dạy dỗ, nuôi dưỡng để xứng kế thừa ngôi vị. Chàng “tinh thông võ nghệ và dũng cảm ngang Parasurama. Học kinh Veda và Vedanta với Vasishma, uyên thâm các môn nghệ thuật và khoa học Sukra. Cũng là một cung kiếm tài ba, một trang hảo hán và là một bậc thầy trong phép cai trị đất nước”[1, chương 1].
Thế nhưng, nỗi buồn bã của nhà vua đã khiến hoàng tư Devarata chú y đến, chàng tinh y nhận ra và chủ động tìm hiểu nguyên nhân. Và khi biết cha mình buồn vì không lấy được mỹ nhân, chàng đã đến gặp cha của Satyavati để thuyết phục ông hãy chấp nhận lời cầu hôn, chàng đồng y từ bỏ quyền thừa kế của mình, hy sinh cả quyền lợi hạnh phúc đôi lứa của để có thể cưới vợ cho cha chàng thề “Không bao giờ tôi lấy vợ và tôi sẽ tự hiến thân cho một cuộc đời mai mai tinh khiết.” [1,chương 2], sau khi thề chàng được các thần tung hoa và hô vang
“Bhisma! Bhisma” từ đó chàng được biết đến với cái tên Bhisma, bởi “Bhisma” có nghĩa rằng người con đã
thực hiện một lời thề ghê gớm và sẽ làm tròn lời thề đó. Từ đó có thể nhận ra Devarata là người tinh y khi quan sát, thấu hiểu cho cảm giác của người cha. Là người hi sinh đi quyền lợi vốn có của mình và dũng cảm thề lời nguyền khủng khiếp. Chàng Bhisma đã giữ trọn được lời thề nguyện cô độc cả đời của mình khi va trúng mối nguyệt duyên với nàng công chúa Amba một trong ba chị em công chúa con vua xứ Kasi. Dù bị nàng Amba ép cưới nhưng Bhisma vẫn giữ vững lời thề của mình và tìm cách hóa giải vấn đề. Trong lúc kén vợ cho em trai, Bhisma một trang hảo hán võ nghệ cao cường khi tỷ thí, thách thức các vua chúa tới tham gia kén rể những kẻ đã công kích, xúc phạm Bhisma. Chàng đã tha chết cho kẻ thua cuộc khi các nàng công chúa cầu xin bởi lòng vị tha của một vị anh hùng. Còn biết nhìn người tài khi đề cư Vidura (hiện thân của thần Đhacma) khi tuổi còn trẻ làm cố vấn cho vua Đorritarata em trai của mình.
Khi xuất hiện trận chiến Kurukshetra , trận chiến được bắt đầu với mong muốn thâu tóm vương quốc mà kinh đô là Hastinapura (Đô thành voi) giữa hai dòng Kaurava và Pandava. Luận vai vế Bhisma là anh trai của ông nội năm hoàng tư Pandava và tất cả anh em Kaurava, vì vậy ông không hề vui vẻ gì khi phải tham gia cuộc chiến tương tàn của anh em máu mủ này.Ông yêu thương các cháu như con ruột, nhìn chúng lớn, dạy dỗ chúng thế mà phải tham gia tàn sát lẫn nhau với những người cháu ấy. Bhishma đã phải miễn cưỡng tham gia trận chiến, gượng ép bản thân làm điều mà không bao giờ muốn, tham gia vào cuộc chiến ở phe Kaurava. Bhisma người anh hùng không muốn chứng kiến tình cảnh cha và con, chú và cháu chém giết lẫn nhau chi vì tranh quyền lực mà quên đi tình cảm anh em, máu mủ. Với tư cách là lão tướng thống lĩnh toàn bộ quân đội của nhà Kaurava trong mười ngày đầu nhờ vậy mà nhà Kaurava giữ được thế hòa hoãn với nhà Pandava.
Nội tâm của Bhisma được biểu hiện rõ nhất trong những ngày của cuộc chiến. Ngày đầu giao chiến, nội tâm Bhisma hết sức vui sướng khi thấy tài năng của trang thiếu niên anh hùng người đã gạt tất cả mũi tên của mình và bắn đổ lá cờ hiệu của ông xuống. Niềm vui sướng bộc lộ qua việc “ông gầm lên”. Ngày thứ hai, Bhisma muốn ngừng ngay trận chiến vô ích này lại khi thấy sự thiệt hại trước mắt. Ngày thứ ba,Bhisma bị cháu là Duryodhana trách cứ: “làm sao ông cư đưng nhìn....?Cháu e rằng ông vẫn quá tử tế với bọn Pandaa ”. Bhisma : “Ta yêu mến anh em Pandava,
Dhrishtadyumna với Satyaki là bạn của ta cho nên ta không thể đánh hoặc giết được.” [1, chương 72]. Ông đã cố ngăn chặn cuộc chiến tranh này bùng nổ, ông đã nhiều lần giảng đúng sai cho các cháu của mình về việc kích động chiến tranh, thế nhưng không thể, khi nó xảy ra ông phải làm tròn bổn phận của mình đối dòng Kaurava. Người anh hùng trong sư thi Ấn Độ không chi diễn ra mâu thuẫn ở bề ngoài mà còn thể hiện trong sự giằng xé nội tâm của nhân vật như Bhisma. Cuộc chiến cứ tiếp tục và sức mạnh của Bhishma được thể hiện rõ trong ngày thứ chín của cuộc chiến, khi mũi tên của ông khiến cả Arjuna và thần Krishna bị thương.
Bhisma xuất hiện trên chiến trường với khí thế hiên ngang, dũng mãnh, với y chí và sức mạnh phi thường. Đến ngày thứ mười, phe Pandava nhận thấy cần phải tiêu diệt
Bhishma trước nếu muốn giành thắng lợi, vì vậy họ đưa chàng thanh niên Sikhandin hóa kiếp của nàng công chúa Amba – tham chiến. Sikhandin bắn ông, nội tâm ông trỗi dậy sự giận dữ , mắt ông rực lên ánh lưa ngùn ngụt như muốn thiêu đốt Sikhandin, sau ông kìm mình lại giữ cho tâm bình tĩnh. Sikhandin bắn Bhishma trong khi Bhishma không phản kháng vì nguyên tắc không ra tay đánh phụ nữ cùng việc sẽ không đánh bất luận ai không xứng với một tranh anh võ sĩ. Bhisma mim cười nhìn các mũi tên hướng phía mình bay đến cắm vào người ông. Bhisma nhận ra được mũi tên của học trò, đứa cháu thân yêu, ông vui vẻ đợi chờ những tên đó.Do đó, mũi tên đã xuyên thủng áo giáp của Bhishma. Bhisma quyết định chấm dứt cuộc chiến, thân hình ông cắm chi chít là tên đến nỗi không còn kẽ hở nào cho một mũi tên khác lọt vào, người ông như thể bộ lông nhím.Vị lão tướng vĩ đại và cao cả ngã xuống. Điều cuối cùng mà Bhishma làm trước lúc chết là khuyên giải hai dòng kết thúc cuộc chiến. Ông ước rằng chiến tranh sẽ kết thúc cùng lúc ông từ giã cõi trần. Khi Bhishma chết đi, cả hai phe đều ngưng chiến để tỏ lòng kính trọng, còn chư thiên đều chắp tay cúi chào.
Sự gục ngã của Bhisma tác động sâu sắc đến tất cả mọi người đang chiến đấu. Hình ảnh ngã xuống “Thân thể Bhisma không đụng tới đất vì những mũi tên đang cắm khắp mình ông. Thân thể ông càng sáng hơn bao giờ hết khi nằm như vậy, như chiếc giường danh dự, được các mũi tên đâm thủng da thịt ông, đỡ chắc. Quân đội hai bên thôi không giao tranh nữa, tất cả các chiến binh chạy tới và đưng vây quanh bậc anh hùng vĩ đại nằm trên giường bằng các mũi tên. Các bậc vua chúa trên cõi trần đưng cúi đầu quanh ông chẳng khác các thần chầu quanh Đấng Balamon.” [1, chương 73], với cơ thể đầy mũi tên kết thành giường, gối trên mũi tên, nước uống cũng từ các mũi tên cắm đất chảy ra như đang bất tư hóa người anh hùng, chiến binh lão thành Bhisma. Cái chết được miêu tả huyền ảo, linh thiêng nưa thực nưa hư như được trao cho sự bất tư của Bhisma. Những hình ảnh độc đáo từ cái chết của Bhisma như rằng ông đã đạt tới cảnh giới cao nhất. Mở ra sự khát khao được về cõi trời của con người trần tục Ấn Độ thời kì đó. Đối với người dân Ấn cái chết mới là vĩnh cưu.
Nội tâm phong phú của Bhisma con người nưa thần linh - nưa trần tục minh chứng cho việc không có ai là toàn diện cả, đến chính cả Bhisma người đức cao vọng trọng, lại có thể ngùn ngụt lưa giận khi đối mặt với Sikhadin người bắn mình. Từ nhân vật Bhisma cả về tính cách lẫn nội tâm diễn biến thay đổi theo từng phân cảnh, tác giả đã cho ta thấy được dù cho mang trong mình nưa dòng máu thần linh thì vẫn còn nưa dòng máu trần tục, nưa trần tục ấy là những cảm xúc bộc phát, những nỗi căm hận, giận dữ, thù ghét, đố kỵ của một người trần mắt thịt đối với cuộc sống.
Những người anh hùng trong đó có Bhisma là biểu trưng cho tôn giáo của Ấn Độ, lí tưởng anh hùng chi là một phương diện trong hệ thống đạo đức-xã hội của họ mà thôi. Họ luôn muốn dung hòa giữa đời và đạo. Bhisma vừa chiến đấu vừa suy tư, họ theo ly tưởng của tôn giáo Balamon. Ý chí, sức mạnh được tiếp lĩnh
từ thần linh và đạo sĩ, những nhân vật mang yếu tố quyết định thành công của các trận giao
đấu. Cũng thấy rõ được nhân vật trong Mahabharata đều biểu trưng cho quan niệm anh hùng của người dân Ấn. Quan niệm anh hùng của họ không bao giờ tách ra khỏi tiêu chuẩn đạo đức, cái cao thượng, vị tha, yêu chuộng hòa bình, giàu lòng nhân ái phản ánh chính khát khao của họ về cuộc sống lúc đấy. Họ phải hoàn thành bổn phận, nghĩa vụ của mình trong cái cuộc sống họ đang sống. Theo quan niệm tôn giáo của họ những nhân vật được xây dựng mỗi người tùy theo đẳng cấp họ có những nhiệm vụ, bổn phận riêng trong xã hội và phải thực hiện nhiệm vụ đó.